Pages

September 21, 2013

THE TERROR AND TRAGEDY OF DONG REK - Nỗi kinh hoàng và bi kịch của Trại Tỵ Nạn Đường Bộ Việt-Nam Dongrek / Site 2

Why have the Vietnamese land refugees not been resettled?

On Oct. 14,1988, the land refugees requested that the United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR) help to resettle them in another country as refugees, as had done with Vietnamese in other camps.

Three weeks later, a UNHCR official in Bangkok responded with a letter that was as unsympathetic to their plight and protection as it was contradictory. "Since Site 2 camp is not under UNHCR mandate our office is not in a position to assist you."

UNHCR refused to help the refugees because they were in a section of the camp run by the United Nations Border Relief Operation (UNBRO). As long as they remained there, they would be treated, not as Vietnamese refugees elsewhere, but as Cambodians, displaced persons who are not granted refugee status and do not have UNHCR protection. The letter continued, " I have forwarded a copy of your letter to the International Committee of the Red Cross who is currently undertaking the resettlement efforts for the Vietnamese in Site 2 ....until their transfer to Ban Thad camp. As you may know, residents of Ban Thad camp are, according to the policy of the Royal Thai Government, not released for resettlement-processing."
Ban Thad is a part of the Site 2 area. When they requested resettlement, the Platform Vietnamese were told to move to a part of Site 2 where resettlement was not allowed.
Vietnamese Land Refugee Camp Site 2 - 1987
(Photo courtesy of Trinh Huy Chuong)

The UNHCR was changing its policy toward Vietnamese asylum seekers. By 1989, to discourage continued escapes from Vietnam, 78 nations under the direction of the UNHCR, adopted a Comprehensive Plan of Action, which designated March 14,1989 (Mid-June 1988 for Hong Kong) as the cut-off date for people seeking asylum. Those who had arrived in countries of first asylum before that date could be processed for resettlement; those who arrived after the cut-off date had to be evaluated or screened to determine whether they qualified for refugee status; those who failed would be recommended for repatriation to Vietnam. In 1988 and 1989, knowing that the plan would soon be in place, not only the UNHCR, but Thai officials and representatives of several embassies, including the United States, counseled the Vietnamese land refugees to move to Ban Thad. Some went, but several hundred Vietnamese land refugees refused, despite being warned that they would be treated as displaced Cambodians if they did not move.

Why didn't many of the land refugees move? The UNHCR official's letter clearly misled them. Ten leaders among the land refugees convinced people not to move. An American teacher who worked in the camp at first urged them to demonstrate against moving, but then inexplicably urged them to move as their only chance at resettlement. Some land refugees interpreted this to mean that he was forced to change his
true opinion.

At the last moment, seven of the 10 resistance leaders went to Ban Thad; they have since been resettled. Some people moved because they trusted the international relief workers or Jesuit priests who urged them to do so; others, unsure whom to trust, or influenced by rumors and their own leaders who abandoned them, refused to leave.
Vietnamese Land Refugee Camp Site 2 was burned to ground
- 19 January 1989
(Photo courtesy of Vo Thanh Liem)

In December 1988, the Platform people staged a month long protest demonstration against the move to Ban Thad. Accounts of the events are contradictory. Some people allege that Thai guards set fire to many houses; others that the land refugees themselves did it. But the result was that the Thai cut their food rations and moved them to a new part of the camp, Dong Rek, Section 19. Several months later, when the plan was signed, the Thai would not allow them to be interviewed for resettlement. Two years later, in March 1991, the Thai government informed the embassies of several countries that they could now interview the land refugees if they wished to resettle them.

The protest against being forced to move to Banthad
Vietnamese Land Refugee Camp Site 2 - 12/1988
(Photo courtesy of Vo Thanh Liem)
Now, however, the UNHCR refused, claiming that, because they had not been registerred in a UNHCR camp by the cut-off date, the land refugees, like others who failed to reach the camps in time, did not qualify as pre-cutoff date asylum seekers, even though some of them had been in Thailand since 1982. The UNHCR expressed this verbally, but not officially in writing. If they wished to be resettled, the land refugees would have to be screened, along with all post-cutoff date asylum seekers. A few people from Section 19 agreed to this; they moved to Sikhiu camp, where they were denied refugee status and recommended for repatriation to Vietnam.

The UNHCR had decided to block the efforts of the land refugees to resettle some 18 months before they announced it. During the period the the Platform people were not allowed out by the Thai, the UNHCR led some relief agency people to believe that the land refugees would be moved to another camp for resettlement. When they found out otherwise, many international relief organizations objected to the UNHCR's treatment of the land refugees, as did some embassies and United Nations officials. Nevertheless, the UNHCR stands firm in its opposition to the Platform people, and is supported by the U.S. State Department, which fears that declaring the land refugees to be pre-cutoff would jeopardize the entire Comprehensive Plan of Action. A state Department official has written that considering the land refugees pre-cutoff would require a redefinition of the pre-cutoff date population.

A Jesuit priest who for years has worked tirelessly on behalf of the Vietnamese land refugee has assailed these decisions as unfounded and inhumane. In our interviews with him in January, he observed that
nowhere in the CPA does it state that asylum seekers had to be in a UNHCR camp to qualify for pre-cutoff date status. He has written to the UNHCR and the U.S. embassy in Bangkok. in Bangkok the UNHCR told him that the decision on the land refugees would be made in Geneva; when he went to Geneva, the UNHCR told him that the decision would be made in Bangkok.

In April 1992, at an international forum on the Comprehensive Plan of Action in Washington, we listened to a Jamshid Anbar, the UNHCR official, praise the work of his organization. "UNHCR is satisfied with the fairness of the system. If it errs, it does so more in favor of recognition of refugee status than rejection. You will have to take our word for it. UNHCR has no interest in denying protection to someone who is in need of it. The organization was created to protect refugees and that remains the basic reason for its continuing exitence." After his talk, we asked the Anbar about the situation of the people of Section 19. He shrugged his shoulders and said, "The die is cast." These remarks hardly inspire confidence in the UNHCR's ability or
commitment to protect the people of Section 19. Humaneness does not lie in sending these people back to Vietnam after their 10years of hell in the camp. "The die is cast" does not constitute a justifiable argument for perpetuating the UNHCR's oversight in leaving the Platform off the pre-cutoff list, its mistake in sending these people a misleading letter, and the UNHCR's punishment of them when, under these highly stressful and confusing circumstances, they refused to do what UNHCR wanted.

The people of Section 19 number only a few hundred, and half of them are children. They have been punished enough; they deserve pre-cutoff date status and the opportunity to be interviewed for resettlement.
That the United States may not take them does not automatically signify that other countries will follow suit; at least one country has indicated an interest in accepting some of them if they are reclassified. If these long suffering people are dispersed among several countries, the burden they present will be slight. And the solution to their crises will be remembered as humane, not punitive.

Huu Nguyen and James Freeman
Aid to Refugee Children w/o Parents, Inc.
------------------------------------------------------------------
Note about Authors:

Huu D. Nguyen, social worker of Santa Clara County Dept., is founder and executive director of Aid to Refugee Children w/o Parents, Inc.
James M. Freeman, professor of anthropology at San Jose StateUniversity, is author of " Hearts of Sorrow: Vietnamese-American Lives".

They recently visited 11 refugee camps in Southeast Asia and are writing the book about the children of these camps. They wrote this article for Perspective which appeared on San Jose Mercury News, Sunday Sept. 6,1992 issue.



*  * *
*

Nỗi kinh hoàng và bi kịch của Trại Tỵ Nạn Đường Bộ Việt-Nam Dongrek / Site 2


Tại sao những người tỵ nạn đường bộ Việt-nam không được tái định cư ?

Ngày 4 tháng mười năm 1988, những người tỵ nạn đường bộ Việt-nam đã thỉnh cầu phủ Cao ủy Tỵ nạn liên hiệp quốc giúp đỡ cho họ có cơ hội tái định cư tại một đệ tam quốc gia như những đồng bào của họ ở các trại tỵ nạn khác tại Đông Nam Á.

Ba tuần sau, trong một bức thư của viên chức từ phủ cao ủy tỵ nạn tại thủ đô Vọng Các của Thái Lan, trả lời với một cách lãnh đạm , cộng với một thái độ thờ ơ , vô trách nhiệm và hoàn toàn đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản hoạt động của phủ cao ủy tỵ nạn là cam kết bảo vệ và che chở người tỵ nạn. Bức thư có đoạn viết như sau “Vì Trại Site 2 không trực thuộc dưới quản chế của Phủ cao ủy TNLHQ cho nên Văn phòng của chúng tôi không có thể giúp đỡ quý vị”.

Sỡ dĩ Phủ Cao ủy TNLHQ từ chối giúp đỡ người tỵ nạn đường bộ bởi vì trại này nằm trong khu vực của một trại lớn khác được chăm sóc bởi Tổ chức cứu trợ biên giới của LHQ . Những người tỵ nạn đừơng bộ VN ở đó , họ được xem như những người lánh nạn khác Cambodian vậy thôi, họ không được hưởng quy chế tỵ nạn như những đồng bào VN của họ ở các trại khác và không được được sự che chở hay hưởng những quy chế của Phủ Cao ủy TNLHQ.

Bức thư nói tiếp “Tôi đã chuyển một bản sao thư của quý vị đến Tổ chức Hồng Thập Tự Quốc tế , là cơ quan đang thực hiện những nỗ lực trong việc tái định cư cho những người tỵ nạn đường bộ Việt-nam tại Site 2....cho đến khi nào họ được chuyển vào trại Ban Thad. Tuy nhiên như quý vị có thể biết, những người trong trại Ban thad , chiếu theo chính sách của Chính phủ Hoàng gia Thái, họ không được giải tỏa để tiến hành thủ tục định cư.”

Một góc trại Tị Nạn Đường Bộ Site 2-1988
(Photo courtesy of Trinh Huy Chuong)
Ban Thad là một phần nằm trong khu vực trại Site 2 . Khi yêu cầu được tái định cư, phần gọi là Platform của người tỵ nạn Việt-nam tại đây lại được khuyên nên nhập phần vào trại Site 2 , trong khu vực không được đi định cư.

Phủ Cao Ủy TNLHQ thay đổi chính sách đối với người Việt tìm nơi lánh nạn. Đến năm 1989, để tìm cách làm chán nản những người tìm cách chạy thoát để tìm tự do từ Việt-nam, 78 quốc gia dưới sự chỉ đạo của Phủ Cao ủy TNLHQ, đã đưa ra và thi hành một Kế hoạch hành động toàn diện , theo quyết định ngày 14 tháng ba năm 1989 là ngày hạn cuối cùng cho những người VN tìm nơi tỵ nạn <đối với các trại tại Hồng Kông là giữa tháng sáu, 1989>.

Đối với những ai đến được đệ nhất quốc gia trước thời hạn đó thì có thể được xem xét đi định cư; và ai đến sau thời gian đó sẽ bị xét duyệt hay phải qua thanh lọc để xem họ có hội đủ điều kiện hưởng quy chế tỵ nạn hay không; Những người nào rớt sẽ được yêu cầu hồi hương về Việt nam.

Trong năm 1988 và 1989, biết chắc kế hoạch này sớm muộn sẽ được thực thi, không những chỉ có Phủ Cao ủy không thôi mà ngoài ra, các giới chức chính phủ Thái, các đại diện của nhiều tòa đại sứ, trong đó có cả Hoa kỳ, đã cố tình đưa ra những lời khuyên tới người Tỵ nạn Việt nam đường bộ nên sát nhập vào trại Ban Thad. Một số đã theo lời khuyên nhập vào trại Ban Thad, nhưng có hàng trăm người khác từ chối không chịu vào, cho dù họ bị khuyến cáo rằng nếu không nhập vào trại Ban Thad họ sẽ bị xem như những người Cambodian lánh nạn khác.

Vậy thì tại sao có nhiều người Việt tỵ nạn đường bộ không chịu nhập trại Ban Thad? Rõ ràng là bức thư chính thức của Phủ Cao Ủy TNLHQ như chúng ta đã thấy thoạt đầu đã lừa người Việt tỵ nạn. Trong đó có 10 người thuộc ban lãnh đạo của trại đã thuyết phục đồng bào của họ không nên nhập vào trại Ban Thad này. Ngay cả có một Thầy giáo người Hoa Kỳ đang làm việc tại trại lúc đó thoạt đầu cũng thúc giục những người Việt tỵ nạn chống lại việc di chuyển vào trại này, nhưng rồi sau đó lại đột nhiên vì một lý do nào đó không giải thích được ,khuyên họ nên chuyển vào trại với lý do cho rằng đó là cơ hội duy nhất để được đi định cư??. Nhiều người cho rằng sự thay đổi ý kiến đột ngột của Thầy giáo người Hoa kỳ này , có lẽ vì anh ta bị bắt buộc phải nói ngược lại sự thật của câu chuyện. Tăng thêm sự mâu thuãn và bất đồng...

Vào thời điểm cuối, bảy người trong số mười người lãnh đạo của trại từng chống lại lệnh dời trại  đã chịu nhập vào trại Ban Thad; và sau đó họ đều được đi định cư. Vài người trong số này nhập trại vì tin vào các thiện nguyện viên của các tổ chức cứu trợ quốc tế làm việc tại đó hoặc tin vào những linh mục thừa sai dòng tên ,là những người đã khuyên họ nên nhập vào trại Ban Thad; một số khác , không biết tin tưởng vào ai, hay bị ảnh hưởng bởi những lời đồn đại và những người lãnh đạo của họ đã bỏ rơi họ, họ từ chối nhập trại.


Người tị nạn Việt Nam đường bộ biểu tình chống lại việc ép họ
phải dời vào trại Ban Thad - Dec 1988
(photo courtesy of Vo Thanh Liem)
Tháng chạp năm 1988, người Việt tỵ nạn đường bộ tại Platform đã tổ chức một cuộc biểu tình kéo dài cả tháng trời để chống lại việc sát nhập vào trại Ban Thad. Lý do của những cuộc biểu tình này mang nhiều mâu thuẫn. Nhiều người cho rằng Lính của Thái Lan đã đốt cháy nhiều nhà cửa của dân tỵ nạn; một số khác lại cho rằng chính người tỵ nạn đã gây ra. Nhưng kết quả chung cuộc là Chính quyền Thái lan đã cắt nguồn lương thực và chuyển những người tỵ nạn vào một khu vực mới của trại , gọi là khu 19 của Dongrek.

Nhiều tháng sau đó, khi kế hoạch đã được ký kết, Chính phủ Thái lại không cho phép những người tỵ nạn này được có cơ hội phỏng vấn để tái định cư. Hai năm sau, vào tháng ba năm 1991, Chính quyền Thái lan thay đổi quyết định và thông báo cho các tòa Đại sứ của nhiều đệ tam quốc gia lúc đó và cho họ có thể tiến hành thủ tục phỏng vấn nếu họ muốn chấp nhận cho những bộ nhân này đi định cư.

Như vậy, chiếu theo những sự phủ nhận vào lúc đầu của Phủ Cao ủy TNLHQ, cho rằng, bởi vì những bộ nhân người Việt này không đăng ký nhập trại dưới sự chăm sóc của Phủ cao Ủy TNLHQ trước thời hạn quy định, do đó những bộ nhân này cũng chẳng khác gì những người khác đã không nhập trại vào trước ngày có lệnh đóng cửa vĩnh viễn, cho nên họ không hội đủ điều kiện xem như những người nhập trại trước ngày đóng cửa, dù cho họ đã đến Thái lan từ năm 1982.



Trại tị nạn Việt Nam Site 2 bị thiêu rụi
Buổi sáng 19 tháng 1, 1989
(Photo courtesy of Vo Thanh Liem)
Sau đó Phủ Cao Ủy đã đưa ra những giải thích như sau qua đàm thoại mà thôi chứ không phổ biến qua một văn bản chính thức nào cả. Rằng nếu những bộ nhân này muốn đi định cư, thì họ phải trãi qua thanh lọc, cùng với những người đến sau ngày đóng cửa trại. Một vài người trong khu 19 đồng ý với quyết định này; những người này được chuyển đến trại Sikhiu, tại đó họ đã bị khước từ quy chế tỵ nạn và được khuyến khích hồi hương về Việt Nam.

Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ đã quyết định trì trệ những nỗ lực trong việc định cư của người Việt Tỵ nạn đường bộ ít nhất 18 tháng trước khi tuyên bố. Trong thời gian này những người tỵ nạn xem như “nội bất xuất” bởi chính quyền Thái Lan, phủ Cao ủy TNLHQ bằng cách đánh lạc hướng nhờ qua những nhân viên của các tổ chức cứu trợ làm cho người tỵ nạn đinh ninh sẽ được di chuyển đến một trại khác để tiến hành thủ tục định cư.

Cho đến khi những thiện nguyên viên này biết được sự thật không phải như vậy, họ đã phản đối cách cư xử của phủ Cao ủy TNLHQ đối với người tỵ nạn đường bộ Việt nam, cũng như một vài Sứ quán và nhân viên LHQ khác. Dù vậy, Phủ cao ủy TNLHQ dửng dưng giữ nguyên tư thế của mình là đi ngược lại nguyện vọng của những người tỵ nạn đường bộ VNLR tại platform, và thậm chí họ còn được sự ủng hộ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào lúc đó nữa, bỡi lẽ lo ngại khi tuyên bố cho những người nào đễn trước ngày đóng cửa sẽ được hưởng quy chế tỵn nạn sẽ làm nguy hại đến cả kế hoạch hành động toàn diện . Một viên chức của bộ ngoại giao Hoa kỳ viết như sau; nếu thừa nhận những người đến trước thời hạn đóng cửa thì phải xem xét lại toàn bộ nhân số của toàn trại.

Một Linh mục thuộc dòng tên từng làm việc giúp đỡ và tranh đấu không ngừng cho người Tỵ nạn đường bộ Việt Nam đã chỉ trích mạnh mẽ về những quyết định này và cho rằng chúng vô căn cứ và vô nhân đạo. Trong một cuộc phỏng vấn với vị tu sĩ này vào tháng giêng, Ngài đã vạch trần rõ ràng rằng trong kế hoạch toàn diện, không có chỗ nào ghi rõ rằng người tỵ nạn phải nhập vào trại do cao ủy chăm sóc để được hưởng quy chế tỵ nạn. Ngài đã viết thư báo rõ như vậy cho Phủ Cao ủy TNLHQ và tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Vọng Các.

Trong lúc đó, phủ cao ủy tại Vọng các cho Ngài biết là quyết định này xuất phát từ Geneva, Thụy sĩ; Khi Ngài bay sang Geneva, thì Phủ Cao ủy tại đó lại nói lại rằng quyết định trên là do Vọng các đặt ra.

Tháng Tư năm 1992, tại một diễn đàn quốc tế về Kế hoạch hành động toàn diện tại Hoa Thịnh Đốn , Hoa kỳ. Jamshid Anbar, một cao ủy viên của Phủ Cao ủy TNLHQ đã ca ngợi tổ chức của ông như sau “ Chúng tôi lấy làm thỏa mãn với đem lợi ích cho người tỵ nạn bằng cách thừa nhận và ban cho họ quy chế tỵ nạn còn hơn là từ chối họ. Quý vị có thể xem đây là lời cam kết của chúng tôi. Phủ Cao ủy chẳng có lợi ích gì khi phải phủ nhận hay trốn tránh bảo vệ bất cứ người nào khi họ cần sự giúp đỡ của chúng tôi. Cao ủy phủ được hình thành để bảo vệ người tỵ nạn và sẽ duy trì những nền tản tối thiểu này để tiếp tục tồn tai và phục vụ”.

Sau bài nói chuyện, Khi được hỏi về tình trạng của các bộ nhân người Việt tại khu 19. Ông Anbar nhún vai và nói: “ định mệnh của họ đã được an bài” <”The die is cast”>. Nhận xét này hầu như không tạo được kỳ vọng hay nâng sự tự tin của mọi người đối với UNHCR về việc cam kết của phủ cao ủy để bảo vệ người Việt tỵ nạn tại Khu 19.

Nếu  UNHCR có Nhân đạo thì việc gửi những người VNLR này hồi hương về Việt Nam sau
hơn 10 năm sống trong địa ngục của trần gian ở các trại tỵ nạn là một điểu không thể chấp nhận được. " Định mệnh đã được an bài" “the die is cast” không nói lên được lập luận chính đáng cho việc duy trì của UNHCR trong việc giám sát của mình khi bỏ rơi những người tỵ nạn tại Platform, sự sai lầm của họ trong việc trả lời cho những người tỵ nạn gây hiểu nhầm quá lớn,ngoài ra UNHCR đã vô hình chung còn trừng phạt những người tỵ nạn này đang khi họ bị căng thẳng và sống trong một hoàn cảnh đầy ngờ vực rối loạn mà do chính phủ cao ũy TNLHQ gây ra.
Người dân VNLR khu 19 số chỉ có vài trăm thôi , nhưng một nửa trong số họ
là trẻ em. Họ đã bị trừng phạt đủ, đúng ra họ phải được xứng đáng hưởng quy chế tới trước ngày đóng cửa và phải có cơ hội được phỏng vấn cho tái định cư.
Dù rằng Hoa Kỳ có thể không chấp nhận họ, nhưng không có nghĩa là các nước khác sẽ làm theo như vậy; chắc chắn sẽ có một quốc gia nào đó sẽ quan tâm và chấp nhận họ nếu họ được phân loại rõ ràng.

Nếu chúng ta cho rằng chính vì những người Việt tỵ nạn đường bộ đã từng chịu nhiều đau khổ là gánh nặng của chúng ta, thì hãy phân chia gánh vác này cho nhiều quốc gia khác như vậy có nhẹ đi không, và cũng vừa là một giải pháp phù hợp giải tỏa được cơn khủng hoảng trong một tinh thần đầy nhân đạo chứ thay vì trừng phạt những người tỵ nạn này.


Nguyễn Hữu và James Freeman
Tổ chức Viện trợ cho người tị nạn trẻ em mồ côi
( Peter Chương dịch thuật)

4 comments:

  1. Khi đọc được bài báo này rồi, mình mới thấy số phận của những người tỵ nạn nói chung, mà nhất là người tỵ nạn đường bộ VNLR nói riêng thật là thấp hèn, hẩm hiu...Chúng ta là những người yêu chuộng Tự do, dám đánh đổi cái chết của mình để tìm sự sống...dám băng qua cả một đất nước xa lạ không đồng ngôn ngữ, hoàn toàn khác hẳn...
    Tưởng khi đặt chân tới ngưỡng cửa cửa của Tự do, sẽ ̣ít ra cũng có thể quyết định được vận mệnh của mình...

    NHƯNG Sự thật hoàn toàn ngược lại, số phận của hơn chục ngàn người tỵ nạn đường bộ VN nằm trong tay một vài người có thẩm chức mà thôi , họ là ai??? Tòa án lương tâm đã , đang và sẽ lên án họ ....chính họ sẽ nguyền rủa họ....có thể giờ đây họ đang ăn năn hấi cải những việc làm , những quyết định vô lương tâm của họ 30, 25, 20 năm vầ trước....

    TUY NHIÊN, càng tìm kiếm những nguyên nhân sâu xa và càng ngày những tin tức, tài liệu về VNLR , sẽ từ từ được đưa ra cho công luận...

    Qua đây chúng ta mới thấy được những sự cống hiến , giúp đỡ hy sinh của các Linh mục , tu sĩ, các nhân viên thiện nguyện, ít ra cũng còn nhiều người còn lương tâm, còn lòng vị tha , bác ái....đã không ngừng tranh đấu cho VNLR....thiết tưởng không có Cha Pierre Ceyrac, Cha Tom, Cha Jean, ....thì liệu Quốc hội Hoa Kỳ có thay đổi chính sách trong việc tái định cư cho VNLR Dongrek, Site 2 hay không????

    "The Die is cast".....Shame on you...You treated us like a ball....didn't you??

    But we have strong faith...no matter what faith we have in each of us...always keep strong faith...things is moving...

    ReplyDelete
  2. Hãy nói với mọi người rằng " Đi tìm Tự Do không phải là một cái tội" ..Vậy thì tại sao chúng ta VNLR lại bị trừng phạt , trì trệ ...Tại sao phải có nhiều người trong chúng ta phải chịu sống ở trại từ 3,4, 6...thậm chí 10 ....và bây giờ ngay cả có người còn vương vất tại Thái Lan gần 30 năm sau....???

    Chúng ta là nạn nhân của Cộng sản chứ không phải là nạn nhân của Tự Do...

    ReplyDelete
  3. Dù một số cá nhân không có lòng vị tha đã gây ra biết bao thãm cảnh, kinh hoàng, đau khổ cho chúng ta, nhưng trong khi đó lại có những người đầy lòng nhân ái đã yêu thương và kêu cứu cho chúng ta được như ngày hôm nay. Thôi thì chúng ta hảy dâng lên đấng tối cao những nỗi đau đớn khốn cùng này cho Ngài. Xin uống chén đắng này Người đả trao cho chúng ta. Cuối cùng hãy mang ơn và góp phần xây dựng nơi chúng ta đang sinh sống bên gia đình cùng những người ta yêu dấu. Hảy cố gắng trả ơn và cầu nguyện cho những kẻ và quốc gia làm ơn cho chúng ta. Khi chúng ta ra đi, thái độ chúng ta đã được xác định là vì sao, đồng thời chúng ta cũng chấp nhận tất cả cái tốt cũng như cái xấu trong mọi tình huống. Hảy để lương tâm họ phán xét. Riêng phần chúng ta Xin yêu thương để được thương yêu.

    ReplyDelete
  4. Đúng như anh Peter Chương viết , Freedom asylum seeking is not a crime...We now recall and wonder why we were not granted, or at least treating with fairness, humane as other refugees??? My cousin was living in refugee camp in Palawan , the Philippines only 6 months and got resettlement . The living condition there in comparison to the thousands of us in Dongrek-site 2 is very different.

    The Geneva convention for refugee is very clear to the UNHCR that they must deploy all necessary mean to help and protect the refugees regardless the original reasons, cause, and location. While the ICRC is holding their principles to relieve, rescue and provide medicare at the front line of any conflicts...
    Yet we were covered and under protection of the ICRC, but however the UNHCR should be undertaking their role in providing and arrangement resettlement for the VN refugees in Site 2.
    I think this was a neglect and irresponsibility of the UNHCR.
    We are in the free world and have to exercise our rights not only for us, but for those who still needs help ...look around, there is still conflicts everywhere...refugee is still a global issue...It is just because we want to forget and move on for our lives...That would be sad if that happened to us many years ago...

    ReplyDelete