Les Camps de réfugiés du Vietnamien à la frontière de Thaïlande-Cambodge --The Vietnamese Refugee Camps at Thailand-Cambodia border: NW9,NW82, Phnom Chat (Phnomchat), Nong Chan, Red Hill, Nong Samet, Phnom Dongrek (Dangrek), Site A, Site II, Ban Thad
Send stories and pictures to hungfng2.vnlr@blogger.com
Welcome
Somewhere along the Thailand border, we arrived, lived and anguished in one of those refugees camps...We existed among many thousands other Cambodian refugees, in a Vietnamese refugee camp among other huge refugee camps, like a tiny island in the vast archipelago, a floating debris in a sea of inhumanity. There we lived, prayed, and survived probably one of the harshest time in our lives.
These are only the pictures in our possession, and our stories. If you stumble across this blog site, please post any pictures, stories for our children to understand how their parents escaped, have lived, and are building a life as they have today....
Wikipedia: Site Two Refugee Camp (also known as Site II or Site 2) was the largest refugee camp on the Thai-Cambodian border and, for se...
Transit Camps
The refugees at the border camps eventually got interviewed, accepted, and settled in a third country: Australia, Denmark, Malaysia, French, Sweden, and many others. Many got accepted by the US. All the refugees who were accepted for resettlement were transported to Panatnikhom transit camp for a month or so to complete the paper work, and to be screened for health before flying to the final destinations.
For those who went to the US, they had to go to either Bataan or Galang to study English and to learn about the life in America
Below are the links to the stories and pictures of the camps that had become part of our journey to freedom. Gaylord Barr captured those moments at Pulau Galang and Bataan when he worked at the camps as an English teacher. Trinh Huy Chuong, a refugee from border camp, had the luxury of a camera to capture the pictures at Panatnikhom during the short time he was there.
Thank you Gaylord and Chuong for sharing these priceless memory.
A tribute to Gaylord from John Duffy
-
I received word that Gaylord Barr passed peacefully this morning at home in
the company of family and beloved friends. If you knew him, you knew
Gaylord as...
A tribute to Gaylord from John Duffy
-
I received word that Gaylord Barr passed peacefully this morning at home in
the company of family and beloved friends. If you knew him, you knew
Gaylord as...
* Video about the activities of Young Missionaries Club at Vietnamese land refugee camps, 1983-1988 Pictures from the YMC handbook, courtesy of Vu Hoang Quan *
*
*
Nhóm YMC tại Dongrek- 1984
Hàng trái: Tôn, Chương, Thanh
Hàng phải: Hân (đứng) Trọng, Quân,
Nam, Hòang
(Photo courtesy of Vu Hoang Quan)
Tưởng cũng cần nhắc lại là vào khoảng cuối năm 1983, nhóm YMC (Young Missionaries Club) được âm thầm mở ra nhằm mục đích trước là để trao đổi sinh ngữ bằng cách interact, tiếp xúc với các NGO volunteers, qua chương trình "English Club" (một chương trình giúp trau giồi Anh ngữ của Đài Tiếng Nói Hoa-Kỳ VOA , sau đó Quân và anh Hoàng đã nới rộng mục đích và hoạt động của nhóm, ngoài giờ trao dồi sinh ngữ ra, nhóm đã tổ chức thành một nhóm cứu trợ những đồng bào và gia đình gặp khó khăn, trống trải,hoặc tàn tật và những trẻ em mồ côi hoặc không có thân nhân đi cùng (Handicap, unaccompanied minors....).
Hòang và Quân đang phát áo quần
Site 2 - 1985
(Photo courtesy of Trinh Huy Chuong)
Thoạt đầu, nhóm hoạt động rất là khiêm tốn do sự hạn chế về tài chánh, nhờ vào những sự giúp đỡ ban đầu của một số thân hữu và mạnh thường quân từ nước ngoài (thân nhân của anh Hoàng đã gởi giúp cho nhóm vào những ngày đầu..Xin cảm ơn những quý vị ân nhân đó!) và sau đó nhóm đã từ từ lobby được sự giúp đở tinh thần lẫn vật chất của các cha Thomas Dunleavy (Maryknoll) , Cha Pierre Ceyrac (SJ) , John K. Bingham, các thầy Jean-Marie ,các Soeurs,những người bạn từ các hội từ thiện vô chính phủ (NGO volunteers) như Dominic (Christian Out Reach), Cô Lydia (CARE)
Nhóm YMC tại Site 2 - 1985
Hà, Mến, cha Tom, Yên, Trí,Minh
Chương (ngồi)
(Photo courtesy of Trinh Huy Chuong)
Sau nầy lúc qua site 2, khi Quân và anh Hoàng đã lên đường đi định cư ,YMC vẫn tiếp tục hoạt động, nhóm lúc này có chị Thanh , Hà, Louis Trí, Minh, (tất cả định cư tại USA.. xin liên lạc nếu có dịp..) Thầy Yên, Mến và Chương (còn lại định cư tại Canada) , Quân đã vận động được sụ giúp đỡ của YMCA ở Panatnikhom transit Center, đã xin được một sơ áo quần (4 kiện = 1 xe của Cha Tom chở từ Panatnikhom về site 2 North lúc đó..quý lắm!), và sau đó còn đóng góp rất nhiều sách vở và báo chí ngoại ngữ nữa cho Thư viện Emmanuel Site 2 South (Cha Piere đã chở về giùm).
Cha Tom đang bàn chuyện bảo trợ cho
các anh em bộ đội vượt biên-
Site 2 1985
(Photo courtesy of Trinh Huy Chuong)
Không ngừng ở đây, sau khi Quân đặt chân định cư tại Montreal , Quebec, Canada (một tỉnh bang nói tiếng Pháp của Canada),là Nhân Chứng Sống của VNLR, Quân đã ráo riết vận động, lobby với các dòng như Saint Croix, Roger & Goselin.. để lập thủ tục bảo trợ qua diện Hội đoàn cho đồng bào kém may mằn không thân nhân hoặc bị từ chối nhiều lần bởi các phái đoàn , trong đó số anh em bộ đội là nhiều nhất, qua sự giúp đỡ của Cha Tom, Cha Pierre, Cha Pierre Dufour (CSC Canada), Cha Pierre Blanchard ,cha Andre Lamothe (SJ ở Canada này đã qua đời), Thầy Roger Gosselin (dòng Capucins nay đã thụ phong Linh Mục)... để lập thủ tục bảo trợ DC3 (diện theo hội đoàn)...đa số ở lại Montreal an cư lập nghiệp, một số không ít đã di chuyển qua vùng nói Anh, hoặc sang Hoa Kỳ để sinh sống....
Đối với anh, chị em trong nhóm, được góp phần,có cơ hội out reach vào lúc cần nhất cho đồng bào mình, là một hồng ân đặc biệt cho mỗi người...Những kỷ niệm khó quên...
Mới đó, tưởng chừng như hôm nao, mà đã 30 năm rồi...!!!
Giờ đây mỗi người một phương...Kẻ mất Người còn...Chung quy chỉ một kiếp tị nạn như ngày nào đó thôi. Trong thâm tâm chúng tôi, đôi lúc rất nhớ, rất nhớ về những ngày tháng khó khăn đó, nơi đã rèn luyện chúng ta về duy tư lẫn thể xác, mà chúng ta không thể tìm thấy ở đất nước văn minh này...
Quân, nguời sáng lập nhóm YMC,
đang đem quần áo cho những người
tị nạn cần sự giúp đở-
Dongrek 1984
(Photo courtesy of Vu Hoang Quan)
Cảm ơn Quân (Người sáng lập nhóm), anh Hoàng và các anh chị trong nhóm, nguyện xin Ơn Sủng Thiên chúa sẽ bù đắp lại cho tất cả những vị ân nhân của chúng ta...
Những tấm hình mà nhóm YMC đã cố gắng ghi lại vào lúc đó không ngoài mục đích để vận động và hy vọng sự thương xót cho những phận người tị nạn vào lúc đó... Xin để lại nơi đây để chúng ta và thế hệ sau chia sẽ và cảm xúc...
1 comments:
Người đứng trong hình có phải là anh Hân không??
Post a Comment