February 28, 2015

Hồi Ký chị Minh Kha - Hình ảnh 10-25

Chị Minh Kha trong những ngày còn lại đã soạn những bức ảnh thời tị nạn để gởi lại đây. Những tấm hình chị nói không ý nghĩa với nhiều người, nhưng vô giá với chị, và có thể là kỷ niệm quý báu của ai đó. Xin post lên đây để mọi người cùng coi.

(Hình đánh số thứ tự, với chú thích của chính chị viết trong tờ note ngay phía dưới hình.)


#10


#11:

#12

#13

#14

#15

#16

#17

#18: Các bạn là ai?

#19: Các bạn là ai?

#20: Các bạn là ai?

#21: Các bạn là ai?

#22: Các bạn là ai?

#23: Các bạn là ai?
#24


25: Các bạn là ai?

February 20, 2015

Hồi Ký chị Minh Kha - Hình ảnh 1-9

Chị Minh Kha trong những ngày còn lại đã soạn những bức ảnh thời tị nạn để gởi lại đây. Những tấm hình chị nói không ý nghĩa với nhiều người, nhưng vô giá với chị, và có thể là kỷ niệm quý báu của ai đó. Xin post lên đây để mọi người cùng coi.

(Hình đánh số thứ tự, với chú thích của chính chị viết trong tờ note ngay phía dưới hình.)

*******************
Hưng mến, cuối cùng chị đã soạn xong mớ hình.
Gửi em tất cả 41 tấm. (Chị làm mất 4 tấm, giữ lại 5 tấm thấy không cần gửi.)

Tất cả 41 tấm đã được chụp tại Thái Lan trong khoảng thời gian từ December 1982 khi JVA bắt đầu xuống trại NW82 làm việc, cho tới February hoặc March hoặc April 1983, không nhớ rõ. Chị chỉ nhớ là May và June 1983 hình như chị không còn thích chụp hình nữa.

Hôm nay, 30 tháng 4 năm 2013, chị xin ưu ái tặng Hưng tất cả 41 tấm hình này, xem như một món quà nhỏ cho em, là một tị nạn đường bộ khác.

Chị thực sự cũng mới biết em đây thôi, tuy nhiên thấy công việc em làm với Blog VNLR của em, và thấy em là một người dễ mến qua liên lạc email và điện thoại, chị thấy không còn ai tốt hơn để chị trao lại các tấm hình này.

Chị biết em sẽ trân trọng các tấm hình này như chị đã từng làm suốt trong 30 năm qua. Bởi chúng là dấu tích xa xưa của một phần cuộc đời của những con người tị nạn đường bộ như em và chị (dù em với chị khác trại), và bao tị nạn đường bộ khác nữa.

Nếu em post hình chị xin em một điều là nhớ không bao giờ để tên chị xuất hiện trên internet. Khi nào chị ra đi vĩnh viễn rồi thì em post sao cũng được. Cám ơn em chú ý điều này.

Chị hi vọng em có thể dùng được ít tấm cho Blog tị nạn của em, chị cũng mong những người trong hình thấy lại được hình của họ trong những tấm hình này

Em giữ hình lại, không cần gửi trả chị. Hôm qua chị đã nhờ người ở đây scan và bỏ tất cả 41 cái hình ấy vào Picture Folder trong máy laptop của chị.

Chĩ sẽ gửi em một email khác giải thích các hình.

Lúc trưa nay chị đã đi ra post office mail hình cho em rồi đó.

Thân ái, Minhkha

********



#1



#2



#3

#4

#5


#6



#7


#8




#9




February 13, 2015

Hồi Ký của chị Minh Kha - thương những người dân miên hiền lành

Hồi tưởng lại những ngày ở bên đất miên, mình đi sang nước người ta như vậy cũng là một hình thức
nhập cư bất hợp pháp. Nhưng lúc đó mình đâu để ý làm gì, chỉ lo vượt biên mà thôi, mấy ông dẫn đường người miên chủ động đưa mình vào đất nước của họ để lấy tiền mình, vậy thì mình chỉ việc đi thôi, còn suy nghĩ vớ vẩn chi nữa cho nó mệt.

Như kể với em, chị đi hai lần, lần đầu không lọt phải trở về Saigon rồi đi nữa. Chị không bao giờ ghi xuống nên hôm nay không thể nhớ rõ các chi tiết, không giống như em, em nhớ rõ về cuộc hành trình của mình.

Có một điều chị muốn nói với em, chị thương người dân miên lắm, trên suốt đường đi của chị trong cả hai chuyến chị đã gặp bao nhiêu người chất phác hiền lành tốt bụng, họ có thể ở trong một ngôi nhà khang trang ở Nam Vang, hay trong một căn nhà sàn nghèo nàn ở vùng quê hẻo lánh, hay họ sống trên ghe ban ngày và tối mới về ngủ trong căn chòi lá ven sông, v v ... Họ là những gia đình mắt xích nằm trong đường dây của mấy người dắt đường dùng làm nơi dừng chân chờ xem tình hình biên giới thế nào rồi mới đi tiếp.

Cho tới hôm nay nghĩ đến tất cả những người này, chị vẫn thấy lòng xao xuyến một mối thiện cảm, và biết ơn nữa, và chị ước mơ vẩn vơ có ngày được gặp lại họ để tạ ơn. Vì lúc đó mỗi phút giây chị sợ bị bắt dọc đường, thì họ đã cho chị tá túc với tất cả tình người đằm thắm, mộc mạc, đơn sơ, không hãm hại, không phản trắc, không vụ lợi.

Ngay cả mấy ông dắt đường của chị cũng vậy, họ tốt quá, họ lấy của chị đâu bao nhiêu, lần đầu chị đi tốn có một chỉ vàng, lần thứ hai đi với Đức tính ra mỗi người cũng chi phí chỉ có một chỉ vàng dọc đường mà thôi. Họ lấy ít tiền như vậy thì họ cho mấy gia đình kia được bao nhiêu, trong khi thường là phải ba cây một người như em biết.

Chị nghĩ chị có phước quá em ạ, không có tiền mà vẫn đi vượt biên được như ai. Nghiệm ra ngoài may mắn, nói rành tiếng mien là điều đã giúp chị rất nhiều để thực hiện ước mơ.

Cho nên bây giờ chị cảm thấy mình sẵn sàng học nói tiếng miên lại, cho vui vì bây giờ rảnh quá. Chị ghét mấy thằng lính miên tàn nhẫn ở biên giới, nhưng chị vẫn thương những người dân miên hiền lành trong nước. Hai loại người này đâu thể bỏ chung vào một giỏ, phải không em? Ngoài ra suốt đời lúc nào chị cũng mê học sinh ngữ, dù bây giờ đã già quá rồi, và bạn chị luôn chọc chị là một professional student.

Minhkha

****

Mấy người miên tốt chị gặp dọc đường toàn là các nhà của  đường dây, chị trốn trong nhà họ, chứ chị
(Hình minh họa) Một gia đình Khmer tị nạn tại Site 2 - 1984
Photocourtesy of Tri Le
đâu dám héo lánh nói chuyện với ai  khác. Họ tốt lắm, đối xử tử tế, ăn cơm chung và tối cho mình ngủ chung mùng với con cái họ.

Ở tù Nong Chan thì đàn ông thơ ca nhưng chị tình nguyện theo lời khuyên của mấy anh vì ra ngoài ăn uống sướng hơn lại không bị  đòn bất tử. Para cũng dễ chịu để chị đi ra thơ ca, thường là lao động cho  dân miên, trong khi mấy anh đào giếng hay đào hầm cầm tiêu thì chị nhổ cỏ dại, rồi  nhặt rau dền dại mọc rải rác đầy đường để tới trưa ăn cơm luộc lên cho có món  rau. Dân miên tử tế, cho gạo và cho mượn nồi nấu, chén bát, đôi khi cho mình một con cá khô.

Một hôm tụi chị đi làm cho một nhà kia là nhà  của một lục thum cao cấp hơn thằng Phay lục thum gác tù. Đất chung quanh  nhà rộng cần làm cho sạch vì nhiều bụi cây và cỏ dại. Nhà có lính miên
gác vì là nhà lục thum mà. Cô vợ của lục thum này trẻ đẹp gọi chị vào  trong nhà ngồi nói chuyên, phòng ngủ của cô ấy có giường với mùng bằng vải tuile màu hồng, gối satin thêu cũng màu hồng, người cô thơm phức mùi nước hoa.

Cô ấy tử tế lắm, hỏi thăm cuộc sống trong tù ra  sao. Chị thấy cô hiền lành nên vừa khóc vừa méc hết chuyện tị nạn bị lính miên vào tù đánh đập, và méc cả chuyện đàn bà bị hiếp dâm. Cô ấy nói sẽ
nói cho ông lục thum chồng cô biết. Rồi cô thấy cái sà rông chị đang mặc rách  nát hết rồi, vì đâu còn quần áo khác, cô cho chị một cái quần đen cũ và một cái  áo sơ mi ca rô cũ xanh dương đậm có kẻ sọc nhỏ đỏ và trắng, cô nói đi vào nhà tắm của cô thay liền, cô nhỏ người giống chị nên chị mặc vừa.

Sau ngày đó nạn hiếp dâm trong tù bớt hẳn nhưng tụi lính còn tiếp tục đánh đập tụi chị. Rồi lúc đó có một thằng para muốn coi bói, anh An đâu là thày bói mà giả bộ hên quá nói trúng cho nó nó khoái
lắm. Anh An bảo nó từ giờ trở đi mày phải ăn ở nhân đức không đánh người nữa thì mới không bị tai vạ trở lại. Thế là từ đó tụi chị cũng bớt bị  đòn.

Không khí tù dễ thở như vậy được một hai tuần thôi là tụi chị đi sang nhà thương Nong Chan.


Minhkha
2/25/13

February 09, 2015

35 Years Ago this day: Going Into Battle With The Khmer Rouge


KimGooi Photojournalist

Going Into Battle With The Khmer Rouge
THE NATION REVIEW, EXCLUSIVE, BANGKOK, Saturday Morning, February 9, 1980










 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Themes