February 28, 2013

..và Cha Tom Dunleavy của ngày hôm nay...Fr. Thomas J. Dunleavy MM today.

*

 Today is your 83rd birthday
 HAPPY BIRTHDAY!
  FATHER THOMAS JOSEPH DUNLEAVY
*

Excerpt from Father Tom ' s emails to the blog, here we will learn our Fr. Tom daily activities, busy agenda in his own words and knowing that he is still tremendous and continuous extending his helping hands to many other in needs and in crisis, desperate situations, please read on ( note: blog has redacted some names, titles in order to address to other audiences):



January 22nd 2013, Father Tom wrote:

"While I am here the refugees are helped but should I retire that may not be the case. A Thai Buddhist social worker, a wonderful worker and person, a Malaysian lady from a Muslim family but she is a Catholic speaks Bahasia for Indonesia & Malayans. Also I have a Philippine lay-missioner working with me.

Only this morning we had a meeting where we had to discuss the Vietnamese Hill Tribes, Why, the UN totally cut them off. No more help. They suggest they return to Vietnam. Some of the protestants receive help from a groupin Australia and the US but that is little and has strings attached.

Dear Friends! I do have difficulty with my eye-sight and a few other health problems. However Asians especially Thai people are very kind to older people. I have Sunday Mass in English at the Assumption Cathedral on Sundays. 70% of the people are Asians 30% foreigners.

My Friends ! remember us in your prayers."


* *
*



February 20th 2013, Father Tom wrote:

"My dear Vietnamese Community in Canada, USA and around the world:

God has blessed me with reasonable good health for 83 years which I am very grateful for His blessing.

However I do have PATTERN DYSTROPHIES in the eyes which according to the doctors

I will gradually loose my sight. God Willing I will spend two more years in activate ministry. God has blessed me with all I need for my work in serving the poor. Maryknoll provid funds for ministry and my family provide personal items including travel. My brother paid my way home to the British Isles the last three years to visit the family.

A quebec lay-missioner, a Thai social worker and a Malaysian interpreter (Indonesian & Malaysian) work with me in all our projects which are prison ministry (4 prisons), Immigration Detention Center, Urban-Refugee Center (Food for asylum seekers, refugees, migrants without work, people without a country (Tamal from Sri Lanka & Ryhingas from Myanmar). These people include the Hill Tribes people from South Vietnam. They need protection, rent, food, water, travel expense to and from Embassies and the UN.

To balance our ministries we work with Hill Tribes children in Chung Tong, North Thailand. Also I have two personal projects. Education and formation for a group of brothers (The little Brothers of Saint Francis Xavier in Myanmar and a community of sisters (The Sisters of the Immaculate Conception) Thailand. Both communities are all Hill Tribes people.

Early May I will return to the USA (May 10th to July 18th 2013) for a week long meeting at Maryknoll and home-leave. I hope to return to mission renewed.

May I ask for your prayers for good health and energy to help others."







*  *
*


February 21st 2013, Father Tom wrote:

Thank you for your nice note it is appreciated. My journey of faith and mission is long and sometimes rocky. 1989 I entered Cambodia with the refugees and had a very successful ministry with the ethnic Vietnamese along the rivers. 

After I was assigned to North Vietnam in 1992 the Maryknoll Fathers continued this ministry and it is still in operation. I have many wonderful memories of problems,people of good will, and happenings in North Vietnam. Later I was assigned to North Korea to monitor food distribution for the U N. After five months the North Korean government sent us home.

My dear friends , I am not completely free when I return to the USA. Our Maryknoll meeting is scheduled from May 20th to the 28th 2013. Second I have some health problems to take care of (Maryknoll insist) Then I do not have the energy to move around as I once could. Maryknoll funds my projects but they expect me to cover and preach in churches to raise funds for Maryknoll work. Last but not least I must spend at least one week or more with my family. After all they kept me in clothes, shoes and personal items for the past 40 years.

My dear friends in Canada, I don't know if I can go to Canada or have the energy to do so.
 

This is the best I can do. I have to think about my present day refugees?

Father Tom Dunleavy MM


 

Note:
In fact, we had known that during 1982 to 1989, when we were almost forgotten and ignored by the international community... there was some VNLRs had crossed the Thailand-Cambodia and entered inside Thai territory, those fellows was seeking alternative route with thought that they might get better attention, treatment or would have more opportunity to be resettled in the 3rd countries . A story that made head line, for instance, was "the journey of Mr. Ly Tong" a former pilot of SRVN air force. He was successfully crossed the borders through Thailand and further to Malaysia, ended up asylum at the US embassy in Singapore and later granted to resettle in the US ....He was originally from Nong Sa Met platform.

Many others, were unfortunately captured and detained at IDC (Immigration Detention Center) by MOI (Ministry of interior)...that where one of Fr. Tom's mission along with other NGO's included our friends JRS (Jesuit Refugee Services) deployed their helping hands in many ways... click this link for more Maryknoll and IDC in Bangkok Thailand

1989, shortly after the displaced Cambodians conventionally repatriated back to Cambodia under UN monitor and organization....Fr. Tom and Maryknoll expanded their missions inside Cambodia and to Vietnam as well. August of 1995 , the new model of mission was named
THE MARYKNOLL MEKONG MISSION.

As for many of us, while we are struggling with new challenges for daily living in new place we called stable home...Fr. Tom and his Maryknoll is continuously and restlessly extending his helping hands to others who is in need and in crisis , desperate situation...as same as for us many years ago.

We, once upon a time, said to ourselves not only a few times but many that, we would not forget , never, those plenty of hardship and suffering days during our en-route to the freedom, during the time we spent in the camps, every time we knew that we survived after the deadly shelling attacks from VC troops, the day we had been released from the cells when we first captured and lived through the ordeal , or got successful treatment for the illness (malaria, diarrhea, typhoid, scarlet fever, malnutrition....) that we thought we could die, we prayed every time....we hold our breath when thing struck on us without our control...we even told our children our story...with hope to keep our journey to the freedom unforgettable...and be memorized forever...and those stories are the engine, the strong catalysts, our être-raison to be here in the Freedom world....it is our unique identity : A Refugee....A Vietnamese Land Refugee...

Some of us even promised that that would shaved their head as a gesture of appreciation when they will be in safe heaven of freedom world, some even renewed their faith and vow to self "I will never forget these days"... and so on...these stories from each of us, very unique, in individual...but they are actually very common, and that makes up of our history!  Whenever our story has been told , shared to our children, our loved ones, our new friends in new home, our colleagues at work place....they are all amazed and touched ...and so we are proud of ourselves!

Yet as we are trying hard for our daily living, for our children...and it is not easy...but at least we now have what we wanted and wished to have it...Freedom.

There are many people out there, or in Vietnam still faces with same problems, same issues.. desperation, crises...as for us before....

We can now say we are lucky and surviving...

As per Fr. Tom messages and it is our opportunity,our moral duty and our promise, a gesture toward our next generation not only to remind them but to show them how people helps people...we can lend our helping hands to others as he and others did for us in the past....Please help him to help us and others...Many people will thank you for your pledge to help!

Today it is not our turn to say "Thank you to Fr. Tom or any of our benefactors...but today is the day of our children's turn , let them say to our benefactors that " Thank you Father , thank you for helping my parents..." Is that simple?

Dear Fr. Tom, yet it takes us almost 3 decades to convey our deepest and overdue gratitude to you and to those who has ever extended their helping hands, open their doors and welcome us into their home... because you know, we are so busy and struggle with our daily living, with our new issues, but yet today we are coming and present to you our children, our future ...as a gift for your birthday!!!  Happy Birthday Father Tom! and we look forward to see you soon in Newyork, USA!

May Our God always bless us all!




February 26, 2013

Lễ tết người Khmer - Chơ~Năm Thơ Mây - 1986

Khi vừa tới Site 2, người Khmer Krom dựng một căn lều tạm làm chùa để mừng lễ hội Chô Chơ~Năm Thơ Mây (viết theo kiểu đọc tiếng việt, tiếng Khmer nghĩa là bước vào năm mới, tết nguời Khmer). Những tấm hình này nghi lại cảnh sinh hoạt của người Khmer Krom trong trại Site 2 ngày hôm ấy.
Trại tị nạn Site 2 - 4/1986

(Photo courtesy of Louis Tri)


Một Sư thầy trong căn lều dựng tạm làm chùa của người  Khmer Krom
Ngôi chùa Khmer được dựng tạm thời nơi khu đất mới ở Site 2

Bên trong chùa Khmer tạm





Sinh hoạt trong ngôi chùa Khmer ngày lễ tết Chô Chơ~Năm Thơ Mây
các thanh niên Khmer Krom và  nhạc cụ cổ truyền Khmer.

Sinh hoạt trong ngôi chùa Khmer ngày lễ tết Chô Chơ~Năm Thơ Mây
các thanh niên và  nhạc cụ cổ truyền Khmer.



February 23, 2013

In Memoriam: Cha Jean Houlmann-Nguyện Ứơc Đơn Giản- Trở Về Mái Nhà Xưa... Những ngày cuối cùng của Ngài..

*
* * *
*
*

Thành Kính Tri Ân

Cha Jean Houlmann (Nicolas Houlmann)

Vị Ân Nhân, người Cha chung của người tị nạn Việt Nam đường bộ,
của các em bụi đời, mồ côi tại Sài Gòn
Père Nicolas Houlmann 1924-2009
(Photo courtesy of  Marie-Thérèse et Pierre Migy)

Le Père Jean Houlmann, prêtre dominicain du couvent de St-Jacques à Paris, a été ordonné en 1956. Il a dit sa Première Messe en la collégiale le 15 juillet 1956 sous le nom de religieux Père Nicolas. Il a vécu plusieurs années comme prêtre ouvrier aux usines «Citroën» à Paris, et a été attaché à de nombreuses missions à l’étranger, notamment au Vietnam où il a oeuvré à l’ouverture d’une maison pour accueillir les enfants de la rue.

Ayant souhaité revenir dans sa ville natale de Saint-Ursanne, celui qu’on appelle, aujourd’hui, le père Jean, passe une retraite paisible depuis septembre 2003, en face de la collégiale à la rue de la Tour 11. (JURA pastoral octobre 2006-Bulletin No. 16)

Cha Jean Houlmann một linh mục dòng Đô-mi-ni-ca thuộc tu viện St-Jacques tại Paris, được thụ phong linh mục vào năm 1956. Người đã dâng Thánh Lễ đầu tiên của mình tại trường đại học ngày 15 tháng bảy năm 1956 dưới tên thánh Cha Nicolas . Cha sống nhiều năm như một linh mục tuyên úy để phục vụ tại các xưởng "Citroen" ở Paris, và được gắn liền trong nhiều sứ mệnh ở nước ngoài, đặc biệt tại Việt Nam, nơi Cha đã hòan thành và khai trương một trung tâm tiếp trợ phục vụ trẻ em bụi đời. người mong muốn quay trở lại nơi chôn nhau cắt rún của mình tại thị trấn St-Ursanne trong những chuỗi ngày viên mãn của cuộc đời . Để tưởng nhớ lại người, hôm nay Cha Jean đang an dưỡng bình an kể từ tháng chín năm 2003 tại tĩnh dòng đối diện với trường đại học ngay trên đường la Tour 11.

Thánh lễ đầu tay của Cha Jean Houlmann
(Photo courtesy of  Marie-Thérèse et Pierre Migy)


***
*

Dưới đây là những hình ảnh và tin tức về Cha Jean Houlmann vào những chuỗi ngày cuối cùng trước khi Ngài xuôi tay để trở về Nước Chúa Vĩnh Hằng....

Trích từ bức điện thư của Cha Abbé Phillipe Rebetez, giáo xứ St-Ursanne, Thụy sĩ, gởi cho Blog Trại tị nạn đờng bộ...


(Photo courtesy of Father Abbé Phillipe Rebetez, St-Ursanne)


Bonjour Chers Amis du Père jean,


Hélas je peux vous confirmer que le Père Jean est décédé le 20 janvier 2009. Je vous joins quelques information avec un texte que nous avons fait paraitre dans notre bulletin paroissiale. Nous restons à votre disposition pour toutes informations.

Recevez mes meilleures salutations.

Abbé Philippe Rebetez, prêtre à St-Ursanne


(Xin Tạm dịch:)
Bạn bè của Cha Jean thân mến,
Chúng tôi lấy làm đáng tiếc khi phải xác nhận rằng Cha Jean của chúng ta đã qua đời vào ngày 20 tháng 1 năm 2009.Theo yêu cầu của các bạn Tôi xin gửi kèm theo đây một số thông tin và chi tiết đã đăng trong bản tin giáo xứ của chúng tôi.
Trân trọng kính chào.
Cha Philippe Rebetez linh mục giáo xứ thị trấn St.Ursanne

..Và dưới đây là một bức điện thư khác kèm hình ảnh của cư dân tại thị trấn St-Ursanne kể về Cha Jean Houlmann cho blog của chúng ta như sau:


Bonjour,

Nous sommes des habitants de Saint-Ursanne, en Suisse, où est né Jean Houlmann (frère Nicolas Houlmann), et où il a vécu ses dernières années.

Il est décédé en 2009 et il repose désormais au cimetière de la localité.

La première photo ci-dessus le montre lors de sa première messe. La dernière est celle de sa tombe.

Jean était une personne que nous aimions beaucoup et qui passait de temps en temps chez nous, lorsqu'il revenait de Paris ou de l'un de ses nombreux voyages.

Il a terminé sa vie dans un foyer d'accueil et il avait hélas perdu la raison dans les derniers mois de sa vie.

Il ne reste pas beaucoup de traces de lui. C'est bien dommage car il avait réalisé de grandes choses.

BIen à vous,

Marie-Thérèse et Pierre Migy



(Xin tạm dịch:)

Chào các bạn,
Chúng tôi những người cư dân của thị trấn Saint-Ursanne, Thụy Sĩ, nơi Cha Jean Houlmann đã được sinh ra (Nhũ danh Nicolas Houlmann) và là nơi Cha Jean đã sống những năm cuối đời.
Cha qua đời vào năm 2009 và bây giờ an nghĩ trong nghĩa trang của thị trấn.
Bức ảnh đầu tiên trên cho thấy buổi Thánh lễ mà Cha đã dâng đầu tiên của mình. Tấm hình sau cùng là ngôi mộ của Ngài.
Cha Jean là một người chúng ta yêu thương và người thỉnh thoảng ghé về thăm nhà,  từ Paris hoặc sau những sứ mệnh đi xa của mình.
Cha viên mãn cuộc đời của mình trong một nhà nuôi dưỡng và  không may ngài đã bị mất tâm trí của mình trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời.
Thật là đáng tiết khi Ngài mất đi nhưng không để lại nhiều dấu ấn của mình, mặc dầu lúc sinh thời Ngài đã đạt được những thành tựu tuyệt vời.

Trân trọng,
Marie-Thérèse và Pierre Migy


Nơi an nghĩ của cha Jean Houlmann
(Photo courtesy of  Marie-Thérèse et Pierre Migy)



Cha Jean Houlmann, Cha Pierre Ceyrac và Cha John Binghams đồng tế thánh lễ mừng chúa giáng sinh năm 1986 tại site 2 south......Có thể nói đây là lễ đồng tế cuối cùng của các Ngài tại trại tị nạn đường bộ...


Thị trấn St-Ursanne, miền Đông bắc Thụy sĩ...Quê hương của vị  Cha Nhân từ với cuộc sống bình dị nhưng cả một tấm lòng bao dung và một tâm hồn cao cả~ Cha Nicolas Houlmann...(Wikipedia)
Lời phụ thích :
Như chúng ta đã thấy Cha Jean Houlmann , ngay từ những năm tháng đến với Trại Tị nạn đường bộ Việt Nam Site 2 ....Cha đã quan tâm cho những trẻ em thiếu may mắn, chúng ta không rõ về thời thơ ấu của ngài, nhưng phải chăng khi ngài chọn cái tên thánh khi được thụ phong linh mục năm 1956 là,
Nicolas Houlmann, Nicolas là một tên thân thuộc với trẻ em qua hình ảnh của Santa Claus... có thể là một sự ngẫu nhiên hay là một sự sắp đặt....?
Từ đó ngài xả thân mình cho những linh hồn nhỏ, vô tội, hồn nhiên....từ biên giới Thái-Miên đến vỉa hè của Thành phố Sài gòn...càng dấn thân sâu vào cuộc sống hàng ngày của các trẻ em này...Hình như Ngài đã nghiệm được nguyên nhân sâu sắc vì đâu mà có cảnh lầm than như vậy...nhưng ngài không trách móc , ngược lại ngài soi đường và tìm phương hướng cho xã hội cũng như giáo hội Việt Nam....Thiết nghĩ chúng ta ai ai cũng làm theo lời khuyên của ngài....thì tương lai của các thế hệ trẻ tại Việt Nam sẽ tươi sáng hơn nhiều...
Từ năm 2002 ngài đã bị nhiễm sốt rét nhiệt đới....buộc ngài phải trở về nguyên quán của mình để tịnh nghĩ, những cơn sốt rét tuy dày vò thể xác của ngài song tâm trí của ngài lúc nào cũng nhớ tới các con của ngài....có đứa vào Đại học, đứa thì sắp ra trường...đang điều trị nhưng ngài vẫn tiếp tục chuyển ngân về Việt Nam đặng nuôi nấng chăm sóc và cưu mang cho các con mình....vỉ khuôn khổ có hạn của blog, xin được đăng 1 trong những lá thư  gởi gắm đầy tình thương của ngài:


Khác với các Cha khác, Cha Jean sinh hoạt và phụng vụ một cách âm thầm..cho đến khi ngài xuôi tay trở về nước chúa cũng vậy...Ngài không để lại những dấu tích gì về mình cả...
Chúng ta cũng đã nghe những cư dân tại thị trấn kể về ngài...và họ cũng cảm thấy nuối tiếc cho ngài .
Nhưng lạy Cha, với những giòng chữ này thay cho những vòng hoa...chúng con hy vọng sẽ giữ mãi và lưu truyền những gì cha đã làm cho con cái của cha...cho hậu thế và mãi mãi ....

Que Dieu bénisse notre père Nicolas Houlmann
Que Dieu bénisse St-Ursanne
Que Dieu nous bénisse tous
Merci...Père Nicolas Houlmann...Merci St-Ursanne...

*****

February 22, 2013

Cha Jean Houlmann -Người Cha của Các Trẻ Em Bụi Đời tại Sàigòn Việt Nam.


Cha Jean Houlman sau khi giúp người tị nạn đường bộ Việt Nam dọc biên giới Thái Lan, ngài đã đến Việt Nam xây dựng, tổ chức những cô nhi viện để giúp trẻ bụi đời và mồ côi. Năm 1993, Ngài mở trường nuôi dạy trẻ nghèo và mồ côi  tại số 1/6, trên đường Trần Đình Xu, Phường Cầu Kho, Quận 1
Năm 1994, Ngài tổ chức Mái ấm Tân Bình trên đường Đồng Đen, P.12, Quận Tân Bình
* * *
*

Cha Jean Houlmann tại Sài Gòn- 1993

Dưới đây là bài viết của WERLY RICHARD - Phát hành ngày 8 tháng chín 1994 - La Vie n°2558-nguyên văn tiếng Pháp:


Le père Houlmann et les enfants des rues au Viêt-nam
Un sacerdoce sur le trottoir


Depuis deux ans, Jean Houlmann, ancien prêtre-ouvrier dominicain, s’est installé à Hồ Chí Minh-Ville (ex-Saigon), après plusieurs années passées dans les camps de réfugiés en Thaïlande. Son but: mettre sur pied des foyers d’accueil pour les enfants des rues, avec l’aide des communautés religieuses vietnamiennes. Une mission essentielle dans un pays où les récentes réformes économiques nourrissent de dramatiques inégalités...

Je ne suis pas vraiment missionnaire. Je ne suis pas venu au Viêt-nam porter la bonne parole, et c’est pour cela que j’ai pu m’installer: malgré des signes d’ouverture récents, le gouvernement communiste de Hanoi garde une grande méfiance vis-à-vis des missionnaires, souvent associés dans l’esprit des dirigeants à la période coloniale et à ses abus. Je suis donc officiellement travailleur social, avant d’être prêtre. Je n’ai pourtant pas renoncé à mes fonctions d’Eglise:je célèbre la messe pour les communautés de religieuses, et je réfléchis comme un prêtre. Il faut dire que la communauté catholique vietnamienne est très vivante. Elle regroupe environ 10% de la population, dispose d’un réseau efficace d’associations et de paroisses et, le dimanche, les églises sont pleines. Après avoir été empêchés de travailler dans le domaine social pendant de nombreuses années, les prêtres et les religieuses ont été discrètement autorisés à reprendre leurs actions...

Je n’ai pas l’expérience de la mission au sens strict. Pourtant, je passe mon temps à prêcher indirectement : je retrouve les enfants des rues, j’essaie d’acquérir leur confiance et j’organise pour eux des centres d’accueil... Voilà mon sacerdoce. Et, croyez-moi, les obstacles ne manquent pas : les années de communisme, d’abord, puis la rupture subite provoquée par la politique de réformes économiques, ensuite, ont jeté dans la rue des dizaines de gamins. Les Vietnamiens les appellent Buu Doi, "les poussières de la vie". A huit, dix ou treize ans, ces gosses vivent dehors et sont souvent passés maîtres dans l’art de chaparder ou d’échapper aux rafles policières. Mon rôle n’est pas de leur parler du Christ. Encore moins de susciter parmi eux des vocations. Ma mission, grâce à mon expérience de prêtre, est au niveau des trottoirs de l’ex-Saigon. C’est là qu’il faut commencer, au plus bas. J’ai sans doute plus de liberté pour le faire que le clergé local, souvent surveillé et en butte aux pressions régulières de petits groupes de fidèles.

Tous les Vietnamiens, ou presque, et les catholiques, en particulier, ont fait face ces dernières années à des difficultés inconnues en France. Certains enfants trop pauvres ont grandi sans pouvoir fréquenter l’école. Alors, mission impossible? Sûrement pas. Car ici, s’en sortir est une règle élémentaire, incontournable. Le Viêt-nam est une ruche. Il faut être sur place pour se rendre compte des formidables efforts de solidarité que déploient les religieuses auprès d’enfants démunis et non scolarisés. Leur mission consiste à organiser des classes supplémentaires gratuites au niveau des quartiers, des paroisses. Elles incarnent ce qu’il y a de plus généreux dans l’Eglise. Formidable témoignage de dévouement que ces "classes d’affection", où des centaines de gosses trop pauvres pour fréquenter l’école publique réapprennent à conjuguer l’avenir.

Je ne vous ai pas beaucoup parlé de Dieu et de Jésus. C’est normal, car j’en discute encore peu avec les Vietnamiens. Je leur explique, en revanche, la nécessité de respecter les hommes. Beaucoup d’officiels, formés dans le moule communiste, continuent de considérer l’Eglise et les catholiques comme un "mal nécessaire". Mon souhait est de leur redonner confiance en nous, prêtres catholiques, de les persuader de nos bonnes intentions. Le passif est lourd, il faudra du temps pour qu’il se résorbe. Je crois fondamentalement que cette Eglise peut devenir l’une des plus dynamiques d’Asie. Je suis également admiratif devant les efforts des bouddhistes en faveur des enfants abandonnés et des détresses sociales. C’est cette volonté commune qui nous permettra de faire tomber les derniers murs, visibles et invisibles. L’Eglise catholique du Viêt-nam n’a pas vraiment besoin de pierres ou de bâtiments. Elle a besoin de gens debout. Le reste suivra...


Phỏng dịch sang Việt ngữ

(by Trinh Huy Chuong)

Bài viết của WERLY RICHARD -Số ra ngày 8 tháng chín năm 1994 - Nhật báo Điện tử LA VIE n°2558

Cha Houlmann và trẻ em đường phố tại Việt Nam
Một linh mục dọc theo vỉa hè

Kể từ hai năm qua, Jean Houlmann, một linh mục thuộc dòng Đô-mi-ni-ca, di chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ), sau nhiều năm phục vụ tại các trại tị nạn ở Thái Lan. Mục tiêu của Cha: thành lập trung tâm tiếp nhận cho các trẻ em đường phố, với sự giúp đỡ của các cộng đồng tôn giáo Việt Nam. Một sứ mạng mang nhiều thách thức trong bối cảnh của một đất nước đang cố gắng cải cách kinh tế nhưng tạo ra không ít những bất bình đáng kể trong xã hội...

Các em mồ côi và bụi đời tại Mái Ấm Tân Bình
Tôi thực sự không phải là một nhà truyền giáo, ngài nói. Tôi không đến Việt Nam để  truyền bá giáo điều, và đây là cũng là nền tảng và cơ sở xây dựng của tôi: mặc dù có những dấu hiệu về sự cởi mở gần đây, nhưng chính quyền Cộng sản Hà Nội vẫn luôn giữ một mối ngờ vực đối mặt với các nhà truyền giáo , Các nhà lãnh đạo đó vẫn bị ám ảnh trong tâm trí của họ về thời gian thuộc địa và những lạm dụng của thực dân <pháp>. Bản thân tôi vốn là một nhân viên xã hội trước khi trở thành một linh mục. Dĩ nhiên tôi đã không từ bỏ những hoạt động phụng vụ của tôi, tôi vẫn cử hành Thánh Lễ cho các cộng đồng tôn giáo, và tôi nghĩ rằng tôi làm tròn bổn phận của một linh mục. Phải nói rằng Giáo hội Công Giáo Việt Nam vẫn còn rất linh hoạt. Mặc dù bao gồm chỉ khoảng 10% dân số, nhưng giáo hội công giáo Việt Nam có một hệ thống đầy hiệu quả từ các hội đoàn cho đến các giáo xứ, và vào các ngày Chủ nhật, các tín hữu vẫn tề tựu về nhà thờ đầy đủ. Dù bị ngăn cản cấm đoán họat động trên các lĩnh vực xã hội trong nhiều năm qua, các linh mục và tu sĩ vẫn lặng lẽ tiếp tục sinh hoạt phụng vụ của mình ...

Tôi không có kinh nghiệm mang sứ mệnh trong một khuôn khổ gò bó nghiêm ngặt. Tuy nhiên, tôi dành nhiều thời gian của tôi rao giảng một cách gián tiếp: Tôi gặp gỡ các trẻ em đường phố, tôi cố gắng cũng cố niềm tin của họ và khi được sự tin tưởng của họ , tôi tổ chức và dìu dắt họ đến những trung tâm tiếp nhận ... Đó là hoạt động phụng sự của tôi. Và tôi tin rằng, bởi vì các chướng ngại gây ra qua những năm tháng của chủ nghĩa cộng sản, những ngày đầu tiên, rồi sau đó những sự biến đổi đột ngột gây ra bởi chính sách cải cách kinh tế làm cho xã hội chia cách, hậu quả sau đó đã đưa đẩy hàng chục hàng trăm trẻ em ra ngoài vỉa hè của đường phố. Người Việt Nam gọi là trẻ "bụi đời". Ở lứa tuổi lên tám, lên mười hay mười ba những đứa trẻ này sống vô gia cư và trở thành những tay chuyên nghiệp đầy nghệ thuật ăn cắp vặt và đầy mánh khóe để thoát khỏi các cuộc tấn công của công an. Vai trò của tôi không phải là để nói với họ về Chúa Kitô. Khuyến khích ơn gọi lại càng khó khăn và ít ỏi. Sứ mệnh của tôi, thông qua kinh nghiệm của tôi như là một linh mục, phải dựa trên cuộc sống vỉa hè của Sài Gòn cũ. Chúng ta phải bắt đầu từ đây từ chốn hèn hạ nhất trong xã hội. Tôi có nhiều lợi điểm và tự do hơn để làm điều này so với các các tu sĩ địa phương, bởi vì họ luôn bị thường xuyên theo dõi và chịu áp lực thường xuyên từ các nhóm trung thành với đảng và nhà nước.

Hầu hết mọi người Việt Nam, và người Công giáo nói riêng đã phải đối mặt trong những năm gần đây vì những khó khăn không rõ của nước Pháp <vì kinh tế suy thoái> . Một số trẻ em đã lớn lên quá nghèo đến nỗi không thể cắp sách đến trường. Vì vậy, nhiệm vụ bất khả thi chăng ? Chắc chắn không phải. Bởi vì đây  là một nguyên tắc cơ bản, không thể tránh được. Xã hội Việt Nam như là một tổ ong. Phải được thực hiện để tạo ra những nỗ lực to lớn hơn , triển khai theo tinh thần đoàn kết dân chúng lẫn tôn giáo để giúp đỡ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và thất học. Nhiệm vụ của họ là phải tổ chức các lớp học miễn phí từ hạ tầng khu phố, đến các giáo xứ. Phải cho thấy hiện thân của Giáo Hội thật bao dung. Những "lớp học tình thương" phải chăng là những bằng chứng hùng hồn của sự cống hiến, nơi mà hàng trăm trẻ em quá nghèo có được cơ hội học hành để mang lại tương lai sáng hơn.

Tôi không nói nhiều về Thiên Chúa và Chúa Giêsu. Điều này là bình thường, như tôi từng thảo luận với người Việt Nam. Tôi giải thích cho họ biết, tuy nhiên, cần phải tôn trọng lẫn nhau. Nhiều cán bộ, đào tạo trong khuôn khổ cộng sản tiếp tục xem Giáo Hội và người Công giáo như là một "điều ác nhưng  cần thiết". Mong muốn của tôi là để khôi phục lại sự niềm tin của họ vào chúng ta, trên cương vị một linh mục Công Giáo, để thuyết phục và cho họ hiểu về ý định tốt của chúng ta. Trách nhiệm này rất là nặng nề, mất rất thời gian cho họ hấp thụ. Về cơ bản tôi tin rằng Giáo Hội sẽ đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng năng động nhất ở châu Á. Tôi cũng ngưỡng mộ những nỗ lực của Giáo hội Phật Việt Nam đối với các trẻ bị bỏ rơi và đau khổ của xã hội. Đây cũng là nguyện vọng chung để cho phép chúng ta phá vỡ các bức tường ngăn cản còn lại, hữu hình và vô hình. Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam không thực sự cần tới những nền tảng cứng nhắc như đá hay những thành lũy chắc chắn như cổ thành mà chỉ cần có người Chủ Chiên Xuất xắc. Những phần khác còn lại sẽ theo sau ...


* * *
*





February 21, 2013

Cha Jean Houlmann ~ Một Ân Nhân của Đồng bào Trại Tị Nạn Đường bộ Việt Nam...

Cha Jean Houlmann tại Cư xá của Bệnh Viện Trại tị nạn đường bộ Site 2 south 1986
Cha Jean Houlmann, sinh ra tại một thị trấn nhỏ St-Ursanne thuộc miền đông bắc nước Thụy sĩ,  một Cha dòng Dominican....

Cha đã đến với trại tị nạn đường bộ Việt Nam tại Site 2 south từ năm 1986....sứ mệnh của Cha rất đơn thuần...gần gũi với người tị nạn...lắng nghe ...xoa dịu những đau khổ của người tị nạn...Đặc biệt ngài chú tâm cho các trẻ em không thân nhân đi cùng, minor, hay mồ côi...

Lúc đầu ngài phải share đi chung 1 xe với cha Pierre Ceyrac...nhưng sau đó ngài tự túc và đi một mình bởi vì hai cha có những chương trình nghị sự khác nhau.  Khác với mọi cha, Cha Jean chỉ focus vào trại Việt Nam mà thôi, Ngài dạy lớp Pháp văn , ngài ủng hộ những hoạt động của Liên đoàn hướng đạo trại, trường học của trại, chùa Phật giáo Khmer Krôm, chùa Vạn Hạnh, hội người Hoa, người Chàm, bệnh viện ... Thỉnh thoảng Cha dâng lễ đồng tế với các Cha khác vào những dịp lễ trọng mà thôi, hoặc khi Cha Pierre vắng mặt...Mục đích của Cha không phải vào trại vì cộng đồng công giáo hay nhà thờ Emmanuel, mà cha cố tình len lõi vào nếp sống thực tế hàng ngày của dân tị nạn...Ngài ăn và uống với mọi người....ai mời ngài dùng gì..ngài không bao giờ từ chối.  Ngài thích bánh mì Việt nam ở trại mình...ăn với cá mòi trộn với ít hành củ và muối tiêu...Ngài thích cà phê "phin" của các quán trong trại và vào những buổi trưa hè, ngài thích 1 ly nước chanh xí muội với nhiều đá, hút thuốc đen của Pháp hiệu Gauloises...kẹt lắm ngài mới hút của Thái.

Cha Jean Houlmann dự tiệc sinh nhật của Lương Chương Thông.
Cha Jean giản dị, trầm lắng , nghe nhiều hơn nói, từ tốn...nhưng rất năng ̣động đến nỗi nếu ngài nhờ làm gì , mà người đó chập chạp thì ngài không vui....nói tóm lại đôi khi ngài hơi nóng tánh.
Dường như ngài trở thành một công chức làm việc trong trại...thứ hai tới thứ sáu...thậm chí luôn cả cuối tuần nếu Cha Pierre hoặc các cha khác không vào dâng lễ  được...cứ mỗi sáng cha vào để dạy lớp Pháp văn, sau đó Cha đi thăm hội đòan hay thăm chùa , hay một gia đình nào đó...tới khỏang 2 giờ chiều , cha về nghĩ trưa tại cư xá bệnh viện, khỏang 3 hay 4 giờ chiều Cha lại xuống trại, lúc này lũ trẻ đã tan học và tụ tập quấy quít theo Cha, đứa thì bập bẹ vài câu tiếng anh, tiếng pháp học ở trường, đứa thì mắc cỡ nhưng cứ đi theo ngài như chừng coi chừng cái gì đó cho ngài...hay lắm lúc ngài dẫn cả bọn vào quán khao cho một chầu nước chanh xí muội...vui lắm.  Những lúc đó nhìn Cha với những nếp nhăn của cuộc đời nhưng lúc nào ngài cũng nở nụ cười cả...bọn nhỏ còn đòi cha mẹ chúng làm sinh nhật và mời cha về nhà chúng....những lúc như vậy ngài đem vào vài hột gà luột, bánh mì Hamburger, sandwich, bơ, cheese , kẹo, bánh gateau...làm cho đám trẻ ngây ngất với những món Deluxe này...

Cha Jean Houlmann đang đãi các em Boy scout nước đá xí muội  vào trưa hè


Ngài có một đứa trẻ mà ngài xem như con nuôi, đó là Hòa Chảy <Lương Chưưng Thông>, Ngài thương Hòa Chảy, vì nó nhỏ nhưng rất lanh lẹ và hoạt bát, Chảy nói tiếng Anh rất hay so với cái tuổi của nó...Hòa Chảy còn xung phong làm Bus boy cho bệnh viện, đi phóng loa gọi bệnh nhân lên gặp Bác sĩ hay chuyển đi bệnh viện Khao I Dang, cứ có việc gì về liên lạc thì Hòa Chảy tung tăng phóng nhanh bằng chiếc xe đạp của Bệnh viện <Limousine đó>....Ngoài ra Hòa Chảy chỉ tới trại và sống với Mẹ của Chảy mà thôi.  Nay Hòa Chảy định cư tại Úc Đại Lợi...
Phần thưởng lớn nhất mà ngài tặng cho ai xứng đáng, hay ngài thích sau mỗi lần Ngài trở lại từ Pháp hay Thụy sĩ đó là một cái đồng hồ hiệu SWATCH a swiss-made watch , trông đơn giản nhưng rất elegant...như Cha Jean vậy.

Ngài ghé tai nói nhỏ," Cha sẽ ở lại trại đêm này
 để mừng Chúa Hài Nhi ra đời với tụi con..." .
Từ khi trại tị nạn hiện hữu tới lúc này, chưa có một Volunteer, hay bất cứ một người ngoại quốc nào dám ở lại qua đêm trong trại...thứ nhất đó là luật của MOI Bộ nội vụ Thái và Task Force 80, thứ nữa vì tình hình an ninh không lường trước được cho nên ngũ qua đêm trong trại là tối kỵ. Vậy mà đêm Giáng sinh năm 1986, sau khi làm lễ đồng tế với Cha Pierre xong, Ngài ghé tai nói nhỏ," Cha sẽ ở lại trại đêm này để mừng Chúa Hài Nhi ra đời với tụi con..." ...tin lan đi một cách nhanh chóng nhưng thận trọng bởi vì lính Thái mà biết được thì Cha sẽ bị phiền lắm...suốt đêm đó nhà thờ vui tưng bừng, nào là kịch hoạt cảnh, ca hát, tụ họp quây quần bên Cha...đám trẻ con thì thôi...chúng thức đêm với người bạn vĩ đại của chúng.  Chắc hẳn ̣đây là một kỷ niệm khó quên cho nhiều người.
Rồi thời gian qua đi, trại tị nạn đường bộ được "tái sinh" thêm một lần nữa...các phái đoàn của các quốc gia đệ tam trở lại phỏng vấn thâu nhận người tị nạn.  Cha Jean cùng các Cha khác làm việc không ngừng với những gia đình cá nhân bị khúc mắt, hay đánh rớt bởi các phái đoàn.  Cha Jean thì lo các Hồ sơ đi Pháp, Thụy sĩ , âu châu...rồi ngay cả đi Mỹ , Canada, Úc đại lợi....hình như ngài có lobby rất mạnh , nhất là phái đoàn Hoa kỳ...case nào Cha nhận đưa lên cho JVA hay INS, thì hầu như ̣90 phần trăm sẽ được chấp thuận....
Người tị nạn còn thấy cha thỉnh thỏang ghé lại Ban Thai Samat để trò chuyện với các nhân viên di trú đang làm việc ở đó....Ảnh hưởng của Ngài rất mạnh nhưng không ai rõ từ đâu mà Cha Jean có được sự hậu thuẩn đó.
Dần dần người tị nạn lên đường định cư sắp hết trại...có thể nói chúng ta đã bỏ ngài lại đàng sau mình...và với ngài đó là một điều mong ước của ngài, những gì ngài đã làm cho chúng ta.....





February 20, 2013

In Memoriam: Cha Andre Lamothe - The funeral 3 years ago

*
* * *
*
*
Cha André Lamothe SJ
 Một Vị Ân Nhân Của Người Tị Nạn Đường Bộ


Cha không tới trại tị nạn đường bộ thường xuyên, nhưng cha André là vị ân nhân, từng bảo trợ giúp đở cho rất nhiều người tị nạn đường bộ người Khmer và Việt Nam, và nhất là các anh em bộ đội.
Cha đã phục vụ người tị nạn tại Bataan trước khi về lại Canada.
Ngài mất ngày 16, tháng 2, năm 2010 tại Richelieu, Quebec, Canada. Ngài hưởng thọ 70 tuổi.


Hình lễ an tang cha Andre Lamothe ngày này 3 năm về trước do anh Vũ Hoàng Quân chụp,  tại nguyện đường nhà dòng tại Richelieu, Quebec, Canada, ngày 20/2/2010.

"Quelques photos de la cérémonie.
Le reste du père Lamothe sera gardé à la cathédral de Saint Jérôme.
La mise à terre aura lieu en mai à la cimetière des Jésuites à Saint Jérôme"(Quan)

(Photo courtesy of Vu Hoang Quan)

Viếng Cha Andre Lamothe lần cuối 2/20/2010


Thánh lễ an táng tại nguyện đường nhà dòng tại Richelieu ngày 20/2/2010

Thánh lễ an táng tại nguyện đường nhà dòng tại Richelieu ngày 20/2/2010

Thánh lễ an táng tại nguyện đường nhà dòng tại Richelieu ngày 20/2/2010

Thánh lễ an táng tại nguyện đường nhà dòng tại Richelieu ngày 20/2/2010

February 19, 2013

Chuyện Bây Giờ Mới Kể: Father André Lamothe SJ

I met father André for the first time at Vietnamese land refugee camp in Nong Samet. He arrived toward the end of our refuge there, around July or August 1983. We met him in better condition than anywhere before that, but we were still in depression about the whole situation. Some of us were lucky to be transferred to Panatnikhom for resettlement, but there was still no hope for the  rest of us. He celebrated mass and talked to us, showing care for each person he met. Before he left, the refugees handed him a big sack full of letters, there must be hundreds of them. We asked him to add the stamp and to mail to our relatives. It seemed normal and customary that we asked any Westerners to mail letter for us.

In March 1985, I was transferred to Bataan to study English and American culture. By chance I saw him celebrate mass at Bataan church and I met him the second time at his residence. Time has passed and many events have intervened in between, but his memory did not fail. He still remembered me well and treated me fondly. I was so moved by his kindness.


I became a kind of personal secretary for him thereafter until he was called back to Canada. I was cooking, eating, staying overnight some times with him. The whole time I was to write letters to many, many people who wrote to him. There was always a thick stack of letters, most in Vietnamese, some in English, all asking for help. I did not understand the situation of each of the people who wrote the letter, so he would patiently explain to me, in Vietnamese, because Vietnamese was  what he wanted to write with, and I would write the reply. Some very short, some very long, but always ended with love and well wishes. I would see his face brighten, his smile broaden every time I finished a letter and read aloud for him to hear.

Father André left for Canada one day in April 1985, barely one month into my transit in Bataan.

I felt sad and lonely again

But life flows on. Time passes and many events go by. My memory does not fail, I believe his does not either.

Until I hear he departed once more, for the last time, in 2010.
* *
*

Please keep us in memory, Father, watch upon and pray for each of us, as you replied to each of those who wrote to you.


With Father André Lamothe in Bataan PRPC- 4/1985
From left: Hùng (refugee from Taiwan), Vân, Hòang, Óanh, Father André Lamothe, Hưng, Thanh-Hương


February 15, 2013

Bệnh Viện ̣COERR VNLR tại Site 2 South~COERR VNLR camp Hospital in Site 2 South


A photo taken in the front of COERR VNLR Hospital in Site 2 South, an ambulance of ICRC on stand-by with 2 medical cars of COERR medical team . The very first and unique hospital for VNLR...

Khác với những trại trước đó: Nong Chan, Phnom Chat hay Nong Sa Met, DangRek, Site A , Site 2 North và cả NW82, NW9...lúc đó nếu người tị nạn Việt Nam cần sự chăm sóc hay dịch vụ về y tế như bệnh tật, thương tích, chích ngừa, thử nghiệm, sản khoa... nếu Phòng khám bệnh Ngọai Chẩn <OPD Out Patient Department> không đủ điều kiện hay ngòai giờ <off hours> lúc đó không có sự hiện diện của Y tá ICRC hay MSF <Médicins Sans Frontiers>  thì nhân viên OPD phải buộc lòng di chuyển ngừơi bệnh ra ngòai Sơn cách tức là Bệnh viện của dân lánh nạn Kam pu chia...Song, đã có những vấn đề phức tạp đã xảy ra do bị back-flash hay hostile... Cho đến khi trại site 2 south, vì dân số lên đến ngàn người cho nên một bệnh viện nằm trong trại không còn là vấn đề nữa...
Cô y tá người Thái của COERR đang hướng dẫn cách chích ngừa cho Paramedics,hình chụp sau khi ICRC bàn giao OPD lại cho COERR chăm sóc, OPD site 2 north

OPD trước đó được chăm sóc bởi ICRC, sau được trao lại cho COERR, là tiền thân của Bệnh Viện COERR sau này


Bệnh Viện ̣COERR VNLR tại Site 2 South bao gồm Ngọai và Nội chẩn ̣đầu tiên và duy nhất do chính người tị nạn VNLR tự quản, chăm sóc dưới sự giúp ̣đỡ của các tổ chức thiện nguyện phi chính phủ ̣hay là NGO Non-govermental Organisation, gồm có:
- Điều hành chính: COERR ̣Catholic Office for Emergency Relief and Refugee, cung cấp dược phẩm, dụng cụ y tế cũng như Y tá và Bác sĩ.... Đồng thời tổ chức di chuyển bệnh nhân đi tiểu phẩu tại các bệnh viện lớn nằm sâu trong lãnh thổ Thái Lan ̣, như là cataract removal, tumor removal, eye surgery, Day surgery...Ngoài ra COERR còn giúp đào tạo nhân viên paramedic tại chỗ để tự chăm sóc cho bệnh nhân VNLR 24/7.
- Xét nghiệm y khoa ̣Medical laboratory do MSF Médicins Sans Frontières và ARC American Refugee Committee liên kết giúp ̣đỡ . Phòng xét nghiệm nằm ở Bệnh viện ARC Rythysen-tức là Site 2 South, hoặc được gởi đi Khao I Dang hay Aranyaprathet tùy theo mẫu xét nghiệm.  Kết quả từ vài tiếng đồng hồ ̣(Sốt rét, CBC, phân và nước tiểu, đàm...) cho đến vài ngày sau.
-Chụp hình quang tuyến X-ray, Dental Services Răng hàm mặt do JVC Japan Volunteer Centre hỗ trợ.
-Trung tâm ̣Điều trị và ngăn ngừa Lao TB center do ARC và MSF , chúng tôi thu thập mẫu đàm và thử tại phòng xét nghiệm của trung tâm, tỷ lệ bệnh lao của trại VNLR tương đối thấp.
-Chuyên chở cứu cấp ambulance vẫn do ICRC Hồng Thập Tự Quốc Tế đảm trách.  Ngoài giờ cuối tuần,  và ̣ giữa đêm hôm khuya, nhân viên của VNLR hospital còn được phép sử dụng hệ thống liên lạc Motorola wireless của Task Force 80 để tham vấn trong trường hợp cấp cứu hoặc yêu cầu tiếp tế thuốc men và xin ambulance nếu cần.
-Về Bồi dưỡng và dinh dưỡng cho bệnh nhân thì có tổ chức của CARE International chăm sóc. CARE còn có một trung tâm lo về dinh dưỡng cho trẻ em và phụ nữ mang thai nằm đối diện với bệnh viện ̣lúc đó do anh Trần Kiến Anh phụ trách.
-Vệ sinh và những rác thải phế liệu Sanitation của bệnh viện do CONCERN chăm lo, do anh Dương David phụ trách vào lúc đó.
-Trung tâm Kế hoạch hóa gia đình -family planning- do COR Christian Outreach đảm trách nằm kế CARE.
Bệnh Viện VNLR COERR liên tiếp đón tiếp các đoàn sinh viên thực tập y khoa -residence-của các Trường Đại học  từ Hoa Kỳ như Medicne School thuộc Đại học Indianapolis - bang Indiana do Dr. Robert Robinson dẫn đầu 1986, GeorgeTown University- Medicine college có  Dr. Dan William ...

Hospital VNLR staffs with COERR medical team...in the front of main ward..

Hospital VNLR staffs with COERR medical team..inside the hospital..OPD section

Hospital VNLR staffs with COERR medical team...Christmas party 1986...with the participation of patients too..

Hospital VNLR staffs with COERR medical team...out side , parking area
Với Dr. Robert và hai cô y tá người Thái bên trong bệnh viện
Ảnh chụp phía trước bệnh viện 1986----A big sign stated VIETNAMESE LAND REFUGEE CAMP, once created a controversial issue between the use of  the title  "CAMP" or "PLATFORM" as ICRC TF80 never recognized VNLR as a camp...just a platform...???
  Inside hospital with Nurse Luc Payant and Pee You
 Father Pierre Ceyrac SJ visited and blessed our patients
 He always stopped by COERR Hospital every time he passed by the camp
..
 A victim of a hatred act...VNLR paramedics at scence...
As we are Vietnamese..we are under hostile from every directions: VC troops, the "para" guerrillas all fractions <Khmer rouge, KPNLF , KPNLAF...even Khmer displaced people>.....


 Dr. Dennis William - Georgetown Medical School at our Christmas party 1986

The last Christmas we had at our hospital....


February 14, 2013

Kỳ Tích của "LUỔN GIÓ ẢNH HƯỞNG" sau chuyến thăm Trại Tị Nạn Panat Nikhom tại Thái Lan của Đức Giáo Hoàng John Paul Đệ nhị....

Phỏng dịch Bài Diễn Văn của Đức Giáo Hoàng John Paul (Gioan Phao Lồ)Đệ nhị tới người tị nạn Đông Dương tại Trại Panat Nikhom nhân trong chuyến Công Du Mục Vụ của Ngài qua các nước Đại Hàn, Tân Papua Guinea, Quần Đảo Solomon và Thái Lan . Thứ Sáu Ngày 11 Tháng 5 Năm 1984.



     +
      +  +  + 
     +
     +


Anh chị em thân mến, 
Tôi có rất nhiều mong muốn được gặp các bạn trong chuyến thăm của tôi đến Thái Lan. Mặc dù thời gian  dừng lại đây của tôi tại Phanat Nikhom này rất ngắn, nhưng nó có một ý nghĩa sâu sắc đối với tôi.Tôi muốn các bạn biết rằng những lời phát biểu của tôi bất chấp và vượt qua tất cả các rào cản ngôn luận: chúng được nói bằng ngôn ngữ của trái tim. Trái tim tôi ở cùng với các bạn. Đây là con tim của một người anh em đã đến với bạn trong danh xưng của Chúa Giêsu Kitô để mang lại một thông điệp của lòng từ bi, của sự an ủi và niềm hy vọng, đó là một trái tim bao quát mỗi chúng ta và mọi người khác như thể chúng ta là bạn bè và người đồng hành, một trái tim bao dung cho tất cả những người quanh thế giới, để họ cùng chia sẻ tình trạng và trải nghiệm cuộc sống như người tị nạn của bạn. 
Xin các bạn hãy lắng nghe những lời này đến từ trái tim tôi: Tôi muốn các bạn thấu được tình yêu của tôi. Chúng ta thực sự là huynh đệ, và là thành viên của cùng một gia đình nhân loại, là con trai và con gái của cùng một Người Cha thương yêu. Tôi muốn chia sẻ với các bạn những nổi khổ đau, những sự khó khăn, những đau đớn của các bạn, để các bạn có thể biết ít ra cũng có một người nào đó quan tâm đến các bạn, đồng cảm với hoàn cảnh của các bạn, và hành động để giúp các bạn tìm thấy sự cứu giúp, niềm an ủi và giúp bạn có lý do để hy vọng.

Phải có niềm tin vào chính mình. Đừng bao giờ quên danh tính của các bạn là những người yêu tự do, những người có một vị trí xứng đáng trong thế giới này. Đừng bao giờ để mất cá tính của các bạn như là một con người! Luôn giữ gìn vững chắc cội nguồn từ nền văn hóa đặc sắc của mình, từ đó thế giới có thể học được nhiều và phải đánh giá cao các bạn trong tính nét độc đáo của các bạn.


Phải hy vọng vào tương lai. Thế giới của chúng ta đang phát triển đầy đủ. Nó cần các bạn và những sự đóng góp của các bạn. Tận dụng mọi cơ hội, điều kiện để học ngoại ngữ và hoàn thiện một kỹ năng, để có thể thích ứng và hội nhập với xã hội và đất nước mới , nó sẽ là chìa khóa mở cửa cho các bạn và xã hội mới thêm được phong phú bởi sự hiện diện của bạn.
 
Đối với các Tín hữu Công giáo trong số các bạn tôi mong muốn nói một lời đặc biệt: Đức Chúa Trời không bao giờ nói rằng sự đau khổ là một điều tốt trong chính nó, nhưng Ngài đã dạy chúng ta qua Con của Ngài, Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã chịu khổ và chết cho tội lỗi của chúng ta, đau khổ vì chúng ta, khi tham gia với những người của Chúa Kitô, có giá trị cho sự cứu rỗi của thế giới. Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đã sống lại vào ngày thứ ba, là nền tảng của niềm hy vọng của chúng ta, bây giờ và trong tương lai. 
Các bạn tị nạn thân yêu của tôi, những lời cuối cùng mà tôi muốn nói ở đây trong tư cách của một người anh trai của các bạn là để nói lên những lời nói chân thành cảm ơn đến  tất cả những thiện nguyện viên những người đang hỗ trợ cho bạn tại thời điểm này khó khăn trong cuộc sống của bạn, và Chính phủ Thái Lan, những người đã giúp tôi đi chuyến thăm này, và đã mở cửa của đất nước này cho rất nhiều người tị nạn đến từ các nước Đông Nam Á; 
Cảm ơn các quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, các tổ chức tôn giáo cũng như phi tôn giáo, đã nghe tiếng kêu cứu của Nhân lọai và đã thịnh tình đáp lại qua những nhiều cử chỉ thương xót đầy lòng nhân đạo ,
và cuối cùng cảm ơn đến các tình nguyện viên , đặc biệt là các bạn trẻ , những người đã đến từ tất cả các nơi trên thế giới tự đặt mình vào việc phục vụ người tị nạn.Tôi cảm ơn tất cả các bạn vì sự bao dung của các bạn, sự hi sinh của các bạn và mối quan tâm nhân đạo của các  bạn.
Các bạn thân mến: Thiết nghĩ rằng tôi có thể làm tất cả mọi thứ mà tôi có thể làm để giúp các bạn hoặc yêu cầu người khác giúp các bạn. Tôi mong muốn được chia sẽ sự đau khổ của các bạn, và tôi cũng cầu xin Đức Chúa Trời ban cho các bạn nhiều nghị lực, và hy vọng các bạn sớm tìm được bình an và an sinh trong một mái nhà ổn định. 
Ước gì các bạn có thể trải nghiệm tình yêu của Thiên Chúa trong trái tim của bạn!
                                                                                  
 

Đặc biệt Lưu ý: Ngay sau khi chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha, vào cuối tháng 9 năm 1984 Chính phủ Thái Lan đã chấp thuận cho ICRC <Hồng thập tự Quốc tế>   cùng với Hoa Kỳ và các nước khác để tiến hành phỏng vấn cho người Việt tị nạn tại trại Dongrek, Thái Lan. ICRC sau đó phân phối danh sách  của những người Việt Nam đã nhập trại  trước ngày 30 tháng chín và có thân nhân ở các quốc gia tái định cư.(Chiết xuất từ ​​"Những vấn đề nan giải trong việc giải quyết Định cư cho Người Việt Tị Nạn Việt Nam tại  DONGREK  tại Biên giới Thai lan và Campuchia" GAO NSIAD-85-132, Aug 16, 1985 NB-219.689).
Chú thích thêm , trong phần đầu bài diễn văn, sỡ dĩ Đức Thánh Cha đã đề cập rằng Ngừơi bất chấp những rào cãng của Dư luận và dù rằng chuyến thăm của Ngài tại Trại tị nạn Panat Nikhom tuy ngắn ngủi nhưng Ngài vẫn mong mỏi thăm trại.  Chính phủ Thái Lan thật ra rất là miễn cưỡng khi phải chấp nhận chuyến thăm ̣đặc biệt này của Ngài, tưởng cũng cần nhắc lại đại đa số dân Thái Lan theo Phật gíáo và từng xem đây là quốc giáo, họ sợ ảnh hưởng của Tòa Thánh đến nền tảng quốc giáo này vốn đang bị thóai hóa vì những nạn tệ đoan và nếp sống của xã hội càng ngay càng đi xuống. Mặt khác, ngay các nước khác cũng không hoan nghênh chuyến thăm này của Ngài..vì họ e sợ sẽ gây ảnh hưởng và tạo ra những đợt sóng tị nạn mới....Do đó, tháng 5 , 1984 giới truyền thông và báo chí rất là giới hạn đăng tải sự kiện này....Sự thật vẫn là sự thật, ảnh hưởng của Ngài đã thật sự khuyến động lòng Nhân đạo bao dung của cộng đồng quốc tế...
Cũng như sự sụp đổ và giải thể của đế chế vô thần Cộng sản Nga, sự hợp nhất của liên bang Đức...lần này Ngài đã chọn Thái lan làm tâm điểm để thêm một lần nữa cảnh thức lương tâm của Thế giới rằng, bất kỳ ở đâu có chế độ vô thần cộng sản thì vẫn còn người tị nạn...bởi vì TỰ DO và NHÂN QUYỀN không hề tồn tại với Cộng sản.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Themes