VNLR Reunion |
Các bạn thân mến,
Năm nay, bên cạnh những người tị nạn, con cái của họ, và thân nhân của họ sẽ
tham dự buổi họp mặt VNLR sắp tới, thay mặt cho tất cả người tị nạn đường bộ chúng tôi, Ban tổ chức, cũng sẽ mời các quí vị ân
nhân của chúng tham dự buổi đoàn tụ này.
Những ân nhân này là ai? Họ là những người đã đáp lời kêu
cứu của chúng ta giữa khu rừng già vắng vẻ của vùng biên giới Campuchia Thái
Lan khoảng hơn 30 năm trước. Vâng! Chính họ là những người đã tự nguyện rời bỏ
cuộc sống êm ấm sung sướng của gia đình tại các xã hội văn minh
tân tiến để đến và ở lại với chúng ta trong điều kiện khắc nghiệt của cuộc sống
người tị nạn. Thật vậy! Họ đã liều mạng
sống của mình để lo chăm sóc cho sự an toàn của chúng ta, bảo vệ chúng ta khỏi
bàn tay của những tên cướp rừng hung ác và đám lục lâm thảo khấu hiễm độc,
họ nuôi nấng chúng ta không chỉ về thể chất mà còn cả về mặc tinh thần. Sự cống
hiến của họ giúp chúng ta vơi bớt đi nỗi buồn vô vô vọng, giãm đi những nổi hãi
hùng ám ảnh khó quên, tạo cho chúng ta niềm hy vọng về một tương lai sáng lạng
hơn, và quan trọng nhất là họ cho chúng ta thấy rằng ngoài kia trong cái thế
giới hỗn loạn cũng còn có những con người chân chính và rộng lượng luôn tìm
cách giúp đở những con người bất hạnh. Với những lý do như trên, chúng ta phải
đáp trả lại bằng những thể hiện cựu thể để tỏ lòng biết ơn họ. Chúng ta phải nỗ
lực tạo điều kiện dể dàng và giúp cơ hội cho họ có thể đến tham dự cuộc họp mặt
này. Chúng ta chắc chắn phải mời họ đến với tư cách ân nhân danh dự để chúng ta
một lần nữa gặp lại, tuyên dương, và ca ngợi về lòng dũng cảm và nhân từ của
họ. Cuộc họp mặt này ngoài việc cho gia đình của chúng ta cơ hội gặp mặt các vị
cứu tinh để nói lời cảm ơn, mà còn là dịp cho con cái chúng ta biết về mặt tốt
của con người nhân bản để chúng chứng kiến, học hỏi, ngưỡng mộ, tự hào, và cố
gắng sống gương mẩu giống như các vị ân nhân đó của chúng ta.
Xin hãy thông báo cho chúng tôi càng
sớm càng tốt về bất kỳ vị ân nhân nào khác mà bạn biết và muốn đề nghị mời,
hoặc những người mà chúng ta bỏ lỡ trong danh sách khách dự định mời dưới
đây. Chúng tôi muốn hoàn thành và hoàn
thiện danh sách khách mời này sớm để kịp thời gian gửi thư mời đến họ.
Xin lưu ý rằng sự thành công của
buổi họp mặt này hoàn toàn phụ thuộc vào sự tham gia của chúng ta bởi vì tất cả
các chi phí liên quan đến sự hiện diện của các vị khách ân nhân, từ vé máy bay
cho đến tiền phòng, ăn uống và di chuyễn sẽ do chúng ta tài trợ tất cả. Nguồn
kinh phí để tài trợ chủ yếu là dựa vào sự đóng góp tùy khả năng và tự nguyện
của các bạn. Đối với những ai trong chúng ta có khả năng và điều kiện, xin vui
lòng bao vé máy bay cho một hoặc nhiều vị ân nhân. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ
nhận những đóng góp tiến bạc khác ít hay nhiều không thành vấn đề. Chúng tôi sẽ
công bố minh bạch các khoản đóng góp của các bạn trên Blog này.
Dưới đây là danh sách khách dự định
của chúng tôi:
1.
Đại
diện chính thức của thị trấn Westlock
2.
Người
đại diện của Chính phủ Canada <dự kiến khách mời đặc biệt: Ngài Jason
Kenney-nguyên bộ
trưởng bộ di trú và văn hóa, kiêm bộ trưởng bộ Quốc phòng>
3.
Ông
Trịnh Hội của tổ chức Voice, Texas, USA
4.
Người
đại diện của tổ chức SOS Thuyền Nhân, Virginia, USA
5.
Cha
Thomas Dunleavy <tổ chức CRS>
– có thể nói Cha là người ngoại
quốc đầu tiên được vào thăm các trại biên giới từ những năm 1980, và cho đến nay Cha vẫn còn phục vụ công tác cứu trợ tại Thái
Lan. Xem thêm thông tin về ông tại trang web này https://maryknollsociety.org/mission-work/thailand-assistance-refugees-migrants/
6.
Bác
sĩ Robert Brands của Hội Bác Sỉ Không Biên Giới (Frontières Médecins Sans
(MSF)) và Văn Phòng Công Giáo cứu trợ khẩn cấp và người tị nạn (COERR), là
người đã phục vụ trong các bệnh viện của trại Dong Rek và Site 2. Hiện ông đả
về hưu và sống ở Amsterdam, Hà Lan.
7.
Bác
sĩ Alex, cựu giám đốc và cũng là trưởng đội ngũ y tế tại Trại Site 2, là một
người đưọc Phái đoàn phỏng vấn Mỹ <JVA>
tin tưởng và giao thẩm quyền trong việc kiểm tra và xác định tình trạng Vị
Thành Niên của 50 đứa trẻ trong các cuộc phỏng vấn từ năm 1985 đến năm 1988.
Nhờ Bác sĩ Alex mà tất cả 50 trẻ em đã được chấp nhận là trẻ vị thành niên và
được phép tái định cư ở các đệ tam quốc gia. BS Alex hiện đã về
hưu và sống không xa BS Robert mấy tại Hà Lan.
8. Bác sĩ Dennis William <Georgetown
Medical School, hiện cư ngụ tại Bridgeport,
Conneccticut>, Bác sĩ Robert Robinson <Professor of Indiana
University>... đã từng dẫn các đoàn nghiên cứu sinh
và thực tập sinh vào bệnh viện trại.
Ngoài những bác sĩ nói ở trên, chúng tôi cũng đã liên lạc
với y tá và các nhân viên hỗ trợ y tế ... là những người đã từng làm việc tại bệnh
viện ODP của trại, giúp đở các bệnh nhân cũng như các bà mẹ và trẻ nhỏ cần sự
chăm sóc y tế. Một số các thành viên này là:
9.
Bà
Sureeporn, nhân viên hỗ trợ y tế, hiện đang sống ở Na Uy.
10.
Bà
Patti Pitayapisut, nhân viên hỗ trợ y tế, hiện đang giảng dạy tại Miami,
Florida
11.
Ông
Luc Payant, nhân viên hỗ trợ y tế, nghỉ hưu cách đây một năm, nhưng hiện đang
làm việc thiện nguyện tại một trại trẻ mồ côi ở tỉnh Battambang, Campuchia
12.
Bà
Urai, nhân viên hỗ trợ y tế, hiện đang làm việc tại Bệnh viện của Đại học
McGill, Montreal, Quebec, Canada
13.
Bà
Monta Soontornchai, nhân viên hỗ trợ y tế, hiện đang sinh sống tại Bangkok,
Thái Lan.
14.
Ông
Stephane P. Rousseau, hôn phu của cô Soontornchai ở trên là cựu
nhân viên của Hội Cứu Trợ Biên Giới Liên Hiệp Quốc (UNBRO) tại trại tị nạn
Dongrek
15.
Bà
Dam Elisabeth của Tổ chức Bác sĩ không biên giới (Médecins Sans Frontières)
hiện đang làm việc tại Paris, Pháp
16.
Bà
Martine Bourquin, y tá và cũng là đại diện của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế
(ICRC). Cô là người Thụy Sĩ, nhưng hiện nay hoạt động khắp nơi trên thế giới .
17.
Ông
Wongsopa Nawarat, một cựu nhân viên của ICRC tại trại Dongrek và Site 2. Ông
hiện đang giữ vị trí lãnh đạo cao nhất của
tôn giáo B'hai ở Thái Lan.
18.
Cha
Mark Raper SJ, cựu bề trên của Cha Cố Pierre Ceyrac SJ, hiện đang làm việc tại
Manila, Philippines. Ngài là Giám Đốc
của Dịch vụ cứu trợ người tị nạn Hội Giòng Tên cho khu vực Châu Á Thái Bình
Dương kể từ tháng 3 năm 2008, xem thêm chi tiết về ngài trên trang mạng http://sjapc.net/about-us/president. Cha Raper đã có những cuộc viếng thăm thường xuyên và giúp
đở các trại tị nạn của chúng ta. Hiện nay Cha đang rất bận rộn về việc quản lý
các chương trình giúp đỡ người tị nạn ở Myanmar
19.
Đức
Tổng Giám mục Kiké của Giáo phận Battambang, Campuchia, từng là Thầy của Hôi
Giòng Tên, hay theo chân Cha Cố Pierre Ceyrac đến giúp đở các trại tị nạn cùng
với Thầy Jean-Marie Birsen SJ là người hiện đang sống ở Luxembourg.
20.
Ông
James Towey, cố vấn cấp cao của cố Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Mark Hatfield
(R-Oregon), hai người này đóng vai trò quan trọng trong việc đốc thúc Quốc Hội Mỹ cho tiếp tục chương trình tái định cư người tị nạn
đường bộ. Chính cố thượng nghị sĩ Mỹ Mark Hatfield đã trình lên Quốc hội Mỹ bản
báo cáo của Văn phòng Trách Nhiệm Chính Phủ (GAO) mô tả các vấn đề trục trặc
trong việc xử lý người tị nạn Việt từ Trại Dong Rek ở Campuchia và yêu cầu họ
phân giải để khắc phục các trục trặc đó. Lời yêu cầu của ông được cũng cố bởi
các báo cáo khác từ ông James Towey khi ông này đến thăm trại ti nạn Site 2
(trong lúc trên đường kinh lý), và đã chứng kiến tận mắt các tình huống trục
trặc được báo cáo này. Cuối cùng các nỗ lực siêng năng và tận tụy của họ đã
khiến QH Mỹ mau chóng cho phép khoảng 4.000 người tị nạn đường bộ tại trại Site
2 được tái định cư tại Mỹ, Canda, và Úc. Và từ đó Trại Site 2 được đóng vĩnh
viễn.
21.
Ông Dominic Macsorley, nhân viên của Tổ chức CONCERN,
chuyên chăm lo các vấn đề vệ sinh, nhà cửa, trường học, bệnh
viện...vv...cho tất cả cạc trại tại biên giới. Hiện nay ông giữ chức
vụ CEO của tổ chức COCERN này, ông đến từ Dublin, Ái Nhĩ Lan.
22.
Các ông như
John Henderson
< đang làm việc tại Myanmar và Cambodia>, ông Bob Enick <Boston, MA, USA>... đã từng là những thầy giáo các lớp sinh
ngữ ESL của trại.
Ngoài ra còn có những người khác mà chúng ta cũng
không quên nhắc đến, chẳng hạn như - Ông Leo Goulet, Cha Pierre Dufour CSC, Đức
Cha Pierre Blanchard, Cha Rogers Gosselin, và các nữ tu dòng Thánh Montréal -
là những người trong nhóm lo chăm sóc những người tị nạn đường bộ.
Thành ngử Việt Nam có câu "Công
sinh không bằng công dưởng" có ý nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc
nuôi dưởng một người (để trở thành con người chân chính) còn khó khăn hơn nhiều
so với chuyện sinh con đẽ cái. Ẩn dụ này được sử dụng để ví những hành động
chăm lo, săn sóc, và giúp đở của các ân nhân cho ta trong những ngày khốn khổ ở
các trại tị nạn quí giá như là công ơn dưởng dục. Vì vậy, là người tỵ nạn đường
bộ, đặc biệt là đối với những người đã định cư tại Canada, chúng ta cần phải
đến để nói lời Cảm ơn đất nước Canada! Cảm ơn các đệ tam quốc gia đã bao
dung, mở rộng bàn tay nhân ái để chúng ta và con cháu có ngày hôm
nay.
Chắc chắn rằng chúng ta sẽ không bao
giờ quên các ân nhân đã quá cố như Cha Pierre Ceyrac, Cha Jean Houllman, Cha
André Lamothe, Cha Martin Jenco, Cha John Binghams, Bác sĩ Alain <MSF>,
Bác sĩ Papa Louis và nhiều người khác nữa...mà chúng ta không có cơ
hội để cảm ơn họ nhưng chúng ta sẽ mãi mãi nhớ đến họ. Tuy nhiên, đây
là cơ hội cho chúng ta nhac nho, vinh danh, cầu nguyện cho hương hồn, và thể
hiện lòng chân thành biết ơn họ từ sâu thẳm trong trái tim của chúng ta.
Các chi tiết về những đóng góp và
các nỗ lực hỗ trợ để các ân nhân và khách quí của chúng ta có thể đến tham dự
buổi họp mặt, sẽ được công bố trong thời gian sắp tới.
Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã quan
tâm và mong sẽ nhận được nhiều cống hiến hảo tâm từ các bạn và gia đình.
Trân trọng,
Thay mặt BTC
Ysa Cosiem
Cựu bộ nhân trại NW9
Washington DC, USA