November 30, 2007

Thơ anh Lê Văn Hưng từ trại Site II- 1985

Ngày 17 tháng 3, năm 1985.

“Ở vùng biên giới Thái và Miên này, hai tiếng ”mùa khô” dù được nói lên bằng một giọng dịu dàng và nhẹ nhàng thế mấy cũng vẫn mang một âm hưởng đe dọa, một âm hưởng có khả năng tạo kinh hoàng cho dân tị nạn Việt Miên.

Mùa khô năm 1983, tôi đứng bên bờ đập O Bychon, dưới mây trời nắng lóa. Toàn vùng chỉ là một cánh đồng cỏ tranh bị đốt cháy đến tận gốc. Dân tị nạn ngơ ngác đứng chờ đợi cơn pháo kế tiếp đuổi theo từ sau lưng.

Bên này là khốn khổ, là chết chóc, còn bên kia là tự do, là an bình. Hai bên chỉ cách nhau có một bờ đất cao một thước. Tôi và đồng bào tôi ở bên này đứng ngóng cổ nhìn sang bên kia với những đôi mắt thèm khát. Ôi những tàn cau lung lay trước gió, những tàu dừa lả ngọn, những thôn xóm ẩn hiện sau lũy tre kia. Chúng tôi đã tìm thấy ở đó hình ảnh quê hương thanh bình thuở trước.

Mùa khô năm 1984, tại Non Samet, chúng tôi lo âu lắng nghe tiếng ”depart” của Việt cộng và nhìn theo những lằn đạn pháo bay qua đầu, rơi vào đất Thái. Chúng tôi, những người làm ở phòng y tế (Việt Nam Outpatient Department) lo di tản những người bệnh nặng và tàn tật đi trước, vì ARC (American Red Cross?) được biết Việt cộng đã dàn xe tăng chuẩn bị tấn công lớn vào chỗ dân tị nạn Việt Miên.

Chúng tôi thức hầu như suốt đêm trong đợt tấn công mùa khô 1984. Sự ồn ào cũng như sự yên tĩnh làm chúng tôi lo sợ và bực bội trong tình huống ấy.

Hạnh phúc đối với tôi bây giờ thật là đơn giản và nhỏ nhoi. Tôi không mơ đi định cư. Tôi cũng không mơ những tiện nghi vật chất. Tôi đang chờ hứng đủ một xô nước để dội mạnh đi những mồ hôi và đất cát đã bám trên cơ thể sau một ngày và một đêm chạy giặc từ Dongrek Platform (Site A) rồi sau đó nằm dài trên mặt đất ngủ để lấy lại sức.

Dưới ánh nắng gay gắt của buổi chiều, dân tị nạn Việt lẫn Miên bu đen nghẹt quanh những bồn nước của UNBRO. Suốt một ngày và một đêm, chúng tôi không có một hạt cơm hay một giọt nước để uống.

Những đôi mắt héo hắt nhìn một cách vô-cảm-ứng về những diễn biến chung quanh vì quá mệt mỏi. Chúng tôi đi lấy nước vì thấy mọi người lũ lượt đi, và vì một ý thức mờ mờ chứ không rõ ràng, rằng đi lấy nước cốt để làm việc này hay việc kia.

Ngay từ những tiếng pháo đầu tiên, khu vực Site I dành cho dân Miên đã di tản vào Site II, còn chúng tôi chạy theo dân Miên ở Site A hướng về Site II. Đến nửa đường, lính Thái bảo chúng tôi dừng lại ngủ qua đêm ở đó.

Gần sáng ai cũng hy vọng Cộng quân đã ngưng đánh. Một số người trở về Site A để lấy đồ đạc. Bất ngờ, Cộng sản dùng ”Pháo bầy” bủa xuống hướng Dongrek cũ. Dân tị nạn tốc cả đồ đạc, bỏ gạo, bỏ hành lý để chạy lấy thân. Có người lạc cả vợ con.

Tiếng pháo lúc gần, lúc xa, kéo dài đến khoảng trưa. Dân tị nạn đã tiến về tới Site II. Xế chiều, chúng tôi lo ổn định lều ở tạm. Vài ngày sau, ban đại diện phân lô và sắp xếp lều thành đường lối.

Mặc dù thỉnh thoảng vẫn còn nghe tiếng súng và có nhiều tin đồn không lành rằng Việt Cộng sẽ đánh vào Site II để lùa dân về đất Cambodia, chính quyền Thái vẫn cho rào trại Việt và Miên lại một cách quy mô bằng trụ xi măng và kẽm gai. Một hình thức trại tù theo khuôn mẫu NW 82 chăng?

Nhiều lần tôi hỏi các giới chức hội HTTQT về tình hình an ninh ở Site II, họ trấn an rằng:

”Đây là đất Thái rồi, anh cứ yên tâm!”

Nhưng dân Việt nam chúng ta đã có quá nhiều kinh nghiệm về Cộng sản rồi, làm sao chúng ta tin rằng Cộng sản sẽ tôn trọng lằn biên? Hằng đêm chúng tôi cứ sống trong lo sợ và phập phồng. Không biết ngày nào Site II lại phải bỏ chạy dưới lằn đạn pháo.

Đầu mùa khô năm 1985, chúng tôi cũng sống trong lo âu như thế. Dân chúng bỏ nhà, bỏ cửa lên ODP, nhà CARE, và ban đại diện để ngủ cùng với hành lý vì họ sợ rằng nếu ở quá xa ngoài bìa trại, họ sẽ khó thoát ra ngoài khi bị pháo kích.

Có lần mọi người la hét một cách kinh hoàng vì họ nghe thấy tiếng xe tăng, nhưng sau đó, lính Thái đến xác nhận đó là xe tăng của Thái. Có đêm chúng tôi bỏ chạy vào chân núi khi có tiếng pháo, vì lúc chiều có tin báo cho biết Cộng sản chuẩn bị tấn công. Vị trí của chúng chỉ cách Dongrek có hai hay ba cây số.

Nhưng chiến tranh đã không xảy ra mãi đến một buổi chiều thật yên tĩnh. Vào lúc 5 giờ chiều hôm đó, mọi người đang lo sửa soạn ăn tối, thì sau một hai tiếng ”depart”, đạn đã rơi chớp nhoáng vào Dongrek.

Trại Việt nam chỉ bị pháo xung quanh, ông già Nê đã cầm loa đốc thúc mọi người ra khỏi trại. Dân tị nạn đã theo con đường độc nhất vào đất Thái. Đến nửa đêm, Thái ra lệnh ngừng lại chờ lệnh trên. Suốt đêm ấy, hội HTTQT đã phái cô Eureka và Dr. Ian đi cứu thương ở Dongrek. Chỉ có mội ít người bị thương nhẹ về phía Việt nam. Một người Việt ra khu Miên chơi, bị trúng pháo và chết trên trại Khao Y Dang.

Về phía Khmer thì có khoảng ba mươi người chết. Đến trưa hôm sau, có một số người được đi Panatnikhom Transit Center. Họ được tập trung tại bãi đất trống trong rừng rồi đi bộ qua Site II. Ở đó, xe buýt đón họ đi Panatnikhom. Tình trạng đó đã làm những người ở lại tủi thân và xuống tinh thần.

Trước khi Dongrek mất, tôi đã gửi một lá thư để có đôi lời biết ơn các vị ân nhân đã lên tiếng nói giúp đỡ trại Dongrek, và một thư kêu cứu, báo động rằng Dongrek đang hấp hối. Bây giờ thì Dongrek đã thực sự chết, và những người ở Dongrek còn sống sót sau cơn bão lửa đang chờ đợi một phát ân huệ. Dân tị nạn đang sống trong ngắc ngoải vì chờ được định cư quá lâu, vì đau khổ ở biên giới, vì bệnh tật, vì thiếu dinh dưỡng.

Còn một nơi chốn nào để dân tôi đến hay không? Thế giới tự do hãy nói đi! Hãy cho chúng tôi biết một cách thành thật về lý tưởng, quan đểm của quý vị đi. Chúng tôi là những người yêu tự do đã từ chối Cộng sản và cũng đã bị Cộng sản từ chối, không lẽ cũng bị đồng minh mình từ chối nốt hay sao?

Tôi tin tưởng nơi thế giới tự do và nhất là người Mỹ, vì người Mỹ có liên hệ trực tiếp vào cuộc chiến Việt Nam. Người Mỹ phải có trách nhiệm đối với dân tị nạn ba nước Đông Dương. Chúng tôi ngày nay phải lãnh chịu những cơ cực thế này, một phần cũng vì chính sách buông tay của người Mỹ.

Tuy là tin tưởng vậy, nhưng không khỏi có những lúc tôi phải băn khoăn, liên tưởng đến câu nói của thủ tướng Sirik Matak của Cambodia lúc mà ông từ chối chạy trốn khỏi nước:

”Chúng tôi cầu chúc qúy vị được vui vẻ hạnh phúc. Chúng tôi chỉ phạm một lỗi, đó là lỗi quá tin tưởng nơi người Mỹ!”

Ở đây, chúng tôi cũng xin cầu chúc Mỹ quốc được hạnh phúc, bình an, để trong sự yên vui ấy, người Mỹ sẽ có đủ lòng quảng đại và quay nhìn lại một trách nhiệm mà họ đã lơ là: đó là trách nhiệm đối với dân tị nạn Đông Dương nói chung và dân tị nạn đường bộ Việt nam ở Dongrek nói riêng.

Cuối thư, tôi xin gửi đến thế giới tự do lời kêu cứu này:

-Nếu Dongrek không được giải quyết sớm, e rằng đồng bào tị nạn sẽ gánh chịu một trận chiến lùa dân, và lần này ai có thể cả quyết rằng chúng tôi sẽ may mắn hơn những lần trước? Nếu Cộng sản thành công, một thảm kịch O'Smack năm 1982 lại tái diễn như cảnh một đoàn tị nạn bị xâu thành xâu bằng giây kẽm gai, lùa xuống bunker rồi bị ném lựu đạn giết chết.

Tôi biết rằng dù việc ấy có xảy ra cũng chẳng có một tổ chức nào đụng đến lông chân của các nước tự do. Nhưng tôi nghĩ rằng LƯƠNG TÂM của các vị lãnh đạo, của từng người dân tự do, là lịch sử thế giới trong cuối thế kỷ 20 này sẽ đeo đưổi phê phán những người có trách nhiệm đến muôn niên.

Xin qúy vị cầu bình an cho đồng bào tị nạn chúng tôi tại trại Site II này!”

Lê Văn Hưng

Dangrek -1984

Cảm ơn Cường đả nhớ tên cha Lawrence Martin Jenco.
Thêm vài tấm hình chụp lúc mới làm xong nhà thờ tạm, khỏang tháng 1 hay tháng 2 năm 1984

Dongrek

Hi Hung,

 

Is there any way you can have your email address (on the top left side of the page) as HTML so that when we want to email you, we do not need to retype your email address?

Also, the last name of Father Martin is Jenco, not Zenco.

Keep up the good work, man.

 

C.

November 29, 2007

Dangrek camp - Hinh Anh Sinh hoat

CHị Hòang và Uyên ở cổng chào trước trại.
Ở nhà sinh họat: Tùng, Nhuân, Bác Lâm Nê, Long, Uyên, bác Đà, Tôn
A Phón


Dangrek - the building of the church - 1984

Những tuần đầu ở Dangrek, chúng tôi gánh đất đắp nền để dựng lên một ngôi nhà thờ tạm phía sau trại

Cha Martin Zenco tới làm lể
Anh Nhuận đánh nhịp cho ca đòan. ANh Đài, anh Cường giúp lể.


November 28, 2007

Excellent idea

Blog site nay hay lam. De tu tu ranh roi toi se goi hinh ve nhe
LLT


Get easy, one-click access to your favorites. Make Yahoo! your homepage.

November 27, 2007

O Dongrek - Here we came

Around March or April 1984, we departed Nong Samet for Dongrek camp. We were happy because of the change, for any change would breathe, even how ephemeral, new hope into our seemingly eternal anguishes and exhausted dreams. We did not know where the camp was, even now, except that it was somewhere in the north. The Dongrek refugee camp lies at the base of the Dongrek mountain range in northern Cambodia, and thus its name. The mountain is so large and the camp so new that it did not exist on the map then or now.

The road to the Vietnamese land refugee camp
For the first few weeks, we lived under and on the ubiquitous blue tarp, until the thatch and bamboo were brought in to build the common houses.
Trọng, Tâm, Tùng, Cường, Huân, Uyên, Hưng

November 24, 2007

Cuộc Hành Trình Gian Khổ - Lê Văn Hưng

Bài viết của anh Lê Văn Hưng (Làm ở OPD tại trại Dangrek). Bài viết đả được đăng trên báo TinViệt tại California vào những năm 1984-1985.

Non Samet ngày 28, tháng 7, 1983.

Khởi hành từ Sàigòn vào sáng sớm, Lê đáp xe đò tại xa cảng miền Tây để đi Châu Đốc. Xế chiều thì đến nơi. Đoạn đường đi cũng khá vất vả: nhiều ổ gà và nắng nôi... Trọ một đêm tại nhà một người quen của người dẫn đường. Chiều hôm sau đi đò ngang qua Tân Châu rồi đi xe lôi đến bến đò Tân Châu.

Từ đây, đò nhỏ sẽ đưa khách ra đò máy neo giữa sông. Đến gần đêm đò mở máy đi về hướng Nam Vang sau khi chất đầy hàng hóa. Đò đã vượt nhiều trạm xét để tránh né sự kiểm soát nguy hiểm. Lê chỉ biết là mình đã vào lãnh thổ Miên khi nghe người lính xuống xét đò nói bằng tiếng Miên trong đêm tối.

Khoảng 10:00 giờ sáng hôm sau thì đò tiến vào địa phận Nam Vang. Từ xa đã thấy mái ngói đỏ của Thành ông vua, tức là dinh của Hoàng tử Sihanouk xưa kia. Trong suốt cuộc hành trình trên sông, Lê phải vấn khăn mà người Miên gọi là Kroma hay kàma để che mặt và nằm co quắp lại cho giống một đứa trẻ hầu cho công an chìm không nhận diện được.

Bốn người dẫn đường và Lê đi xe lôi qua cầu Sàigòn, tên một cầu lớn ở Nam Vang, về ở nhà một người quen của các người dẫn đường khoảng năm ngày để chờ đường xá êm và chờ có xe để đi Battambang. Đường đi Battambang cũng hư nát nhiều chỗ, nên xe chạy bị xóc, đi hết một ngày tròn mới đến nơi.

Tại bến xe, bọn Công an chìm của Miên đầy rẫy nên rất dễ bị bắt. Phải lên xe, xuống xe, nói chung là phải hành động thật ăn khớp với dấu hiệu của người dẫn đường. Tiếng Việt trong lúc ấy thật nguy hiểm, khi tối cần thiết mới dùng đến mà phải nói thật nhỏ, thật kín đáo. Còn tất cả phương tiện thông tin là ánh mắt và dấu hiệu bằng tay. Cứ như là một phim trinh thám.

Xuống khỏi xe đò, len lỏi trong đám đông rồi phóng lên một xe lôi thật nhanh, đi về nhà một người quen của các người dẫn đường. Chờ đến tối mới về nhà của họ ở sâu trong rẫy.

Trong khi chờ đợi, Lê xin chủ nhà đi tắm cấp tốc để tẩy đi cả kí lô đất bụi và mồ hôi bám trên người. Tối đến, mẹ của người dẫn đường, độ 70 tuổi, ra dẫn Lê về nhà họ. Vì đường đi mất an ninh, Lê phải ở đó cả nửa tháng. Thật bực bội! Ăn rồi phải bó chân trong một căn buồng cỡ ba thước vuông trên nhà sàn cất theo lối người Miên. Khi muốn tắm và đại tiện thì phải chờ đến tối mới được xuống nhà sàn và ra ngoài, nhưng phải thật lẹ!

Đến ngày đi, cả nhà thức dậy sớm, lo hóa trang cho Lê bằng cách bôi lọ nồi lên mặt cho đen bớt, rồi họ chỉ cho Lê cách vấn khăn cho đúng và cách xức bùa. Xong Lê lội ruộng ra bến xe Battambang cùng với bà cụ 70 tuổi và hai người cháu của bà.

Cuộc mạo hiểm đến giai đoạn này gay go hơn trước. Thường thì người tị nạn bị bắt ở đây. Đi xe đò từ Battambang đến Swai, Sisophon. Tới bến xe Swai, đi xe ngựa, vào một con đường núi, có nhà dân rải rác hai bên đường.

Theo chương trình, bọn người dẫn Lê có hẹn với một người đánh xe bò khác tại khúc đường rầy, nên cả bọn vào một quán nước nhỏ bên lề đường để chơ đợi. Người dân chung quanh nhìn Lê một cách tò mò, soi mói đến rợn tóc gáy! Thật không ổn, người cháu trai bèn dẫn Lê vào một bụi rậm trong ruộng, bảo ngồi nấp ở đó, chờ y trở lại. Nếu y muốn bỏ rơi Lê lúc đó thì thật dễ như trở bàn tay!

Ngồi đó khá lâu mà không thấy y trở lại, Lê bắt đầu lo. Bất chợt một người đàn ông từ xa rẽ bụi rậm tiến ngay lại nơi Lê nấp. Y bảo Lê đứng dậy và theo y. Thế là xong! chắc về Chí Hòa quá(Chí Hòa là nhà tù ở Sàigòn, Việt Nam). Nhưng về đến nhà, y bảo Lê nằm trên bộ ván ngựa và ngủ đi. Còn y sẽ đi canh bắt người dẫn đường và giao họ cho công an vì những người này, theo y, đã bỏ rơi Lê. Đứa con gái của y, trông cũng dễ thương và nhí nhảnh, nhưng khá lễ phép, cười trấn an Lê và ra dấu bảo không sao đâu.

Khoảng một tiếng sau, người đàn ông ấy dẫn các người dẫn đường về. Hai bên bàn bạc với nhau bằng tiếng Miên. Người đàn ông ấy là người Chàm, ông ta bằng lòng che dấu Lê, chờ đến tối Lê sẽ lên đường.

Theo sự thỏa thuận từ trước, Lê chỉ đưa tín hiệu về khi nào tới trại và chụp hình gửi về kèm với tín hiệu để gia đình Lê đưa tiền. Nhưng tới đây, người cháu trai của bà cụ 70 tuổi phân trần, nài nỉ Lê viết tín hiệu, và nói lần trước gia đình người anh của Lê cũng đưa tín hiệu tại một làng Miên chứ chưa tới trại tị nạn. Quan trọng là tin tưởng nhau và uy tín của lần trước đủ để bảo đảm cho lần này. Sau khi cân nhắc lợi hại và kèm theo một chút liều, Lê đành viết tín hiệu.

Người cháu trai ấy bảo Lê sẽ đi theo hai người Khmer khác, còn y sẽ đạp xe đạp theo một đường khác công khai, vì y biết tiếng Miên. Y nói là vào sáng hôm sau, Lê sẽ vào trại người Miên ở một ngày, hôm sau y sẽ thuê người dẫn Lê đến trại người Việt. Tại đó, Lê sẽ được phát quần áo, bàn chải đánh răng và khăn.

Đến tối, trời mưa lất phất, Lê theo hai người thanh niên Khmer khác lần mò xuống ruộng nước. Khi thì Lê phải bương theo đám cỏ gai và cây mắc cở. Chân tay bị đâm nát bấy, có lúc phải bị dính lùng bùng trong ấy rất lâu mới gỡ ra được. Khi thì Lê phải lội qua nơi nước sâu qúa đầu, Lê lại không biết bơi, phải bám vào một cái thùng bằng nhựa để cố gắng bám theo hai người Khmer ấy.

Trong đoạn đường lội nước đó, Lê uống nước sình khá nhiều và bị đỉa đeo cũng dữ. Lê không quen đi trên bờ ruộng trơn trợt. Hơn nữa, đêm tối đen như mực, tay giơ lên không thấy, nên Lê té lên té xuống nơi ruộng sình lầy hàng trăm lần. Hai ống quyển bị va vào các ụ mối nhỏ trên bờ ruộng đau đến tê tái.

Có lúc Lê phải lội qua những cánh đồng cỏ ngập nước, cỏ ba khía bén như dao cạo đã cứa nát các kẽ ngón chân. Các bắp thịt ở háng và hông đã rã rời, không còn tính dẻo dai nữa, cho nên cử động rất khó khăn. Có lúc Lê phải đi ngang như cua, có lúc đi giống một người què, có lúc không cất nổi chân lên một độ cao chỉ mười phân. Lê bị vướng vào cỏ, té nhào xuống, không muốn ngồi dậy nữa.

Chàng cứ thế mà nằm dụi xuống dưới lớp bùn, nếu không có sự thúc hối của hai tên dẫn đường. Bộ não không còn làm việc, chỉ còn một ý tưởng duy nhất trong đầu là: ”Gắng đi tới!”

Đêm thì mù mịt, không biết bao giờ mới sáng. Nhưng không hiểu lúc ấy Lê mong sáng để làm gì? Vấn đề không phải là sáng hay tối, mà là chấm hết con đường. Trong khi ruộng nước bao la, đi hoài không thấy hết. Xỉu lên xỉu xuống cả trăm lần, hai tên dẫn đường có khi phải xốc nách Lê mà lôi đi.

Sức đã kiệt! Nhiều lúc trên đường đi, Lê không dám nghĩ rằng mình có thể vượt qua sự thử thách kinh khủng này, rằng mình có thể đi hết con đường tị nạn. Hai tên dẫn đường đi rất nhanh, cứ bỏ xa Lê hàng chục thước trong đêm tối. Lâu lâu, Lê phải ngồi thụp xuống, căng mắt ra để cố phân biệt hai bóng đen mờ, nhấp nhô của hai tên dẫn đường với các bóng cây in trên nền trời mờ mờ xám.

Quan sát thái độ ấy của hai tên Khmer, một ý nghĩ đến với Lê lần thứ hai làm tim chàng co thắt lại:

”Cứ cái đà này thì chúng sẽ bỏ rơi mình!”

Khuya hôm ấy, tôi được dẫn vào một làng của người Khmer Đỏ. Trong làng tối đen như mực. Người ta di chuyển trong làng đều phải dùng đèn pin. Mỗi khi có ánh đèn pin lóe lên là tôi sợ điếng hồn vì ngỡ rằng công an hay bộ đội Miên bắt mình.

Cũng tại làng ấy, tôi gặp được chiếc xe bò đã chở gia đình tôi. Lòng mừng thầm vì tôi nghĩ rằng mình sẽ được leo lên xe bò đi tiếp thay vì phải đi bộ. Ai ngờ xe bò lại đi tiếp về phía trước, còn tôi phải lẽo đẽo theo sau và giữ khoảng cách độ mười thước.

Tới một trạm gác, có một tên lính Miên chận xe bò lại và nói một tràng tiếng Miên. Lập tức, chiếc xe bò phải ngừng lại. Nhanh như cắt, tên dẫn đường kéo tôi đi tách ngay qua đường khác liền. Tôi sợ run lên vì nghĩ rằng chị và cháu tôi có thể bị phát hiện và bị giam giữ tại đó rồi. Trời thương nên tôi không ngồi trên xe bò ấy.

Dù đi lối khác để tránh sự dòm ngó, nhưng tôi luôn phải chạy theo người dẫn đường. Chúng tôi đi lạc vào một bãi gò mồ ma. Nơi này có đầy phân và nước tiểu. Mỗi bước đi là đạp lên phân. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc làm tôi muốn ói. Tuy vậy chúng tôi không còn cách chọn lựa nào khác an toàn và tốt hơn cả.

Chúng tôi cứ lần mò mãi trong đêm đen như những người mù. Cuối cùng, tôi được dắt vào một nhà sàn có lầu cao. Hình như đó là nhà của một nhân viên cao cấp Khmer Đỏ, có liên hệ bà con với bọn dẫn đường. Sau đó, họ lấy mì sợi cho tôi ăn để lấy lại sức. Nhưng tôi vì mỏi mệt quá lại căng thẳng đầu óc nên ăn không nổi, mà chỉ xin uống thuốc thôi.

Cũng tại ngôi nhà này, tôi gặp lại chị và cháu tôi. Cả hai người đang nằm sẵn từ hồi nào rồi. Thì ra lúc xe bò chận lại thì bọn lính chỉ hỏi han qua loa rồi cho đi qua chứ không bắt lại. Cả ba chúng tôi mừng rỡ vì được đoàn tụ, còn sống sót mà nhìn thấy nhau là vui rồi.

Thế rồi, chị em tôi bảo nhau đi ngủ cho đủ sức mà đi tiếp nữa. Còn bọn người Miên trong nhà thì nói chuyện nho nhỏ vì nơi này nguy hiểm, đó thuộc vùng kiểm soát của Khmer Đỏ. Nếu bị lộ thì mất đầu như chơi.

Nơi đây, chúng tôi cũng gặp lại người đẫn đường đã đưa chúng tôi từ Sàigòn đến Nam Vang và Battambang. Anh ta nói tiếng Việt với chúng tôi rằng:

-Bây giờ đã đến nơi an toàn rồi. Coi như anh chị đã thành công rồi. Vậy xin anh chị hãy viết mật mã cho tôi về Sàigòn lãnh số vàng còn lại. Vì khi ở trại tị nạn, chúng tôi không dám đến đó để lãnh tiền. Ở đó có Hội Thiện Quốc Tế, ai mà dám đòi tiền nong và mật mã?

Chị em tôi bàn tính thiệt hơn. Đây đâu đã phải là trại tị nạn mà chỉ mới là vùng của Khmer Đỏ kiểm soát. Mình sống chết chưa biết lúc nào, làm sao mà dám viết thư về nhà để giao tiền hết cho họ?

Tuy nhiên, sau khi thảo luận, chị em tôi đều đồng ý viết đúng nội dung mật hiệu mà chúng tôi đã thỏa thuận với người nhà ở Việt nam để họ có thể về lấy tiền. Chúng tôi nghĩ:

”Mình cứ lấy lòng ngay thẳng mà đối với họ rồi Ơn Trên sẽ giúp đỡ và che chở cho mình.”

Vì thế, tôi liền viết mật hiệu vào tờ giấy như sau:

”Anh, B., Sơn đã khỏi bịnh.”

Anh là tên của chị tôi, B. là tên của tôi, còn Sơn là tên của cháu tôi. Nếu tôi viết mật hiệu có nội dung khác như:

”Ba chị em tôi đã đến Mỹ,”

Thì làm sao hắn biết được? Mà về đến Việt Nam thì người nhà tôi dứt khoát không bao giờ giao tiền cả vì hai mật hiệu hoàn toàn khác biệt.

Sau khi giao mật hiệu cho anh ta, gia đình tôi ngủ đỡ độ chừng một, hai tiếng đồng hồ cho đỡ mệt. Đến lờ mờ sáng thì bọn họ đánh thức chúng tôi dậy đi tiếp. Anh dẫn đường kia đã đi về hướng Việt Nam để lãnh tiền. Từ đó trở đi, chúng tôi chỉ đi với bọn dẫn đường khác mà thôi.

Lần này cả ba chúng tôi phải đi bộ băng qua các khu gò mồ mả. Đi một lúc lâu, cháu nhỏ của tôi mệt quá nên đi không nổi nữa. Người dẫn đuờng phải cõng nó mà đi tiếp. Chúng tôi băng đồi mà đi mãi. Khi đến một khu rừng âm u vắng vẻ, chúng tôi cùng người dẫn đuờng đứng tại đó để chờ xe bò.

Chờ thật lâu mà xe bò không thấy tới, chúng tôi bồn chồn nóng ruột vô cùng. Người dẫn đường cũng lo âu không kém. Hắn nhìn tới nhìn lui, chép miệng và nói một tràng tiếng Miên. Tôi đoán rằng anh ta bực mình nên phàn nàn về việc chiếc xe bò đã đi lạc hướng rồi. Những phút chờ đợi dài lê thê. Rốt cục, chúng tôi nghe tiếng xe bò lọc cọc đi tới.

Khi xe bò đến nơi, người đánh xe bò vẫn là người cũ, nhưng người ngồi trên xe bò phiá sau lại là người lạ. Người đánh xe bò dừng xe lại rồi trả tiền cho người lạ kia. Chúng tôi đoán chừng anh ta dẫn dường cho anh chủ xe bò đi lọt qua các trạm gác. Anh nọ nhận tiền là đi ngay, bóng anh mất hút về phía đường khác.

Đến bấy giờ, ba chúng tôi lại được ngồi trên xe bò cùng với chủ xe và anh dẫn đường để đi tiếp. Lần này xe bò đi vào rừng chứ không còn cảnh đồi hay ruộng nữa. Xe đi băng rừng mãi cho đến khoảng 9:00 giờ sáng. Tiếng chim hót thật hay lạ lùng và làm vui tai người nghe. Rừng thật yên tĩnh hoang vu, không một bóng người, không có cả tiếng động, ngoài tiếng xe bò đi lọc cọc và tiếng chim ríu rít hót líu lo.

Cảnh rừng thật đẹp và hùng vĩ nhưng tôi chẳng còn lòng dạ đâu mà thưởng thức cảnh đẹp nữa, chỉ toàn thấy hồi hộp và lo âu. Đi thật lâu trong khu rừng vắng mà không thấy động tĩnh gì, nên chúng tôi tạm yên tâm.Trong khi đó, anh dẫn đường chỉ tay về phía trước và nói:

”Thái Lan, Thái Lan!”

Chúng tôi mừng vì nghĩ là chắc sắp tới nơi an toàn rồi, có lẽ trại tị nạn chỉ còn vài bước nữa thôi. Thình lình, từ trong đám bụi cây, có ba người lính bộ đội Việt Nam, đầu đội ba chiếc nón cối nhảy xổ ra đột ngột làm cho chúng tôi giật nẩy mình.

“Ôi thôi, bộ đội Việt Nam rồi!”

Chúng tôi rụng rời tay chân, lòng thầm nghĩ:

”Thế là hết, đã đến nơi mà gặp bộ đội thì đời tàn rồi. Tiền đã hết, làm gì có mà hối lộ cho họ nữa chứ? Họ lại bắt mình về Việt Nam rồi. Ôi! Uổng cho công sức, uổng cho tiền bạc đã mất đi. Thế là mất tất cả rồi! Không còn gì nữa hết rồi!”

Chúng tôi tuyệt vọng và sợ hãi đến tột độ. Ba người bộ đội hỏi chúng tôi bằng giọng Bắc nặng và quê của những người Bắc vào miền Nam sau năm 1975, chứ không phải những giọng Bắc của những người Bắc di cư năm 1954:

-Mấy người đi đâu?

Bọn người Miên đứng im lặng không trả lời đã đành, còn chúng tôi cũng im lặng luôn, giả bộ là người Miên, không hiểu tiếng Việt. Lính bộ đội hỏi tiếp:

-Rõ ràng mấy người vượt biên mà. Người Việt Nam sao không trả lời?

Thôi, lộ tẩy rồi! còn gì nữa mà giả bộ không hiểu. Chúng tôi bắt buộc phải trả lời:

-Bọn tôi là người Việt Nam.

Họ hỏi tiếp:

- Mấy người đi đâu thế?

-Bọn tôi định đi Thái Lan thăm người bà con.

-Vượt biên chứ Thái Lan, Thái liếc gì! Xuống! Xuống xe hết!

Chúng tôi ngán ngẩm, vội bước xuống xe hết. Họ lại hỏi:

-Tại sao đi vượt biên?

Chị tôi khóc lóc thảm thiết và trả lời:

-Dạ tại khổ quá nên chúng tôi phải đi.

-Biết khổ sao còn đi? Bây giờ có tiền không? Không tiền là không đi đâu hết!

Thế là bọn họ tách chúng tôi ra hai nhóm để lục xét. Họ bắt chúng tôi cởi quần áo ra để họ lục soát kỹ xem có vàng bạc hay tiền nong gì không. Sau đó họ định hãm hiếp chị tôi ngay tại đó. Chị tôi sợ run rồi khóc nức nở. Vừa khóc, chị vừa năn nỉ và van xin thật lâu:

-Các anh cũng đáng tuổi em của tui, xin làm ơn tha cho tui đi.

Cuối cùng, họ tha cho chị. Họ xét rất kỹ mà chẳng kiếm được cái gì, vì còn gì nữa đâu mà họ lấy? Rốt cuộc, họ giật hai mẩu bánh mì trên tay cháu tôi. Hai mẩu bánh mì này là do quà của anh dẫn đường cho cháu tôi. Bọn họ bảo:

-Chắc là có dấu đồ trong bánh mì rồi. Có phải dấu đồ trong bánh mì không?

Tôi nghĩ chắc họ ở đây cũng thèm bánh mì nên mới lấy bánh mì của cháu tôi để mà ăn. Thế rồi họ cứ kéo dài việc lục soát. Chúng tôi sợ càng kéo dài càng nguy hiểm vì lỡ đồng bọn họ kéo tới thêm nữa thì còn khó mà thoát hơn. Lúc ấy, tôi chợt nhớ ra là trong cổ tôi còn có một tượng Phật bằng ngà bọc vàng tây. Tôi đeo tượng Phật để mong được Phật độ trì và che chở. Tôi dùng sợi dây tròn trắng mà binh lính thường đeo thẻ số quân để đeo tượng vào cổ. Cũng may là bọn Miên cướp đường lúc trước đã xét lục mà chưa tìm ra. Tượng đeo trên cổ, lẫn vào cổ áo mà chúng đã không thấy, kể cũng là lạ thật! Bọn lính cố dùng dằng tìm kiếm đồ quý hay tiền vàng trong quần áo chúng tôi hoặc để cho chúng tôi sợ hãi và sốt ruột mà thòi đồ quý ra cho họ.

Tôi bèn năn nỉ:

-Xin các anh cho chúng tôi đi, bao nhiêu vàng tôi đã giao cho bọn dẫn đường. Còn tiền bạc và đồ qúy giá thì bọn Miên cướp đường lần trước đã lấy hết. Không tin mấy anh hỏi bọn dẫn đường này mà xem.

Nhóm bộ đội nạt lớn:

-Mấy thằng Mán rừng đó làm sao mà hỏi nó được? Nó có biết tiếng Việt gì đâu mà hỏi?

Tuy nói thế nhưng bọn họ cũng tới nạt hỏi bọn người Miên dẫn đường. Họ chỉ lắc đầu quầy quậy chứ chẳng chịu hối lộ tiền cho nhóm bộ đội Việt Nam kia. Tôi thầm nghĩ:

“Mình phải tìm cách đi chứ kéo dài mãi thì chết.”

Thế là tôi nói:

-Tôi còn tượng Phật này, các anh lấy đỡ rồi cho tôi đi!

Vừa nói, tôi vừa tháo gỡ tượng Phật giao cho mấy anh bộ đội để họ cho đi. Cầm tượng Phật xong, họ liền hất hàm ra lệnh:

-Thôi đi đi! Mấy người sao mà gan vậy? Đường này toàn gài mìn hết cả rồi! Bây giờ anh chỉ bọn Miên đi đường bên trái kia kìa. Nếu đi đường bên phải là tiêu luôn đó nghe!

Tôi trả lời:

-Mấy anh làm ơn nói hộ với nhóm người Miên cho họ hiểu, chứ tôi đâu có biết tiếng Miên mà nói với họ?

Bọn họ liền nói một tràng tiếng Miên với những người dẫn đường và chỉ trỏ các lối đi an toàn cho chúng tôi đi. Khi đó, chúng tôi mừng quá vì đã thoát nạn nên vội leo lên xe bò ngay. Xe vừa chuyển bánh thì ba người bộ đội dặn vói:

-Đằng trước còn nhiều trạm bộ đội Việt Nam nữa. Nếu họ có chận hỏi thì làm bộ giả người Miên, nhớ đừng trả lời. Hễ trả lời là chết đó! Thôi đi lẹ lên!

Tôi thầm nghĩ:

”Làm sao mà giả người Miên được? Họ nhìn là biết ngay mình là người Việt. Dấu làm sao được? Từ khuôn mặt đến dáng điệu, nhìn là biết liền.”

Chúng tôi cám ơn họ rối rít rồi đi tiếp. Xe băng rừng và đi độ thêm một hai tiếng đồng hồ gì đó thì chúng tôi gặp một đám lính mặc đồ rằn ri, có mang súng ống đầy đủ. Chúng tôi thoạt đầu mừng quá vì nghĩ rằng chắc đây là:

”Quân ta đây rồi! Đồ quân phục của lính Dù, lính Biệt Động Quân đây mà! Ôi, màu áo quen thuộc, thân thương của quân ta đây!”

Nhưng lúc đến gần, chúng tôi mới biết là lính dù Người Miên. Chúng có cái tên quen thuộc là Para. Chúng là lính của quân đội giải phóng Miên. Bọn chúng xúm lại, kéo chúng tôi khỏi xe bò để dắt vào lùm cây mà xét và cướp của lần nữa. Mặt mũi của bọn Para ra này thật dữ dằn và hung tợn. Thằng nào cũng xâm hình tượng Phật nhỏ đầy mặt, đầy cổ và đầy người. Chúng còn đeo tượng Phật và bùa đỏ đầy trên cổ.

Bọn Para trao đổi lời lẽ với những người đi xe bò dẫn đường và muốn đuổi họ đi. Nhưng bọn họ không đi mà cứ đứng nấn ná đợi chúng tôi. Bọn Para thì cứ xua tay đuổi bọn kia đi để chúng dễ bề xét người và cướp của trên người của chúng tôi.

Chúng chia nhỏ toán quân và dò xét quanh vùng. Một vài tên lính Para biết tiếng Việt lõm bõm, chúng bèn hỏi chúng tôi với giọng lơ lớ và sai văn phạm, nghe thấy thật buồn cười:

-Có gặp bộ đội Việt Nam không? Bộ đội Việt Nam đông không? Họ có những súng gì?

Rồi chúng lại tiếp tục xét người chúng tôi. Chúng tôi lại phải bị lột quần áo và đứng tơ hơ. Tụi này khám rất kỹ, kể cả hậu môn và chỗ kín chúng cũng không bỏ qua. Lại một thằng Para Miên lấy súng lục kê cạnh tai tôi và hỏi gằn:

-Bộ đội Việt Nam phải không? Bộ đội hay nhân dân Việt nam?

Tôi sợ quá, run cầm cập mà trả lời:

-Tôi là dân Việt Nam đi vượt biên, chứ không phải bộ đội Việt Nam.

Hắn hỏi gằn đi gằn lại:

-Thiệt không? Nói láo bị bắn chết ngay! Khai thiệt đi, nhanh lên!

Cứ thế, nó dọa nạt tôi đủ thứ. Lúc ấy, trong túi quần tôi còn một cái dụng cụ ngoáy tai bằng bạc mà tôi giữ làm kỷ niệm đã lâu. Thằng Para này đòi lấy, tôi cũng đưa luôn. Tiếc gì nữa mà giữ lại? Cháu nhỏ của tôi còn một tượng Phật bằng bạc, chúng nó cũng đoạt lấy luôn.

Tìm tòi mãi mà chẳng có gì đáng giá, chúng bèn ra lệnh cho chúng tôi mặc quần áo lại mà đi tiếp với toán quân của chúng. Đi một chập, chúng tôi gặp lại chiếc xe bò cũ, bọn Para lại trao đổi, mặc cả và trả giá gì đó với bọn đi xe bò. Cuối cùng chúng lại đuổi bọn xe bò đi.

Thế là từ đấy, chúng tôi không còn gặp lại chiếc xe bò đó nữa. Trong lòng lo lắng và sợ hãi, chúng tôi chỉ sợ bọn người rừng rú này làm bậy và hãm hiếp chị tôi. Nhưng Trời thương, chúng không hãm hiếp.

Khi đến một nơi tiền đồn, có giao thông hào và đồn phòng thủ, chúng bèn giao chúng tôi cho một toán quân ở nơi đó và bảo đưa chúng tôi đến Non Chan. Bọn lính sau này gặp một xe bò chở nước, chúng nhảy lên xe bò ngồi và cho phép cháu nhỏ của tôi leo lên xe theo. Tay chúng lăm lăm ghìm súng chỉ vào người chúng tôi như muốn sẵn sàng nả đạn vào gia đình tôi.

Trong lúc đó, chị tôi và tôi phải chạy bộ theo dấu xe bò mà đi. Vừa mệt, vừa sợ lạc mất đứa cháu, vừa khát khô cổ nhưng chúng tôi vẫn phải bương bả chạy theo xe bò mà đi. Cơn nắng lên cao, cơn đói khát, nỗi sợ hãi làm chúng tôi mệt đến có thể ngất xỉu ngay tại đó.

Ôi! đường đến với tự do sao quá khổ sở, đầy gian nan thử thách và đầy nguy hiểm như thế này? Chúng tôi lần mò đi để tìm đến vùng Non Chan. Một bước ngoặt của đoạn đời mới đầy tủi nhục và đau thương bắt đầu từ đây!

November 23, 2007

Nong Samet - July 1983

Tháng 6 hay tháng 7, chúng tôi lại bị đẩy về trại Nong Samet, một trại nằm bên đất Cambodia, cách biên giới khỏang 1 km...
Vài tấm hình chụp ở trại Nong Samet

Cường, Hưng, Siêu, Quý và Xu, chụp trên con đường trước trại Nong Samet

Đang nghe giảng trong một buổi lể trong căn lều tạm.
Chúng tôi không có một nhà thờ ở Nong Samet

Anh Đài, anh Cường đang cho rước lể (Trọng trong hình)

Cha Thomas Dunleavy thường xuyên tới Nong Samet dâng lể , thăm dân tị nạn.

November 22, 2007

Gia Đình Hưng hôm nay

Tìm mãi mới được tâm hình gia đình chụp chung dịp Giáng Sinh năm ngóai. Chúc mọi người mùa Giáng Sinh vui vẻ nhé.
Hưng, Diễm, Quân, và Linh

November 21, 2007

Hành Lang Tự Do Về Đâu? Trại Site II -Le Van Hung

ngày 17 tháng 3, năm 1985.

“Ở vùng biên giới Thái và Miên này, hai tiếng ”mùa khô” dù được nói lên bằng một giọng dịu dàng và nhẹ nhàng thế mấy cũng vẫn mang một âm hưởng đe dọa, một âm hưởng có khả năng tạo kinh hoàng cho dân tị nạn Việt Miên.

Mùa khô năm 1983, tôi đứng bên bờ đập O Bychon, dưới mây trời nắng lóa. Toàn vùng chỉ là một cánh đồng cỏ tranh bị đốt cháy đến tận gốc. Dân tị nạn ngơ ngác đứng chờ đợi cơn pháo kế tiếp đuổi theo từ sau lưng.

Bên này là khốn khổ, là chết chóc, còn bên kia là tự do, là an bình. Hai bên chỉ cách nhau có một bờ đất cao một thước. Tôi và đồng bào tôi ở bên này đứng ngóng cổ nhìn sang bên kia với những đôi mắt thèm khát. Ôi những tàn cau lung lay trước gió, những tàu dừa lả ngọn, những thôn xóm ẩn hiện sau lũy tre kia. Chúng tôi đã tìm thấy ở đó hình ảnh quê hương thanh bình thuở trước.

Mùa khô năm 1984, tại Non Samet, chúng tôi lo âu lắng nghe tiếng ”depart” của Việt cộng và nhìn theo những lằn đạn pháo bay qua đầu, rơi vào đất Thái. Chúng tôi, những người làm ở phòng y tế (Việt Nam Outpatient Department) lo di tản những người bệnh nặng và tàn tật đi trước, vì ARC (American Red Cross?) được biết Việt cộng đã dàn xe tăng chuẩn bị tấn công lớn vào chỗ dân tị nạn Việt Miên.

Chúng tôi thức hầu như suốt đêm trong đợt tấn công mùa khô 1984. Sự ồn ào cũng như sự yên tĩnh làm chúng tôi lo sợ và bực bội trong tình huống ấy.

Hạnh phúc đối với tôi bây giờ thật là đơn giản và nhỏ nhoi. Tôi không mơ đi định cư. Tôi cũng không mơ những tiện nghi vật chất. Tôi đang chờ hứng đủ một xô nước để dội mạnh đi những mồ hôi và đất cát đã bám trên cơ thể sau một ngày và một đêm chạy giặc từ Dongrek Platform (Site A) rồi sau đó nằm dài trên mặt đất ngủ để lấy lại sức.

Dưới ánh nắng gay gắt của buổi chiều, dân tị nạn Việt lẫn Miên bu đen nghẹt quanh những bồn nước của UNBRO. Suốt một ngày và một đêm, chúng tôi không có một hạt cơm hay một giọt nước để uống.

Những đôi mắt héo hắt nhìn một cách vô-cảm-ứng về những diễn biến chung quanh vì quá mệt mỏi. Chúng tôi đi lấy nước vì thấy mọi người lũ lượt đi, và vì một ý thức mờ mờ chứ không rõ ràng, rằng đi lấy nước cốt để làm việc này hay việc kia.

Ngay từ những tiếng pháo đầu tiên, khu vực Site I dành cho dân Miên đã di tản vào Site II, còn chúng tôi chạy theo dân Miên ở Site A hướng về Site II. Đến nửa đường, lính Thái bảo chúng tôi dừng lại ngủ qua đêm ở đó.

Gần sáng ai cũng hy vọng Cộng quân đã ngưng đánh. Một số người trở về Site A để lấy đồ đạc. Bất ngờ, Cộng sản dùng ”Pháo bầy” bủa xuống hướng Dongrek cũ. Dân tị nạn tốc cả đồ đạc, bỏ gạo, bỏ hành lý để chạy lấy thân. Có người lạc cả vợ con.

Tiếng pháo lúc gần, lúc xa, kéo dài đến khoảng trưa. Dân tị nạn đã tiến về tới Site II. Xế chiều, chúng tôi lo ổn định lều ở tạm. Vài ngày sau, ban đại diện phân lô và sắp xếp lều thành đường lối.

Mặc dù thỉnh thoảng vẫn còn nghe tiếng súng và có nhiều tin đồn không lành rằng Việt Cộng sẽ đánh vào Site II để lùa dân về đất Cambodia, chính quyền Thái vẫn cho rào trại Việt và Miên lại một cách quy mô bằng trụ xi măng và kẽm gai. Một hình thức trại tù theo khuôn mẫu NW 82 chăng?

Nhiều lần tôi hỏi các giới chức hội HTTQT về tình hình an ninh ở Site II, họ trấn an rằng:

”Đây là đất Thái rồi, anh cứ yên tâm!”

Nhưng dân Việt nam chúng ta đã có quá nhiều kinh nghiệm về Cộng sản rồi, làm sao chúng ta tin rằng Cộng sản sẽ tôn trọng lằn biên? Hằng đêm chúng tôi cứ sống trong lo sợ và phập phồng. Không biết ngày nào Site II lại phải bỏ chạy dưới lằn đạn pháo.

Đầu mùa khô năm 1985, chúng tôi cũng sống trong lo âu như thế. Dân chúng bỏ nhà, bỏ cửa lên ODP, nhà CARE, và ban đại diện để ngủ cùng với hành lý vì họ sợ rằng nếu ở quá xa ngoài bìa trại, họ sẽ khó thoát ra ngoài khi bị pháo kích.

Có lần mọi người la hét một cách kinh hoàng vì họ nghe thấy tiếng xe tăng, nhưng sau đó, lính Thái đến xác nhận đó là xe tăng của Thái. Có đêm chúng tôi bỏ chạy vào chân núi khi có tiếng pháo, vì lúc chiều có tin báo cho biết Cộng sản chuẩn bị tấn công. Vị trí của chúng chỉ cách Dongrek có hai hay ba cây số.

Nhưng chiến tranh đã không xảy ra mãi đến một buổi chiều thật yên tĩnh. Vào lúc 5 giờ chiều hôm đó, mọi người đang lo sửa soạn ăn tối, thì sau một hai tiếng ”depart”, đạn đã rơi chớp nhoáng vào Dongrek.

Trại Việt nam chỉ bị pháo xung quanh, ông già Nê đã cầm loa đốc thúc mọi người ra khỏi trại. Dân tị nạn đã theo con đường độc nhất vào đất Thái. Đến nửa đêm, Thái ra lệnh ngừng lại chờ lệnh trên. Suốt đêm ấy, hội HTTQT đã phái cô Eureka và Dr. Ian đi cứu thương ở Dongrek. Chỉ có mội ít người bị thương nhẹ về phía Việt nam. Một người Việt ra khu Miên chơi, bị trúng pháo và chết trên trại Khao Y Dang.

Về phía Khmer thì có khoảng ba mươi người chết. Đến trưa hôm sau, có một số người được đi Panatnikhom Transit Center. Họ được tập trung tại bãi đất trống trong rừng rồi đi bộ qua Site II. Ở đó, xe buýt đón họ đi Panatnikhom. Tình trạng đó đã làm những người ở lại tủi thân và xuống tinh thần.

Trước khi Dongrek mất, tôi đã gửi một lá thư để có đôi lời biết ơn các vị ân nhân đã lên tiếng nói giúp đỡ trại Dongrek, và một thư kêu cứu, báo động rằng Dongrek đang hấp hối. Bây giờ thì Dongrek đã thực sự chết, và những người ở Dongrek còn sống sót sau cơn bão lửa đang chờ đợi một phát ân huệ. Dân tị nạn đang sống trong ngắc ngoải vì chờ được định cư quá lâu, vì đau khổ ở biên giới, vì bệnh tật, vì thiếu dinh dưỡng.

Còn một nơi chốn nào để dân tôi đến hay không? Thế giới tự do hãy nói đi! Hãy cho chúng tôi biết một cách thành thật về lý tưởng, quan đểm của quý vị đi. Chúng tôi là những người yêu tự do đã từ chối Cộng sản và cũng đã bị Cộng sản từ chối, không lẽ cũng bị đồng minh mình từ chối nốt hay sao?

Tôi tin tưởng nơi thế giới tự do và nhất là người Mỹ, vì người Mỹ có liên hệ trực tiếp vào cuộc chiến Việt Nam. Người Mỹ phải có trách nhiệm đối với dân tị nạn ba nước Đông Dương. Chúng tôi ngày nay phải lãnh chịu những cơ cực thế này, một phần cũng vì chính sách buông tay của người Mỹ.

Tuy là tin tưởng vậy, nhưng không khỏi có những lúc tôi phải băn khoăn, liên tưởng đến câu nói của thủ tướng Sirik Matak của Cambodia lúc mà ông từ chối chạy trốn khỏi nước:

”Chúng tôi cầu chúc qúy vị được vui vẻ hạnh phúc. Chúng tôi chỉ phạm một lỗi, đó là lỗi quá tin tưởng nơi người Mỹ!”

Ở đây, chúng tôi cũng xin cầu chúc Mỹ quốc được hạnh phúc, bình an, để trong sự yên vui ấy, người Mỹ sẽ có đủ lòng quảng đại và quay nhìn lại một trách nhiệm mà họ đã lơ là: đó là trách nhiệm đối với dân tị nạn Đông Dương nói chung và dân tị nạn đường bộ Việt nam ở Dongrek nói riêng.

Cuối thư, tôi xin gửi đến thế giới tự do lời kêu cứu này:

-Nếu Dongrek không được giải quyết sớm, e rằng đồng bào tị nạn sẽ gánh chịu một trận chiến lùa dân, và lần này ai có thể cả quyết rằng chúng tôi sẽ may mắn hơn những lần trước? Nếu Cộng sản thành công, một thảm kịch O'Smack năm 1982 lại tái diễn như cảnh một đoàn tị nạn bị xâu thành xâu bằng giây kẽm gai, lùa xuống bunker rồi bị ném lựu đạn giết chết.

Tôi biết rằng dù việc ấy có xảy ra cũng chẳng có một tổ chức nào đụng đến lông chân của các nước tự do. Nhưng tôi nghĩ rằng LƯƠNG TÂM của các vị lãnh đạo, của từng người dân tự do, là lịch sử thế giới trong cuối thế kỷ 20 này sẽ đeo đưổi phê phán những người có trách nhiệm đến muôn niên.

Xin qúy vị cầu bình an cho đồng bào tị nạn chúng tôi tại trại Site II này!”

Lê Văn Hưng

Phnom Chat: Bước Qua Bóng Tối - Trang 4

Phnom Chat: Bước Qua Bóng Tối - Trang 3

Xin đính chính cùng tất cả, bài viết này được đăng trong "Tiểu Thuyết Nguyệt San" ở mỹ. Không phải ở Âu Châu như đã nói. Xin cảm ơn tác giả.

November 20, 2007

Phnom Chat: Bước Qua Bóng Tối - Trang 2

November 19, 2007

Phnom Chat: Bước Qua Bóng Tối - Trang 1

Một Câu Chuyện ở Phnom Chat. Chuyện ngắn đả được đăng trên một tờ báo châu âu. Xin thành thật cảm ơn anh Đức Trung đả chia xẻ. (các bạn suy diển xem anh Đức Trung là ai trong số 140 người ở Phnom Chat của chúng ta)
Xin click on the "Comment" ở dưới để ghi lại cảm tưởng khi đọc bài viết này. Xin click lên trang giấy để coi cho rỏ

November 17, 2007

A Time Article about NW 82

Monday, Dec. 13, 1982

Waiting in Hope and Despair

Indochinese "residuals "find they have no place to go
The exodus of refugees from Indochina is a story of broken lives, broken dreams and broken promises. Since the fall of Saigon seven years ago, almost 500,000 boat people have passed through Southeast Asia to find new homes, mostly in the U.S., Western Europe and Australia. But an additional 175,000 refugees still languish in camps in Thailand. Because so many of them lack the skills deemed essential for resettlement elsewhere, they have come to be known in official jargon as "residuals," or people with "no guarantee of movement onward." The worst of these refugee camps is NW 82, a tropical purgatory 16 miles north of Aranyaprathet, a town on the Thai-Cambodian border. United Nations officials are not allowed to have a permanent presence in the heavily guarded enclosure. TIME Bangkok Bureau Chief David DeVoss was the first foreign correspondent permitted by Thai authorities to look inside NW 82. His report:
NW 82 looks more like a concentration camp than a refugee sanctuary. A barren mud flat smaller than a football field, it was originally designed to hold 800 people. Today it is home to more than 1,900 listless Vietnamese "land people," who singly or in family groups bribed their way across Cambodia, which is still occupied by 160,000 Vietnamese troops. Jumbled together inside 27 tents, the refugees each have a coffin-size sliver of space, 6 ft. by 3 ft., in which to rest and sleep. Living conditions for new arrivals are even more crowded: they are housed in a series of bamboo tiers reminiscent of a 19th century slave ship.
Several months ago, the entire population came down with scabies. More recently, respiratory infections have been a problem, especially for the camp's 400 children. But the most serious malady is malaria. Nearly everyone has it, and some have suffered six or seven attacks. Says Tran Long, 27, a former mathematics teacher from Saigon: "Inadequate food and sanitation are our biggest problems. There are not enough latrines. The rainy season turns the camp into a cesspool."
Though it is surrounded by hostile anti-Vietnamese Khmer guerrillas and is within range of Vietnamese artillery inside Cambodia, NW 82 is not guarded by the Thai army. That task falls to the local militia, a sparsely equipped organization composed of former peasants, who are ill-disposed toward their Vietnamese charges. Several refugee women claim to have been raped, and men say that beatings are common. What is certain is that refugees who "misbehave" wind up spending the night in a red bamboo "tiger cage" 3 yds. long, 2 yds. wide and 1 yd. high.
Who is responsible for living conditions at NW 82? Thailand's supreme command insists, somewhat disingenuously, that it is the Geneva-based International Committee of the Red Cross (I.C.R.C.). The Red Cross vehemently denies any responsibility, other than medical, for the camp. Nearly a dozen Western embassies in Bangkok have joined the I.C.R.C. in asking the Thai government to move NW 82 away from the dangerous, malaria-infested border. But all the legations began to backpedal when the Thais said they would comply if the countries represented by the embassies agreed to resettle all 1,900 refugees within 45 days.

Thailand's great fear is that it may be stuck with thousands like the residents of NW 82. During the first ten months of this year, 38,968 refugees were resettled, compared with 91,154 during the same period in 1981. Appearing before the executive board of the U.N. High Commissioner for Refugees in Geneva last month, Prasong Soonsiri, secretary-general of Thailand's National Security Council, blasted Western nations that have not honored their commitments to resettle Indochinese refugees. Said Prasong: "The lesson we learn is that being too merciful could lead us to bear an endless burden, and it cannot be forecast how much longer the Thai people would want to live with the problem."
Prasong is particularly angry at the U.S., which cut its quota for Indochinese refugees from 168,000 in 1980 to 100,000 in 1981. In the end the U.S. took in 73,000. What has happened is that the U.S. Immigration and Naturalization Service (INS) has new qualifications for refugees. Says a Bangkok-based U.S. official: "Someone who was a refugee in 1976 might not qualify as a refugee in 1982. A person must be able to show he has a good reason to fear prosecution. Conjecture is not enough."
During a five-day visit to Southeast Asia last month, U.S. Attorney General William French Smith discussed the problem with Thai officials. Smith said that Washington was not going to increase this year's quota of 64,000 refugees from Indochina, though he did promise that the U.S. would do its best to accept as many refugees as possible, up to the maximum quota.
Thailand has contributed to the problem through its policy of "human deterrence." In an effort to make the country unattractive as a sanctuary, the Bangkok government has decreed that no refugee arriving after August 1981 can leave for resettlement until every refugee who arrived previously has been moved out. The policy has proved a perverse punishment for many Laotians and Vietnamese who would meet American immigration requirements because they worked for the U.S. (luring the war years or have relatives in the U.S.
Despite the harsh conditions, most Vietnamese say they prefer living in NW 82 to returning to Viet Nam. Indeed, more than 600 land people cluster around hospitals in three border camps, hoping to get into NW 82. Says Nguyen Quoc Khanh, 41, a former lieutenant in the South Vietnamese army, whom the Communists sent to a jungle work camp for three years: "If we can get into NW 82, perhaps we can eventually get on a resettlement list. If you lived in South Viet Nam, you would understand why people have to flee. If it takes three years, I will wait."

Bồn nước

Những bồn nước vuông bằng thiết này được đặt ở khắp các trại tị nạn biên giới. Việc đầu tiên mỗi khi tới trại mới là tìm biết bôn nước ở đâu, xe nước đả tới chưa. Những hình này do Tim Page chụp.




November 16, 2007

Red Hill - April 1983


Hình chụp giửa sân trại Red Hill đầu tháng 4, 1983. Tấm hình này do cô y tá Marie Claude (tôi quên tên chính xác mất rồi, ai nhớ xin cho hay) chụp vào buổi trưa của một ngày nào đó sau lể Phục Sinh.
Khi trại Phnomchat bị bộ đội việt nam tấn công, chúng tôi chạy lọan qua Thái. Biên giới Thái cách trại chỉ khỏang 1 km. 150 người Việt chạy lọan với khỏang 200,000 dân Khmer. Chúng tôi ở biên giới "tà lúp" thái 1 đêm. Ngày hôm sau Việt Nam pháo kích qua đất Thái, và Thái cho phép dân tị nạn chạy sâu vào lảnh thổ họ.
Ngày hôm đó chúng tôi gồng gánh, bồng bế nhau chạy tới trại Red Hill, cách biên giới khỏang 10 km. Dân Việt Nam được gom vào một khu nhỏ, dưng lên những cháng lều bằng tre và tấm nhựa xanh như các bạn nhìn thấy sau lưng tôi.

Chúng tôi sẽ ở đây cho tới tháng 7, khi Thái lại buộc dân tị nạn trở về lảnh thổ Khmer. Nhiều chuyện đáng kể đả xảy ra ở đây, kể cả chuyện trại việt nam súyt nửa bị san bằng vì tranh dành nước với dân Khmer. Tôi sẻ ráng nhớ để kể lại đây cho các bạn nhé.

Bài Hát Thường Nghe ở Phnom Chat

Một trong những bài hát chúng tôi vẫn thường nghe hát ở Phnom Chat. Không hiểu tại sao chúng tôi lại thích bài hát này đến thế. Giửa rừng thiên nước đôc chúng tôi lại hát về biển cả!
Tại chúng tôi quá lãng mạn, hay tại thương tiếc cho số phận mình đang phải phó thác cho khme đỏ, nên mơ mộng đến biển chăng?

http://youtube.com/watch?v=TW6-HemEX1U
----------------------------------------------
Bay đi cánh chim biển hiền lành
Chẳng còn giấc mơ nào để giữ đôi chân em
Chẳng còn tiếng nói nào để trách cứ em
Khi mặt trời đậu trên đôi cánh vỗ

Theo tiếng hát của người thủy thủ
Lượn trên sóng vỗ về ghềnh đá chim bay qua
Lang thang cánh gió chiều buồn trắng men san hô
Đất trời rộng sao em không bến đỗ

Giấc mơ của tôi và cánh chim hải âu
Bay ra khỏi tầm tay và tiếng sóng

Em đã muốn ra đi nhiều lần
Trời lên tiếng kêu gọi và gió reo tên em
Trùng dương vỗ sóng về để đón bước em
Quay mặt lại nhìn nhau một lần cuối

Bay đi cánh chim biển hiền lành
Chẳng còn giấc mơ nào để giữ đôi chân em
Chẳng còn tiếng nói nào để trách cứ em
Khi mặt trời đậu trên đôi cánh vỗ

Giấc mơ của tôi và cánh chim hải âu
Bay ra khỏi tầm tay và tiếng sóng.

Thai - Cambodian Border Camps 1975 - 1999

Phnom Chat: A Vietnamese camp within Khmer Rouge camp, open in 1979 (?)

Red Hill : About 10 Km from the border inside Thailand, in the vicinity of Nong Samet and Phnomchat

Nong Samet : established in 1979 near Khao I Dang.

Dang Rek: established in mid-1983, incorporated into Site 2 in March 1985.

Khao-I-Dang: Khmer refugee camp. Opened Nov. 21, 1979.

Nong Chan:

NW 82: Camp for Vietnamese land refugees opened at Nong Samet Dec. 1981.

Site 1: Evacuation center in the vicinity of Dongrek Vietnamese camp.

Site 2: Refugee camp near Taphraya, Thailand.

Site A at the border next to Phnom Dangrek camp.

Site B Refugee camp 80Km from Surin, Thailand. Also known as Green Hill. Established June 1985.

Aranyaprathet: Inside Thailand, Camp for "Chú Cùi"

November 15, 2007

Phnom Chat in the book

New York Times - News on Feb 1, 1983

> February 1, 1983
> AROUND THE WORLD; Vietnam Troops Attack Cambodia Refugee Camp
> REUTERS
>
> Vietnamese troops and artillery launched an assault against the
> biggest refugee camp on the Thai-Cambodian border today and thousands
> of Cambodians were reported fleeing into Thailand.
>
> Ground fighting was reported outside Nong Chan camp between Vietnamese
> troops based in Cambodia and insurgents from the non-Communist
> Cambodian Peoples' National Liberation Front.
>
> The camp is home for some 30,000 displaced Cambodians.
>
> At the same time the Vietnamese kept up a steady barrage of shells,
> rockets and mortars. At least 50 shells landed in Thai territory,
> killing a 66-year-old farmer and damaging several houses and a
> Buddhist temple, a Thai military spokesman said.
>
> International Red Cross doctors were forced to abandon their hospital
> in the camp and moved out with the refugees and 35 injured to
> Cao-i-Dang camp inside Thailand, Red Cross officials said. They added
> that at least 10,000 refugees had left Nong Chan and the rest of the
> camp's inhabitants were expected to follow.
>
>

November 10, 2007

We were there - Map

Somewhere along the Thailand border, we arrived, lived and anguished in one of those refugees camps...We existed among many thousands other Cambodian refugees, in a Vietnamese refugee camps among other huge refugee camps, like a tiny island in the vast archipelago. There we lived, prayed, and survived probably one of the harshest time in our lives.

But we were happy. Many of us got out of the refugee camps and are happy with where we are now; many of us do not; and still some of us never got out alive. They died and got buried somewhere in the dense jungle along the border, filled with mines and inhumanity. A place roamed only the wild animals, and infested with menacing men. The Khmer Rouge, the Para, the Thai special force, and the PAVN (People Army of Vietnam).

Until we came.
Lived, hoped, and survived or died

These are only the pictures in our possession, and our stories. If you stumble across this blog site, please post any pictures, stories for our children to see how their parent escaped, lived, and build a life as they have today....

And today pictures, stories too. We are all eager to learn about each other family

Send stories and pictures to hungfng2.vnlr@blogger.com and it will be posted here  for all to share.



 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Themes