Vài dòng bối cảnh của sự kiện đen tối này.
Tháng 5 năm 1988, chính quyền Thái thành lập trại Ban Thad (Ban That) ngay bên cạnh trại Site 2. Nguời Việt tị nạn đuờng biển từ Sikiew, Songkhla, Panatnikhom đuợc chuyển về Ban Thad. Những thuyền nhân này đã đuợc lập form nhưng không được phỏng vấn định cư.
Tháng 7 năm 1988, chính quyền Thái thông báo ngày 31 tháng 8 1988 sẽ là ngày cuối cùng cho thuyền nhân tại Ban Thad và bộ nhân Site 2 đuợc phỏng vấn định cư. Những nguời tới sau đó hoặc không được định cư sẽ phải chuyển vào Ban Thad
Tháng 9 năm 1988, trại Ban Thad có 3,600 thuyền nhân. Trong thời điểm này tại trại tị nạn Việt Nam Sìte 2 kế bên, khỏang 2000 dân tị nạn đuờng bộ đang chờ đợi định cư ở đây. Đây là những nguời tị nạn đuờng bộ tới trại Site 2 từ năm 1986, 1987… Hầu hết những nguời tị nạn đến trại Dongrek từ những truớc đã đuợc phỏng vấn và đã lên đuờng định cư. Chỉ còn một số rất ít vẫn còn ở lại vì bị nhiều tòa đại sứ bác đơn nhiều lần trước đó.
Song song với trại tị nạn đuờng bộ Site 2, tại section 5 sát bên Site 2, khỏang 2,200 nguời “Việt Nam” mới đến biên giới cũng đang chờ thanh lọc để nhập trại Site 2. Đây là những nguời mới tới biên giới sau này, họ không hẳn là dân Việt chính gốc. Rất nhiều nguời là dân khmer, chưa từng sống ở Việt Nam, cũng không nói tiếng Việt. Họ trà trộn, trả tiền, đút lót để được nhập trại section 5, với hy vọng đâu thanh lọc sẽ đuợc vào Site 2, và cơ hội được phỏng vấn định cư
Khi chính quyền Thái Lan quyết định chuyển tất cả dân tị nạn tại Site 2 vô Ban Thad. Dân tị nạn việt nam không đồng ý với quyết định này. Họ đã nghe tin đồn rắng trại Ban Thad là trại cấm của tị nạn đuờng biển, rằng dân tị nạn đuờng biển chỉ chờ bị trả về Việt Nam, bộ nhân vô Ban Thad thì hết đuờng đi định cư, phải hồi hương như thuyền nhân. Ở lại Site 2 thì không biết ra sao nhưng ít nhất cũng còn hy vọng....
Ngày 10 tháng 12 năm 1988, bộ nhân tại Site 2 và section 5 tổ chức biểu tình, tuyệt thực...
Đây là những tấm hình do anh Võ Thanh Liêm chụp đuợc những ngày đen tối đó. Cảm ơn anh Liêm đã cất giử và chia xẻ những tấm hình quý báu này.
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực chụp từ xa Site 2 - December 1988 |
Sau khi DPPU (Thai security) vô đập phá Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Site 2 - December 1988 |
Em Vũ Minh Quang cầm bảng biểu tình Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Site 2 - December 1988 |
Trước ngày biểu tình & tuyệt thực Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Security Thái vào dẹp biểi tình Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Security Thái vào dẹp biểi tình Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Security Thái vào dẹp biểi tình Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Phóng viên BBC vào chụp ảnh quay phim Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Security Thái vào dẹp biểu tình Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Security Thái vào dẹp biểu tình Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Security Thái vào dẹp biểu tình Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Site 2 - December 1988 |
Ông Tư Râu và phóng viên |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực anh Lâm A Phén tự đâm bụng. ANh sống sót và định cư tại Pháp (?) Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Site 2 - December 1988 |
Quang cảnh những ngày biểu tình & tuyệt thực Phóng viên nước ngoài, nhận ra anh Hiền (Tin Lành), Trần Hải Long OPD, và má Chen Hỏn Site 2 - December 1988 |
1 comments:
Nước mắt tôi chảy dài khi thấy lại những hình ảnh này..Thật tội nghiệp cho tụi mình phải không các bạn...Tôi thì cuối cùng cũng được đi định cư, dù muộn màng...không biết những người trong hình có được may mắn như tôi không.
Cảm ơn anh Liêm nhiều. Cảm ơn anh Hưng nửa.
T
Post a Comment