*
Chiến-Dịch Đông-Tiến 2
Cuộc Ðông Tiến 2 (mật mã là data cộng 2). Khởi hành từ ngày 11/6. Ðiểm O là Oubon ngược về Mộc Tà Hản. Vượt sông Cửu Long tại điểm F này, băng vào tỉnh Saravan của Lào rồi vào Tây Nguyên.
Ðoàn quân Ðông Tiến xuất quân ngày 11/7/1987, đụng độ lần đầu với việt cộng ngày 16/7/87 khi vượt quốc lộ 13 (dự trù 11 giờ đêm vượt hết! Thực tế đến 5 giờ sáng mới xong). Chiều 17/7 đụng độ lần thứ 2. Kể từ đây liên tiếp đụng độ với vc cho đến ngày thứ 49.
Ngày 16/8 bộ chỉ huy của Quyết Ðoàn Ðặc Nhiệm bỏ trốn (đây là Quyết Ðoàn bảo vệ Tướng Hoàng Cơ Minh). Trong nhóm này có Lê Ðình Bảy là Quyết Ðoàn Trưởng. Sau sự kiện, vào buổi chiếu cùng ngày, vc đột ngột tăng tốc độ rượt đuổi và bắn phá. Các KCQ cho rằng Lê Ðình Bảy sau khi bị vc bắt đã khai có mặt của Tướng Minh trong đoàn (Bí danh của Tướng Minh là 234). 234 vào trong đoàn quân chỉ có QÐÐN biết. Chính KCQ Thạch Ba đi đón 234 từ căn cứ 81 về 85 lúc 5 giờ sáng 11/7/87. Khi Lê Ðình Bảy bị vc bắt có giao 30 lượng vàng. Án của nhân vật này là án đầu hàng phải chịu tù 7 năm, thực tế ở tù rất ngắn hạn.
Cơ quan tình báo Thái Lan chụp hình tất cả mọi người (??). Kể cả các đợt xâm nhập của Ủy Ban Kháng Quản vào các năm 85/86. Các UBKQ 85/86 đều xâm nhập vào lãnh thổ VN bằng giấy tờ do bộ Nội vụ vc cung cấp. Toàn bộ đều bị bắt tại Battambang. Bắt rất thong thả và nhẹ nhàng trên các chuyến xe chở khách du lịch. Người thì bị bắt nhưng thư từ viết ra ngoài vẫn báo rằng “hoàn thành công tác” để xin tiền trợ cấp hoạt động và cung cấp tin tức thất thiệt. Lê Phú Sơn là một thí dụ cụ thể.
Một trung đoàn vc đã mai phục sẳn tại các Point F (điểm đổ bộ), nơi đây đã được tình báo Thái Lan chỉ định. Các Point F này cuối cùng đã bị 234 chuyển dịch. Ðiều này, trong phiên điều tra của vc đối với các KCQ cũng rất thắc mắc. Ngay tại Lào, tình báo Thái mãi chiều 17/7 mới biết là có 234 trong đoàn....
Tại toà và các phiên điều tra, tất cả giấy tời tùy thân, tên tuổi, quê quán, nhiệm vụ, ngày nhập khu chiến, thăng cấp và các hình chụp...đều được trưng dẫn (theo lời xác nhận của các KCQ Thạch Ba, Ðinh văn Bé, Trần Ðế).
Ngày 16/8/87 Khưu Xuân Hưng mất tích. Nguyễn Hoàng Tiến chỉ huy tác chiến trung ương, Thạch Ba Dân Ðoàn Trưởng Dân Ðoàn Cận Vệ.
Nhóm người Lào dẫn đường đoàn quân xâm nhập Việt Nam theo ngã Tây Nguyên (giống với Ðông Tiến 1). Trên nguyên tắc chỉ 4 ngày là vào đến Tây Nguyên...Nhưng đoàn quân cứ lẩn quẩn trong Saravan mất hơn 1 tháng. Cuối cùng, ngày 26/7, nhóm 30 người Lào trốn mất. Một ngày sau, chiều 27/7 trận chiến nổ bùng với cường độ tàn bạo tối đa.
Tối 25/7, cả 3 Quyết Ðoàn 7683, 7684 và 7685 cùng Bộ chỉ huy dừng lại ở một vị trí chiến thuật vô cùng thuận lợi cho đối phương. Lúc này vì trời quá tối, lại quá mệt, Trương Ngọc Ny (cựu Trung úy Nhảy Dù) đã phạm phải lỗi bố trí quân nghiêm trọng. Anh đã cho đoàn quân dừng ngay dưới 1 ngọn đồi thấp mà không biết rằng những ngọn đồi bên cạnh lại dày đặc quân vc mai phục. Sáng ra khi vừa nhận kịp điểm bất lợi thì đã quá muộn! Hoàng Tiến đã anh dũng hy sinh thật can trường khi xô ngã Ðỗ Bạch Thố tránh một tầm đạn pháo cá nhân khác, anh bị hỏa tiển phóng lựu DTZ vỡ 1 phần sọ. Nữa tiếng sau thì từ trần không kịp trối trăn gì được. Anh chết vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 26/7/87. KCQ Ðỗ Bạch Thố lên thay Hoàng Tiến. Trương Ngọc Ny hy sinh vào khoảng 5 hoặc 6 giờ sáng vào tháng 8/87 cùng ngày với Sỹ, trên đất Lào, đường mòn Hồ chí Minh.
Ðêm 25 , sáng 26/8, vc pháo mờ trời. Các KCQ hy sinh rất nhiều trong lúc này.
Ngày 28/8, 10 giờ sáng, Tướng Minh (tức 234) với KCQ Nguyễn Huy (tức 248), Trần Thiện Khải (tức Khánh), Hưng, Nguyễn Ðẩu đều tự sát dưới dòng suối. Tướng Minh (234) bắn bằng tay trái, súng Browning 3,2 mm, đạn trổ qua thái dương bên phải, KCQ Nguyễn Tấn Phát (nhỏ) kể “Ông Thầy (trong chiến khu các KCQ gọi Tướng Minh bằng Thầy) bắn tay trái vì tay phải bị thương đã thối thịt, treo lủng lẳng cả tuần rồi, đau lắm..., các anh khác bắn sau, đổ sấp lên ông Thầy, máu đỏ cả dòng suối”. Lời kể này có Châu Xương xen vào, Ðinh Văn Bé, Võ Kỳ Phát, và tổ chức Bảo Vệ Tù Chính Trị, cùng Nam (Trật Duột) cùng xác nhận lời Phát (nhỏ) đã kể. Vào lúc này Tướng Minh (234) đã đuổi Bạch Thố và Trần Ðế đi ngược dòng nước chảy. Chỉ còn Phát (nhỏ) núp lại tại một bụi tre, chứng kiến mọi tình tiết xảy ra dưới suối, kể cả lời nói cuối cùng của KCQ Võ Hoàng (cựu Trung úy Hải Quân) "Tôi không thể chết, tôi phải là nhân chứng cho sự hào hùng và bi thảm này", nói xong anh Hoàng bò lên vách suối, lên khỏi suối thì bị M79 nổ sát gò đất trước mặt làm nát cả đầu. Lúc này bộ đội vc tràn ngập chung quanh. Ðinh Văn Bé bị bắt ở một cánh quân khác, bị buộc dẫn đi tìm xác Tướng Minh. Lúc Tướng Minh chết, Ðinh Văn Bé bị trói cùng với Võ Kỳ Phát. Võ Kỳ Phát kể: "Sáng đâu chừng 10 giờ, tụi vc lại cởi dây trói cho Ðinh Văn Bé, dẫn Bé đi, khoảng 10 phút sau nghe tiếng súng bắn hướng mũi súng xuống đất. Ðâu chừng gần cả băng đạn nghe cả tiếng chúng (vc) nói vọng theo chiều gió: “ÐM chết rồi mà vẫn còn sáng quá cở”.
Ðinh Văn Bé kể: "Tôi bị dẫn để tìm ông Thầy. Khi đi nhận xác, lúc tôi bảo đúng ông Thầy, nó (vc) còn gằn lại 'đúng thật không'. Tôi gật đầu, tụi nó nhắm ngay xác ông Thầy và nổ súng nguyên băng. Sau nó bắt tụi tôi khiêng ổng đi. Tội nghiệp, khiêng ổng bằng đòn, đường đi, vừa mệt vừa đói vừa sợ...té lên té xuống... Ổng bị trói chân trói tay, thọc cây gậy qua rồi khiêng. Khi qua buôn Buột dân làng không cho qua, lại quá mệt...tụi nó quyết định chôn ổng. Mấy ngày sau tụi nó lại bắt chúng tôi đi đào lên để chụp hình, nghe đâu tấm hình trước bị hư. Khi đào ông Thầy lên thì bên phần thái dương mặt phải đã hư hết, tụi nó phải xẻo thịt ở bẹng (háng) để đắp lên..."
Sau đây là danh tánh của các Kháng Chiến Quân đã tử trận tại Nam Lào và Thái Lan gồm:
1/ Kháng Chiến Quân Huỳnh Trọng Hà, hy sinh năm 1986 tại Pleiku (Ðông Tiến I).
2/ Kháng Chiến Quân Lâm Thao, hy sinh năm 1986 tại Pleiku (Ðông Tiến I).
3/ Kháng Chiến Quân Huỳnh Văn Tiến (người về từ Ðan Mạch), hy sinh ngày 26/7/1987 lúc 7 giờ sáng tại quốc lộ 13 Nam Lào (Ðông Tiến II).
4/ Kháng Chiến Quân Trương Ngọc Ny (cựu Trung úy Nhảy Dù về từ Hoa Kỳ), hy sinh ngày 06/08/1987 tại quốc lộ 13 Nam Lào (Ðông Tiến II).
5/ Kháng Chiến Quân Võ Hoàng (cựu Trung úy Hải quân, nhà văn về từ Hoa Kỳ), hy sinh ngày 28/8/1987 khoảng 10 giờ 15 phút tại Saravan Nam Lào (Ðông Tiến II).
6/ Kháng Chiến Quân Nguyễn Huy, tự sát ngày 28/8/1987 lúc 10 giờ sáng tại Saranavan Nam Lào (Ðông Tiến II).
7/ Kháng Chiến Quân Trần Thiện Khải, hy sinh ngày 27/8/1987 lúc 8 giờ sáng (Ðông Tiến II).
8/ Kháng Chiến Quân Trần Việt Hướng (về từ Thái Lan), hy sinh ngày 26/8/1987 (Ðông Tiến II).
9/ Kháng Chiến Quân Long (về năm 1984 theo ngã Tân Gia Ba vào Thái), hy sinh tháng 7 năm 1987) (Ðông Tiến II).
10/ Kháng Chiến Quân Hội (về năm 1984 theo ngã Tân Gia Ba vào Thái), hy sinh năm 1986 (Ðông Tiến II).
11/ Kháng Chiến Quân Võ Sĩ Hùng (về từ Pháp), bị chết tại chiến khu năm 1989-90.
12/ Kháng Chiến Quân Ðặng Quốc Hiền (cựu Trung tá Nhảy Dù Lê Hồng về từ Hoa Kỳ), hy sinh đầu năm 1986 (Ðông Tiến II).
13/ Kháng Chiến Quân Trần Vi Thiện, hy sinh trong lao tù cs, trại A20 (Ðông Tiến II).
14/ Kháng Chiến Quân Trần Công, hy sinh tại nhà tù A20 (Ðông Tiến II).
15/ Kháng Chiến Quân Lưu Minh Hưng, hy sinh vào lúc 10 giờ sáng ngày 28/8/1987 tại Saranavan Nam Lào (Ðông Tiến II).
16/ Kháng Chiến Quân Ðẩu, hy sinh vào lúc 10 giờ sáng ngày 28/8/1987 tại Saranavan Nam Lào (Ðông Tiến II).
17/ Kháng Chiến Quân Ngô Chí Dũng (về từ Nhật Bản) bị mất tích.
18/ Kháng Chiến Quân Hoàng Cơ Minh (cựu Phó Ðề Ðốc Hải Quân VNCH), hy sinh lúc 10 giờ sáng ngày 28/8/1987 tại Saranavan Nam Lào (Ðông Tiến II).
Và hàng trăm KCQ vô danh khác của cả ba đợt Ðông Tiến đã anh dũng gục ngã trên đường xâm nhập vào Việt Nam để đấu tranh cho tự do của dân tộc. Nguyên nhân thất bại của 3 đợt Đông Tiến, đến nay (năm 2010) vẫn còn là ẩn số lớn.
Lời tường thuật và tổng hợp của cựu tù chính trị Phạm văn Thành cùng các Kháng chiến quân (đang bị việt cộng cầm tù) Nguyễn Tấn Phát (nhỏ), Võ Kỳ Phát (lớn), Châu Xương, Ðinh Văn Bé, Trần Ðế, Ðỗ Bạch Thố, Nam Trật Duột, Thạch Ba.
0 comments:
Post a Comment