May 31, 2013

Trước Thềm Hội Ngộ: Nhớ lại một ngày Tháng 1 năm 1985

Đính chính: Tấm hình này chụp ngày 25/1/1985, khi nhóm tị nạn đầu tiên  đuợc chuyển về Panatnikhom, sau một đêm chạy lọan tới Site A. Hình bác Lâm Nê với những người may mắn sau khi họ đi bộ tới chổ xe bus đang chờ họ.
**


Có những hình ảnh không thể nào quên trong trí óc, nhưng hôm nay mới thấy lại được. Đây là tấm hình chụp buổi sáng ngày 8 tháng 1 năm 1985 do anh Đỗ Chí Siêu vừa gởi, như đã được anh Lâm Quãn Nhân viết lại

"(Đêm 7/1/1985)...Đúng như dự đoán, khi mặt trời vừa khuất bên kia dãy núi Dongrek. Đêm đen dần, hàng loạt quả pháo lại nổ tung cách chúng tôi không xa. Chúng tôi phải nằm và phải bò, mặc dù chúng tôi chưa bao giờ bước chân đến quân trường.

Tiếng gọi nhau xen lẫn với tiếng rít của pháo nghe rợn người. Chúng tôi lại đổ xô lên nhau mà thoát ra cổng chính. Tất cả 4,473 người chen chúc ra bằng một cánh cổng rộng không quá năm thước. Người ta chen lấn và đè lên nhau để tìm lối thoát. Có kẻ đã phá rào để thoát ra, hòa chung với dân Khmer đang di tản bên ngoài. Mặc dù lính Thái vẫn chưa cho vào đất họ, chúng tôi đã phải dìu dắt nhau mà chạy vì nhiều cụ già, em bé, nhất là các phụ nữ đã té hay bị xây xát trong khi thoát ra khỏi trại...."
~Trích bài viết của anh Lâm Quãn Nhân

Toàn bài viết được post ở đây
http://ttnbg.blogspot.com/2012/04/dongrek-january-1985.html
hay ở đây
http://landrefugee.blogspot.com/2010/11/bai-viet-cua-ong-lam-quan-nhan.html?utm_source=BP_recent


Buổi sáng 8/1/1985, bác Lâm Nê dùng loa thông báo cho dân tị nạn được trở lại trại Dongrek, sau một đêm chạy loạn ra khoải trại nhưng phải dừng lại vất vưởng suốt đêm ngày 24/1/1985 tại tà lúp Thái

Đính chính: Tấm hình này chụp ngày 25/1/1985, khi nhóm tị nạn đầu tiên  đuợc chuyển về Panatnikhom, sau một đêm chạy lọan tới Site A. Hình bác Lâm Nê với những người may mắn sau khi họ đi bộ tới chổ xe bus đang chờ họ.

(Photo courtesy of Do Chi Sieu)



May 30, 2013

In Memoriam: Father Pierre Ceyrac

Lần đầu tiên cha Pierre tới gặp người tị nạn Việt Nam tại Nong Samet, đúng 30 năm trước, tháng 5 năm 1983. Cha đến với đôi kính to, với nụ cười nhân hậu, trên tay kè kè một túi xách nhỏ. Lúc ấy không ai để ý trong ấy có những gì, bây giờ thì mọi người đã rỏ...

  Trong túi xách ấy cha sẽ đem thư đi gởi dùm cho mọi người, và đem quà vào cho người tị nạn chúng ta.


Từ trái: Dương, Mi, Bác Đà, Tôn, anh Chấn, cha Pierre, Siêu, Jean-Marie
Chụp trước cổng trại tị nạn Việt Nam tại Nong Samet- 5/1983
(Photo courtesy of Do Chi Sieu)


Hôm nay là ngày giổ một năm của cha, chúng con xin ghi nhớ lời cha dạy: cái gì không cho thì sẽ mất...

"Tout ce qui n'est pas donné est perdu!
Tout ce qui n'est pas donné est perdu!"
What is not given is already lost

Mời các bạn xem lại đoạn video ngắn lúc cha tới thăm những bà góa trong một trại tị nạn người Khmer vào khoảng năm 1980.
Trong đoạn video ngắn này, cha Pierre nhắc đến ba câu phương châm sống trong văn hoá người Ấn Độ

-Tout village est mon village - Tout peuple est mon peuple
-Every village is my village – every people is my people
-C’est dans les sueurs des pauvres que nous verrons la Gloire de Dieu - It is in the sweat of the poor that we can see the glory of God
- Tout ce qui n’est pas donné est perdu
-Tout intelligence, beauté, biens et argent que nous avons et que nous ne donnons pas aux autres sont choses perdues.- The intelligence, the beauty, the goods and the money that we have and we do not give to others are all lost things.

(video from Le Point.fr - có commercial lúc đầu)

 

http://bcove.me/mrufcl7b

Xin cha cầu nguyện cho chúng con còn dưới thế trần, được biết thương yêu nhau như cha đã yêu thương chúng con
Cha Pierre Ceyrac 1914-2012

May 29, 2013

Hội Ngộ Bạn Bè Thân Hữu và Ân Nhân của Trại Tị Nạn Đường Bộ tại Đền Thánh Giu-Se , Montréal, Canada 22 tháng sáu 2013~Reunion of the Vietnamese Land Refugees and their Benefactors, Friends at the St-Joseph's Oratory in Montréal, Canada the 22nd of June 2013



Các bạn thân mến,
Để việc tổ chức được chu đáo, xin bạn nào dự tính về hội ngộ báo cho chúng tôi số nguời trong gia đình, hay trong nhóm sẽ tham dự hôi ngộ. Mong các bạn thông báo càng sớm càng tốt.
Xin cảm ơn những bạn đã thông báo cho chúng tôi.
Thân ái


Hưng : 425-204-7945425-204-7945 email: hungpng@yahoo.com
Chương: (514) 893-5268(514) 893-5268 email: chuongVNLR@gmail.com
Quân: (450) 629-9869(450) 629-9869 email: quanvuhoang@hotmail.com.



Đền Thánh Giu-Se Montréal...Chính nơi đây mộ của  Saint Frère André được đặc giữa lòng của Nhà thờ, dân Bản Địa rất tin và họ đến cầu nguyện xin được ban Hồng Ân....Rất nhiều người đã được tọai nguyện...
RE-POST:

Once upon a time, some was for all... and now all is for one.

We are happy to unveil more details of the coming up 30 years Reunion of the Vietnamese Land Refugees from Thailand-Cambodia border...A once-life-time event to meet beloved-friends, fellows, the new generation....and our benefactors....

Many photos , pictures, stories, blogs, emails, phone calls, correspondent contacts...have made in recent years, months and days.  Many beautiful memories have been emerged , flowed in...brought us back to nearly 30 years ago for most of us.


Now it is very appropriate time for us to reunite , once again and at least once-in-our-life time... Because we all come from the very unique situation, very common reason...we all lived through those hardships and suffering days and nights....We were less and nothing at that time.  So unlike with other re-unions in the earth, there will be nothing fancy, no special reception, no party, no special effects...But here we come together with our hearts, our souls, our talented-story.....and our simple promise on the day we  bid a farewell to each other with our tears many years ago " So long... See you again" ...that's day is coming.

Here is the details:
When: Saturday, the 22nd of June , 2013 , Reception begins at 11:00 , suggesting to arrive earlier
so you can have a tour on the most magnificent and wonderful St-Joseph Oratory.                               In fact, it is the biggest and tallest Catholic Church in the North America continent.
Where: At "L'Auberge" (Reception Hall) attaching to the St-Joseph's Oratory
3800 Queen Mary Road
Montreal, QC, H3V 1H6
Note: We are grateful to have organized this Reunion right here at the Oratory of St-Jospeh which is established and administered by the Congregation of Holy Cross <CSC : Congregation de Ste-Croix>, this church also sponsored many VNLRs from Site 2. 
How to get there:
By Air:  Airport code: YUL , civic name Montreal-Trudeau Airport . Please contact us for arrangement of pick up and lodging accommodation.
By Car: From the US via New York state: Interstate  87 , via Vermont state : Interstate 89 and or 91.
From Ontario, Toronto, Ottawa: 401 Highway, then 15 North will lead to Montreal.
Weather at the time of Reunion:  It will be summer, and it is very hot...30-35 Celcius degree (Very much as same as climate in Dongrek or Site 2)
Contacts:
Anh Mai Xuân Vỹ - Thầy Vỹ (Australia) M:  +61 3 421 477 927:    +61 3 9606 8321+61 3 9606 8321     
eMail: mai_xuan_vy@yahoo.com
Hưng <in Seattle, WA , USA> : email: hungpng@yahoo.com
Chương (Montreal, Canada) :
email: chuongVNLR@gmail.com , mobile: (514) 893-5268(514) 893-5268
Quân (Montreal, Canada)    : 
email: quanvuhoang@hotmail.com. phone: (450) 629-9869(450) 629-9869
Trần Đức Thanh (Canada) : Toronto và phụ cận phone: (647) 407-8023(647) 407-8023
Anh Trí: Texas,USA  Phone: (510) 828-1495(510) 828-1495
Anh Lâm Thành Hiếu (Boston, New England, USA) : (617) 699-8199(617) 699-8199 

More details follow shortly..
LET US DO IT NOW
LET US NOT DEFER OR NEGLECT IT
FOR WE SHALL NOT PASS THIS WAY AGAIN


Please stay tuned.

THƯ MỜI HỘI NGỘ :

Thân chào các bạn bè tị nạn đường bộ.

Mình viết thư này có hai việc, thứ nhất là thông báo cuộc hôi ngộ tại Montreal vào ngày 22 tháng 6, 2013 này. Chương trình đang được Quân và Chương tổ chức, chúng ta nếu được thì về gặp lại bạn bè ngày xưa. Lần này, không còn biết được lần khác hay không.
Xin mời các bạn đọc thêm chi tiết ở đây:


Chuyện thứ hai là cha Tom Dunleavy. Từ ngày chúng ta đi định cư ngài đã ở lại giúp người tị nạn cuối cùng rời vùng biên giới, và sau đó ngài vẫn làm việc thiện vùng Đông Nam Á. Tới hôm nay đã 30 năm ngày ngài đến với chúng ta, khi chúng ta đã an thân lạc nghiệp, chuyện tị nạn ngày xưa chỉ là một ký ưc, thì ngài vẫn tận tụy với những người khốn khổ vẫn cần sự giúp đỡ của ngài. Trong cuộc hội ngộ này ngài cũng sẽ đích thân tới Montreal thăm lại con cái ngài. Tụi mình nghĩ đây là dịp báo ơn cha, đền đáp những gì cha Tom, cha Pierre, va những người khác đã lo cho chúng ta những ngày gian nan ấy.

Vì thế mình mạo mụi xin các bạn có khả năng ít nhiều, xin đóng góp vào quỹ tạm gọi là 'Uống Nước Nhớ Nguồn" để dâng tặng cho ngài tiếp tục làm những công việc từ thiện ngài đang làm tại Thái Lan. 

Các bạn có thể tìm hiểu thêm những công việc ngài đang làm ở đây

Chúng ta đã trải qua những ngày gian nan, đã từng trông cha vào với những món quà, những hồng ân ngài mang theo. Có lẽ cũng là từ những tấm lòng nhân ái nào đó. Hôm nay chắn chắn vẫn còn những người vẫn đang lao đao khốn khổ, vẫn đang chờ cha Tom hằng ngày, hằng giờ...như chúng ta đã một thời chờ đợi.

Miếng khi đói bằng gói khi no...Nếu được, bao nhiêu cũng được, xin các bạn đóng góp. Nếu các bạn đi Montreal thì cứ đóng góp thẳng cho cha Tom, hoặc gọp chung cho Quân hay Chương lúc đó. Còn nếu các bạn không thể đi, xin các bạn gởi tiền về cho Hưng, Chương, hoặc Quân (địa chỉ bên dưới), làm sao tiện nhất cho các bạn. 

Check hay money order xin ghi tên: Father Thomas J. Dunleavy
Toàn bộ số tiền quyên sẽ được thông báo trên mạng (tên hoặc ẩn danh) và sẽ được giao cho cha Tom vào ngày hội ngộ Jun 22, 2013

Xin các bạn forward email này cho những người bạn tị nạn biên giới các bạn biết

Thành thật cảm ơn, và rất mong chờ quyết định của các bạn

Thân ái



 

May 28, 2013

Trước Thềm Hội Ngộ: Những vị Ân nhân của Trại Tị Nạn Đường Bộ chưa bao giờ được nhắc đến...Cha Roger Gosselin

Cha Roger Gosselin, dòng Capucins
ooo + oooo

Cha Roger Gosselin
Trong bài viết trước về cha Blanchard, chúng tôi có nhắc đến cha Gosselin.

Hôm 13 tháng 5 vừa qua, chúng tôi đã gặp gỡ và trò chuyện với cha Gosselin. Cha kể cho chúng tôi biết thêm nhiều câu chuyện thú vị mà chúng tôi muốn chia sẻ với các anh chị em hôm nay.

Cha Gosselin bắt đầu có duyên với người tị nạn Việt Nam từ năm 1980, lúc đó còn là một thầy dòng Capucins, khi cha nhận chăm sóc cho vài em vị thành niên (non-accompanied minors) qua sự giới thiệu của tổ chức AMIE.

Nhân tiện đây, chúng tôi xin giới thiệu sơ qua về tổ chức AMIE, viết tắt của tiếng pháp Aide Internationale à l'enfance (tạm dịch là Tổ Chức Cứu Trợ Trẻ Em Quốc Tế). AMIE được thành lập tại tỉnh bang Québec năm 1969 bởi bác sĩ Marcel Roy va Pierre Richard. Những năm đầu, tổ chức này lo chăm sóc y tế cho các trẻ em tại các vùng nghèo và chiến tranh, đặc biệt tại Đông Nam Á.

Sau biến cố 1975 và làn sóng người vượt biên ồ ạt. Tổ chức AMIE đã nhận được sự chấp thuận của chính phủ Canada lúc bấy giờ để bảo trợ cho các em minors tại các trại tị nạn Việt Nam vùng Đông Nam Á. Theo chương trình này, AMIE đứng ra nhận bảo trợ các em minors, tìm các gia đình nhận nuôi dưỡng (foster family) các em cho đến khi trưởng thành.

Đáp lại lời kêu gọi của AMIE, hai cha Blanchard và Gosselin đã trở thành Foster family (gà trống nuôi con). Cha Gosselin cho chúng tôi biết, trong khoảng thời gian 1980-1990, đã nhận nuôi chừng 50 em minors. Được sự ủng hộ của bề trên dòng, cha Gosselin có được một khu gồm nhiều phòng, là một phần của tu viện dòng, để nuôi dưỡng các em. Cha kể các em rất thương yêu nhau, coi nhau như anh em ruột thịt, đùm bọc lẫn nhau. Ngày nay, nhiều em đã thành tài, lập gia đình.

Cha Gosselin cho biết thêm, trong số 50 em này, chỉ có một số ít ban đầu do AMIE giới thiệu. Sau khi cha Gosselin trở thành một đại diện chính thức của AMIE, cha Gosselin và cha Blanchard đã bảo lãnh trực tiếp các em minors từ các trại tị nạn. Có một số từ các trại Phanat Nikom và Site 2.

Hai cha đã đến thăm trại Site 2 ba lần (trong ba năm 1988-89-90) với cha Pierre Ceyrac và Jean Houlman. Không biết có anh chị em nào còn nhớ các chuyến viếng thăm trại của hai cha không. Cha Gosselin kể đã đi thăm hầu hết các trại tị nạn Việt Nam tại vùng Đông Nam Á, và theo cha nhận xét, trại biên giới là nơi khốn khổ và nguy hiểm nhất.

Cha kể cho chúng tôi nghe một mẫu chuyện nhỏ: trong một lần thăm trại Site 2, có một cô bé đã mang đến mời cha một chai nước ngọt và một ly đá lạnh. Cái ly thì cũ kỹ và dơ bẩn theo cái nhìn của một người phương tây. Còn trong cục đá thì có một con kiến vẫn còn đang nhúc nhích. Lúc đó, cha tự nhủ mình không thể từ chối lòng tốt của cô bé. Cha nghĩ có lẽ cô bé đã hy sinh chính phần nước mát của mình để cha giải khát trong cái nóng mùa hè. Cha đã nhận uống ly nước tuy dơ bẩn nhưng đầy ắp tình người. Trên đường về hôm ấy, cha bật khóc...

Cha Gosselin tâm sự với chúng tôi: người thầy dòng Capucins ngày trước, qua những năm tháng trải nghiệm với những người tị nạn Việt Nam, đã nghe được ơn kêu gọi của Thiên Chúa, dấn thân trên con đường mục vụ. Và một ngày năm 1999, thầy dòng Roger Gosselin đã thụ phong linh mục. Nhân đây, cha muốn gởi một lời cám ơn đến tất cả các anh chị em tị nạn Việt Nam đã giúp cha tiến thêm nữa trên bước đường tu hành của mình.

Và câu chuyện tị nạn của chúng ta, cha Gosselin gọi đó chính là Di Sản của chúng ta. Cha mong ước rằng, những gì chúng ta để lại cho con em chúng ta không phải là tiền bạc vật chất, mà chính là câu chuyện tị nạn của chúng ta. Và đó là Di Sản quý báu nhất mà chúng ta có thể để lại cho thế hệ sau.

Cám ơn cha Gosselin đã cho một lời chia sẻ quý giá này.


Hẹn gặp cha Roger Gosselin ngày Hội Ngộ.

(par Vu Hoang Quan)

May 24, 2013

Trước thềm Hội Ngộ: Bob Enik, a friend, a teacher, a benefactor and a hero of all Vietnamese Land Refugees...

BOB ENIK: A teacher, a friend, a benefactor and a hero of all Vietnamese Land Refugees...
                         
Bob Enik, a ESL teacher at VNLR Site 2
Bob, cái tên nghe rất thân mật hầu hết với những người Việt tị nạn đường bộ tại Site 2 vào những năm 1986-1991.

Thoạt đầu Bob chỉ đơn thuần muốn đi theo bạn gái của mình là cô Mary, lúc đó là một y tá tình nguyện giúp đỡ cho dân tị nạn. Bob đã gặp Cha Pierre Ceyrac để xin ngài có thể kiếm chuyện gì cho anh ta làm để vào Site 2 như những NGO volunteers khác... Ngoài sở trường và moôn đam mê nhất của mình là chơi guitar, rất hay ngay từ thời còn niên thiếu, anh từng chơi ở Havard square , Boston, bang Massachusette , Hoa kỳ, ngoài ra anh còn biết vẽ lettering, signs , bảng hiệu...nhưng những “môn” này không giúp gì được cho dân tị nạn gì cả...Tuy vậy Cha Pierre cũng tìm cho anh một “nghề” mà anh đã xuất sắc hoàn thành, đó là thầy giáo dạy ESL (English as a second Language) cho người tị nạn Việt nam tại Site 2, anh là người ngoại quốc đầu tiên vào dạy ESL tại trại chúng ta. Ngày đầu tiên lên bục giảng, lớp học là nhà thờ Emmanuel , có khoảng 200 dân tị nạn bu chật kín nhà thờ...Bob là một người thầy
của VNLR từ đó...


Bob and his friends at Vietnamese Land Refugee Site 2 camp 1986
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình gồm có một chị và một anh, ba của Bob là ngừơi gốc Ba lan, còn mẹ thì gốc Ý đại lợi. Nhà theo đạo Thiên chúa giáo nhưng từ nhỏ anh đã hướng về tâm linh theo thuyết Guru (Ấn độ), biết thiền và ăn chay theo kiểu Vegetarian...Có lẽ tâm đức của anh là một sự kết hợp của nhiều nền tảng đạo đức lớn giữa đông và tây.

Dưới đây là một bài báo của Christopher Cox, một cây viết nổi tiếng của tờ báo Boston Herald, viết về một câu chuyện Đắc Nhân Tâm của Bob Enik và một người anh em của chúng ta , anh Lâm Thành Hiếu, có tựa đề “Blood Brothers” (Anh em ruột thịt), số ra ngày Thứ Hai ngày 4 tháng tám năm 2003. Bài báo được các nước trên thế giới đăng dịch như một câu chuyện của những tấm lòng vàng. Được chuyển ngữ qua Đức, Anh, Pháp, Nhật bản....

Xin chia sẽ cùng bà con , anh chị em ...

Bob Enik sẽ về tham dự hội ngộ của Gia đình trại tị nạn đường bộ vào ngày 22 tháng sáu tại Montreal này. Đây cũng là một lý do cho chúng ta cùng nhau kính cẩn nghiêng mình và nói lên hai chữ “THANK YOU” ....We thank you Bob...for you to save our brother....You are a h e r o....



Bob and Hieu , Massachusetts, USA

Bob Enik and Andrew Lâm Thành Hiếu in front of his ESL class, a church....Site 2 south 1986
  (Courtesy of Andre Lam Thanh Hieu)

May 22, 2013

Trước thềm Hội Ngộ: Tâm tình của Cha Mark Raper gởi đến VNLRs và vài hình ảnh mới nhất về Cha Pierre Ceyrac...

Cha Mark Raper.SJ. là Cha bề trên của Cha Pierre Ceyrac chúng ta, có gởi những lời thăm và tâm tình đến tất cả anh chị em trại tị nạn đường bộ, ngài cũng gởi kèm vài tấm hình với Cha Pierre , xin đăng nguyên bức điện thư như sau:

Dear friends,

Peace.  Yesterday I came home from long travels in Myanmar and Timor Leste to find your email and also your card inviting me to the amazing reunion on 22 June in Montreal.  How I would love to be there.  It is a joy to know of the memories and solidarity we share and to hear from you after so many years.  It is fantastic, a thrill.  You bring back so many wonderful and poignant memories of those years. 

In the last years I visited Fr Pierre in Chennai and last year went to see his grave in a quiet corner in the grounds of Loyola College that he loved so much.  A great friend. Here I send you some photos.

Unfortunately my duties here are huge and I cannot take the time needed for a trip to Montreal, let alone the cost.  For the moment I am involved deeply both in Myanmar and in Timor Leste apart from other roles for the Jesuits in Asia.  We are building a teacher training college for Timor and for Myanmar preparing for the return of the refugees.

Please remember me to so many friends at the gathering and assure all of my love and solidarity of prayers.

Mark


Nơi an nghĩ cuối cùng của Cha chúng ta Pierre Ceyrac

Cha Mark Raper và Cha Pierre Ceyrac

Cha Mark và Cha Pierre trong buổi lễ khánh thành thư viện Emmanuel Site 2

Cha Pierre ở Red hill sau khi di tản từ Phnom Chat

May 19, 2013

LỜI KÊU GỌI ỦNG HỘ QUỸ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN


LỜI KÊU GỌI ỦNG HỘ QUỸ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Tôi tên là Trịnh Vũ Anh ở trại tị nạn Dong Rek - 52 chú cùi. Hiện đang sống ở Sydney - Australia, muốn nhắn đôi lời đến những bạn bè đã từng sống ở trại tị nạn.

Các bạn đang ở đâu! Hãy bỏ ra giây phút hồi tưởng về những kỉ niệm, những ngày tháng khốn cùng ở trại tị nạn!...

Vì mưu sinh của cuộc sống và những sóng gió của cuộc đời nên mỗi người trong chúng ta không có nhiều thời gian để sống lại những kí ức xưa ,lục lại những tấm hình trong những tập album còn sót lại dưới hộc tủ, hay góc xó của garage .Bây giờ ,khi cuộc sống đã ổn định mới có dịp giở lại - Ôi mới đó mà đã hơn 20 năm rồi !....

Nhưng ít ai biết rằng vẫn còn nhiều anh chị em kém may mắn kẹt lại sống rải rác ở các trại tị nạn.... Xin hãy góp 1 bàn tay dù chỉ là món quà nho nhỏ nhưng chứa chan tình người !

*****
Tôi muốn tìm lại những người bạn cũ sau nhiều năm xa cách, xin vui lòng liên lạc tới số điện thoại :
(+61) 2404138865
Hoặc email : tuyetthihoang@live.com



May 17, 2013

Trước Thềm Hội Ngộ: Những vị Ân nhân của Trại Tị Nạn Đường Bộ chưa bao giờ được nhắc đến..Cha Pierre Blanchard


Ân nhân trại tị nạn đường bộ Việt Nam

Cha Pierre Blanchard 

~ + ~




Cha Pierre Blanchard và bé Long tựa như Chúa Giê-su đang ẵm một chú tiểu..Bức tranh có tựa đề "without border"


















































Tiếp theo trong loạt bài viết về những vị ân nhân của trại tị nạn đường bộ Việt Nam, hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu với các anh chị em vị linh mục người Québec này.

Hầu hết người việt tị nạn đường bộ tại Montréal, không ai xa lạ hình ảnh cha Pierre Blanchard cả. Cha sống chung với người tị nạn,giản dị và khiêm tốn, cha rất thích ăn phở và bún bò Huế cuối tuần và ăn rất sành điệu... Nhưng mấy ai trong chúng ta hiểu rõ những gì cha đã giúp đỡ và cống hiến cho người việt tị nạn mình...

Chúng tôi đã gặp và trò chuyện với cha Blanchard hôm 6 tháng 5 vừa qua tại nhà xứ giáo họ Nôtre-Dame Des Neiges. Cha Blanchard bắt đầu kể chuyện từ năm 1979 khi đó ngài còn là một giáo sư tại trường Trung học Sophie Barat ở Montréal. Lúc đó làn sóng người tị nạn Đông Dương đang lên đỉnh cao, ngay cả chính phủ Canada đã bắt đầu đón nhận nhiều người tị nạn trong khuôn khổ chương trình nhân đạo. Trong số những người tị nạn Việt Nam đặt chân đến Québec theo chương trình nhân đạo này, có một số khá đông các em vị thành niên không thân nhân đi cùng (non-accompanied minors). Chính phủ Canada đã vận động kêu gọi sự đóng góp của dân chúng,hội đoàn , cá nhân và các gia đình mở rộng cửa để đón nhận nuôi các em tị nạn này. Đáp ứng lời kêu gọi, cha Blanchard đã ghi danh và được trao nhận chăm sóc hai em Việt Nam (Hòa 16 tuổi và Tuấn 17 tuổi). Cái duyên của cha Blanchard với người Việt bắt đầu từ ngày ấy. Cha chăm nuôi các em và cho các em đi học. một năm sau, cha nhận lo thêm cho một em nữa, giúp em ăn học và nay đã thành tài.

Xứ đạo St. Issac Jogues, cái nôi của người tị nạn đường bộ Việt Nam tại Montreal

Năm 1981, cha Blanchard quyết định đi thăm các trại tị nạn Việt Nam tại Đông Nam Á để hiểu rõ hơn về cuộc sống và tình trạng của những người Tị nạn. Trong chuyến đi này, sau khi ghé trại Hồng Kông và Phi Luật Tân, cha Blanchard đã đến Thái Lan và được sự hỗ trợ của các cha dòng Tên(Jesuit) tại Bangkok. Cha Blanchard đã gặp gỡ và cùng làm việc với cha Pierre Ceyrac.

Ngài kể cho chúng tôi nghe về chuyến đi thăm trại tị nạn lịch sử của mình với cha Pierre Ceyrac. Vì không có giấy phép vào trại Khao I Dang, cha Pierre đã giấu cha Blanchard dưới mấy tấm bạt che trên chiếc xe cũ kỹ mà ngài thường sử dụng. Và cha Blanchard đã qua được đồn kiểm soát của lính Thái(hú hồn). Sau đó cha ghé thăm trại Phanat Nikom.

Cha Blanchard nói chuyến đi thăm trại tị nạn đã tác động mạnh đến ngài, khi chứng kiến tận mắt những con người tị nạn kém may mắn và những sự khốn khổ của họ. Trở về Québec, cha Blanchard đã gặp cha Gosselin, một linh mục dòng Franciscan và hai người tự hỏi: Mình phải làm gì cho những người tị nạn này...

Hai vị linh mục nghèo, ngày đêm suy nghĩ không biết làm cách nào để giúp đỡ người tị nạn Việt Nam. Hai người tìm hiểu thông tin với sở Di Trú Canada và biết được chính phủ ra chương trình cho phép các cá nhân hay đoàn thể đứng ra bảo lãnh cho những người tị nạn, nhận nuôi dưỡng họ trong vòng một năm khi đặt chân đến định cư tại đây.
Cha Blanchard nói chuyến đi thăm trại tị nạn đã tác động mạnh đến ngài, khi chứng kiến tận mắt những con người tị nạn kém may mắn và những sự khốn khổ của họ


Hai vị quyết định hành động. Họ viết thư đến khắp các nhà dòng, nhà thờ, hội đoàn và cá nhân để xin giúp đỡ tài chánh. Nhận được sự đáp ứng mạnh mẽ và ủng hộ tinh thần, hai vị bắt đầu chương trình bảo trợ người tị nan Việt Nam. Kể từ năm 1982, cha Blanchard mỗi năm một lần đi một vòng các trại tị nạn để trưc tiếp gặp gỡ và lập danh sách những người tị nạn để bảo lãnh đi định cư tại Quebec. Hai cha ưu tiên bảo lãnh cho những anh em độc thân, những người ở trại lâu năm và không có thân nhân ở một quốc gia thứ ba. Sở dĩ các cha dành ưu tiên cho các trường hợp độc thân vì theo luật di trú của Canada, sponsor phải bảo đảm an sinh cho người tị nạn ít nhất trong vòng 1 năm, để chứng minh khả năng của mình, sponsor phải có bảo chứng tài chánh trong trương mục ngân hàng. Chính vì lẽ đó mà các anh em tị nạn, một khi đặt chân đến định cư tại Québec, thường ở chung với nhau trong các căn hộ thuê <share phòng> và được sự bảo trợ của hai cha. Nhiều anh chị em còn nhớ những phòng appartement trên đường Lajeunesse , Montréal...hay còn gọi là “Hotel Lajeunesse” là vậy. Chỉ sau vài tháng hội nhập và làm quen với đời sống mới, các anh chị em tị nạn nhanh chóng kiếm việc làm, và tập sống tự lập vì ý thức được rằng không nên dựa vào sự giúp đỡ của các cha. Cũng nhờ vậy mà các cha không phải chi tiêu nhiều cho mỗi anh em tị nạn, và có thể dùng số tiền dư đó bảo lãnh thêm nhiều người tị nạn khác. Cho nên con số người tị nạn được bảo trợ qua các cha là đáng kể.

Năm 1885, Cha Blanchard và cha Gosselin bắt đầu bảo lãnh các anh em trại tị nạn đường bộ Dongrek-site 2. Một năm sau, hai cha nhận được sự trợ giúp tài chánh của cha Thomas Dunleavy qua nhà dòng của cha tại New York. Chương trình bảo lãnh được mở rộng hơn.

Trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến năm 1991, Cha Blanchard đích thân vào Trại Site 2 và phỏng vấn trực tiếp để làm sponsor .Hai cha Blanchard và Gosselin đã bảo lãnh tổng cộng được 2000 người tị nạn Việt Nam. Đúng vậy, con số hai ngàn người thật ngoài sức tưởng tượng. Thử nghĩ xem, chỉ cần hai cha thêm vào sơ Leblanc của dòng Thánh Giá, có thể bảo lãnh nguyên cả trại Dongrek đi định cư.
Cha Pierre Blanchard nay trở thành Monsignor của Giáo phận Notre-Dame des Neiges


Khi chúng tôi nghe con số người tị nạn được bảo lãnh, chính chúng tôi cũng ngỡ ngàng. Muốn cúi đầu xin nói hai chữ Cám Ơn. Hai chữ Cám Ơn sao quá nhỏ bé so với những công ơn lớn lao của những người ân nhân đầy lòng bác ái này.

Trong số những người được bảo lãnh, có khả nhiều các em vị thanh niên. Vì không thể để các em ở những các họ thuê, các cha đã nhận về nuôi. Rieng cha Blanchard, lúc này là cha xử một hồ dao, đã nhận nuôi hơn 20 em trong nhà xứ của mình..........

Cha Blanchard tâm sự, khoảng thời gian mười năm làm việc và gần gũi với những người tị nạn Việt Nam đã giúp cha trở nên một linh mục và một con người tốt hơn. Nhờ đó, cha mở rộng cái nhìn của mình ra với thế giới hơn, hướng tới những chân trời mới.

Cũng vì vậy mà khi chương trình bảo lãnh chấm dứt năm 1991 và các trại tị nạn Đông Nam Á lần lượt đóng cửa, cha Blanchard vẫn không ngừng chăm lo cho những người Việt Nam thiếu mày mắn. Cha Blanchard lập ra chương trình bảo trợ cho các trẻ em nghèo tại Việt Nam, giúp các em có cơ hội đến trường học hành. Cha cộng tác với các nữ tu dòng Bác Ái tại Saigon. Rất nhiều trẻ em bụi đời hoặc các em nghèo bán hàng rong trên hè phố đã được giúp phương tiện đến trường. Nhiều em đã học thành tài, bác sĩ, kiến trúc sư, giáo viên...

Tính từ năm 1991 đến nay, cha Blanchard cho biết chương trình đã giúp đỡ được cho hơn một ngàn trẻ em nghèo tại Saigòn và các vùng phụ cận. Tưởng cũng nhắc lại Cha Jean Houlmann cũng từng gặp gỡ cha Blanchard ở Site 2 và tại Sàigon...phải chăng những nơi đó là những điểm tụ của các tâm hồn lớn .?

Những con người bác ái. Những tấm lòng vàng. Những ân nhân của người Việt Nam chúng ta. Những tấm gương sáng cho chúng ta và con em chúng ta noi theo.
Chúng tôi hỏi cha muốn nhắn nhủ điều gì trong ngày Hội Ngộ này. Cha trả lời : những gì mình nhận được, hãy biết chia sẻ và trao tặng cho người khác. Mang đến cho họ sự Tự Do và Niềm Vui. 
Cha tiếp lời : tất cả các bạn Việt Nam mà tôi đã gặp đều là những người anh chị em của tôi trong một Đại Gia Đình.


Cầu chúc cha Pierre Blanchard luôn mạnh khỏe để tiếp tục sứ mạng linh mục của mình.
(par Joseph Quan et Peter Chuong)
~ + ~

Kỳ sau: Cha Roger Gosselin.

Trước thềm Hội Ngộ: MỘT MIẾNG KHI ĐÓI BẰNG MỘT GÓI KHI NO....Uống Nước Nhớ Nguồn...

Cách đâu không lâu, khi ngọn lửa hội ngộ chỉ mới bắt đầu nhóm lên, thay mặt toàn thể VNLR, blog có gởi đến anh chị em tị nạn đường bộ Việt Nam qua email, blog, facebook...lá thư mời về Hội Ngộ trong đó cũng đề cập về việc gây quỹ Uống Nước Nhớ Nguồn , dưới đây là đoạn trích của lá thơ đó:

..."Chúng ta đã trải qua những ngày gian nan, đã từng trông cha vào với những món quà, những hồng ân ngài mang theo. Có lẽ cũng là từ những tấm lòng nhân ái nào đó. Hôm nay chắn chắn vẫn còn những người vẫn đang lao đao khốn khổ, vẫn đang chờ cha Tom hằng ngày, hằng giờ...như chúng ta đã một thời chờ đợi.

Miếng khi đói bằng gói khi no...Nếu được, bao nhiêu cũng được, xin các bạn đóng góp. Nếu các bạn đi Montreal thì cứ đóng góp thẳng cho cha Tom, hoặc gọp chung cho Quân hay Chương lúc đó. Còn nếu các bạn không thể đi, xin các bạn gởi tiền về cho Hưng, Chương, hoặc Quân (địa chỉ bên dưới), làm sao tiện nhất cho các bạn. 

Check hay money order xin ghi tên: Father Thomas J. Dunleavy
Toàn bộ số tiền quyên sẽ được thông báo trên mạng (tên hoặc ẩn danh) và sẽ được giao cho cha Tom vào ngày hội ngộ Jun 22, 2013

Xin các bạn forward email này cho những người bạn tị nạn biên giới các bạn biết

Thành thật cảm ơn, và rất mong chờ quyết định của các bạn

Thân ái"

Đáp lại lời mời gọi chia sẽ trong nghĩa tình Uống Nước Nhớ Nguồn, blog đã nhận được một số quyên góp từ bè bạn xa gần....

Hôm nay , hôm nay nhận được 1 lá thư từ Úc Châu của một bạn đường bộ trong đó có kèm tấm chi phiếu tặng Cha Thomas Dunleavy , với vài dòng cho Cha tuy ngắn gọn nhưng cũng nói lên được tấm lòng của bạn....Thật sự mình không nhớ bạn là ai?? Sorry..nha..xin tiếp tục liên lạc và nếu có thể gởi vài hình cũ về....Thank you for your kind pledge to donation...it certainly helps us to help others....
Xin mạn phép scan nguyên bức thơ và note của bạn Poi Hong Lo <Australia>:

Một miếng khi đói bằng một gói khi no...xin cảm ơn...
  

May 16, 2013

Trước Thềm Hội Ngộ: Tìm Người Thân, Bạn Bè...Nhắn Tin....

Ai ai cũng khắc khoải mong chờ một ngày nào đó sẽ gặp lại cố nhân, bằng hữu , bạn bè, người thân, hàng xóm, cùng quê, cùng lều, .... đó rất là Việt Nam, rất là tâm tình...
Trong dịp hội ngộ lần này sẽ có nhiều người không về được vì hoàn cảnh, lý do nào đó..nhưng cũng có những người bạn, người thân của chúng ta sẽ không biết đến Hội Ngộ này..!!
Khác với 30 năm về trước, kỹ thuật tin học ngày nay khép không gian thật gần...nào là Skype, Google phone, Facebook ...v.v
Chúng ta hãy tận dụng những phương tiện sẵn có này để nối nhịp cầu tri âm nhanh hơn, gần hơn....tuy nhiên bản chất của sự chân tình và thân mật là từ những cái bắt tay, những giọt nước mắt, tay trong tay, những vòng ôm, những nụ hôn, thậm chí những cái tát nhè nhẹ, những câu chửi thề của ai đó....cũng sẽ làm cho lòng người chóang váng, bồi hồi, xúc động...Hội ngộ là vậy ̣đó....có câu "Gặp bạn mới chưa phải là vui, nhưng gặp bạn cũ chắc chắn sẽ mừng" nghe đơn giản nhưng rất thấm thía, nhất là bà con Trại Tị Nạn Đường Bộ Việt Nam mình.

Dưới đây là những lời chân tình nhắn gởi tìm kiếm của một vài người bạn đường bộ, xin mong mỏi mọi người tiệp tay tìm kiếm giùm. Xin cảm ơn....

ooo00OOO00ooo

Chỉ còn 36 ngày nữa là đến ngày Hội Ngộ, mà tôi vẫn chưa thấy tên các bạn này mình muốn tìm kiếm; nhờ đưa danh sách này lên trang blog, hy vọng có ai đó biết tin về những bạn này "hú" giùm mình với nhé:
1) anh Nguyễn Tấn Sĩ, sanh năm 1951, "trụ trì" chùa Cao Đài, dạy lớp Anh văn tại chùa Cao Đài khoảng 1 năm trước khi anh ra đi. Bạn nào post tấm hình của chùa Cao Đài tại Site II đó, hy vọng bạn biết tin/số phone của anh Sĩ làm ơn cho mình hay.
2) Thạch Téng Phéng, left Site II early of 1987, định cư tại ???
3) Lê Mạnh, sanh năm 1960, quê ở Nha Trang
4) Tăng Sinh, cựu hạ sĩ quan Thiết Giáp, đi Mỹ ngay sau khi trại vừa dời qua Site A (đầu tháng 2/1985)
5) Mohamet Salê (người Chàm), sanh năm 1957, em của Yousso trên Ban Đại Diện trại năm 1984, đi Australia cũng ngay sau khi trại vừa dời qua Site A (đầu tháng 2/1985); đầu tiên định cư tại Perth.
6) Lâm Văn Minh (born 1956) & Nguyễn văn Thành: đi Pháp, cũng ngay sau khi trại vừa dời qua Site A (đầu tháng 2/1985).

Anh Nguyễn Văn Hiền
Email: nvh1988@yahoo.ca 

Anh Nguyễn Văn Hiền <Người đeo kiếng>


Nguyễn Nhân: Tìm bạn Nguyễn Thành Du,Nguyễn văn Danh ở site two khu 4.  Xin liên lạc qua Tel.: 004591940991
Huỳnh Bửu Nhơn: tìm bạn Thạch phala và anh Lê Hùng Minh, Xin phone số  +4551881199 

May 14, 2013

Trước Thềm Hội Ngộ: When we were young....Memory of Refugee Time...(2)

Trước Thềm Hội Ngộ: Những khuôn mặt tị nạn xưa ....
<Courtesy of Rạng, Hoàng, Quân, Louis Trí, Minh, Duy, Hiền, Chương...and others>

Bạn bè Tị Nạn Đường bộ khắp nơi gởi về blog những tấm hình vô giá, những tấm hình tưởng chừng phai nhòa theo năm tháng,những tấm hình đã theo ta từ những ngày tháng khổ cực năm xưa tị nạn,  nhưng vẫn nằm trong những shoe box, ở đâu đó trong garage, tủ đồ cổ....tưởng chừng bị quên dần quên mòn vì những biến đổi vì hòan cảnh, cuộc sống, bôn ba, lam lũ, bận rộn....những tấm hình đó nay vẫn còn đó, nhưng người đâu, bạn đâu, tri kỷ đâu??? Cả bầu trời tràn ngập kỷ niệm chợt tràn về...xoa dịu những nếp nhăn tàn tạ của mình vì kiếp tha hương, mưu sinh cho tồn tại...

Những tấm hình của chúng ta sẽ không bao giờ bị bỏ quên...sẽ sống mãi...cho con cho cháu chúng ta , cho hậu thế biết về dĩ vãng của chúng ta...sẽ trở thành di sản ....văn khố của những "bộ nhân" hay VNLR <Vietnamese Land Refugee>....

Xin chia sẽ bà con bạn bè năm phương bốn hướng....
<blog xin nhường footnote lại để bạn bè tự nhớ ai là ai trong những tấm hình này...tất cả đều vô giá.>










Cha Mark Raper sj đang nhéo 2 tai của Cu Thọ...


Gò Mối Site 2 North....nhiều Kỷ niệm...


Martine, Chương, anh Hưng và ????

Sinh Nhật của Martine tại Dongrek..21-July







Anh Mai Xuân Vỹ và anh em ca đoàn Site 2 North


Nawarat ICRC Site 2 south



Vừa di tản từ Site A...








Much better than Circe de Soleil....hehe







Nhóm YMC và Thầy Frank

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Themes