(Truyện Ngắn)
HOÀI-CẨM Lê văn Hưng
(Tặng những người yêu nhau mà không lấy được nhau)
Con đường Gilman không dài nhưng Quan đã phải dừng lại mấy lần để nghỉ. Kể từ ngày bị đau cột xương sống do dùng sức quá nhiều trong những năm đạp xích-lô sau khi ra tù, anh khó thể đi bộ xa được. Nếu tình-trạng như thế nầy mà đi vượt biên qua Miên hay Thái-Lan thì có mà bị bắt vào tù sớm, Quan nhủ thầm, vì trước khi đi Mỹ đã có lần anh định thoát ra khỏi nước bằng đường bộ. Những năm tháng trong tù ngục của Cộng-Sản để lại cho Quan một mái tóc chớm bạc, một cuộc sống an-phận, một tương-lai khép kín, một mãnh đời sớm tối đi về một bóng. Ngày được phóng-thích, Quan đón xe về nhà cũ vào một buổi tối bị cúp điện và trời mưa lắc-rắc. Với một cái xách nhỏ trên vai, mãnh giấy ra trại trong túi áo, anh lầm-lũi bước trên con hẽm dẫn vào nhà, vai áo ẩm nước mưa. Sau nầy, có dịp đọc được bài thơ của Tô Thùy Yên, Quan có cảm-tưởng như ông ta viết cho chính anh vậy, ... “ Ta về cúi mái đầu sương điểm ...”, ... “ Ta về- một bóng trên đường lớn, thơ chẳng ai đề vạt áo phai ...”
Đến khi được đi theo tiêu-chuẩn HO, cũng với một túi xách nhỏ và thẻ thông-hành, Quan lên phi-cơ rời Việt-Nam để định-cư tại tiểu-bang
Nơi đây, cứ mỗi mùa thu đến là mỗi lần lòng Quan chùng xuống như một sợi dây đàn mệt-mõi mà cuộc sống hàng ngày của chàng là những âm-thanh trầm buồn, rền-rĩ. Những ngày nghĩ, anh hay đứng tần-ngần trong khung cửa, thả mắt theo dãy đồi thấp bên kia đường xa-lộ 90, hay đi lang-thang với điếu thuốc trên môi dưới những tàng cây run-rẩy trong gió. Quan đang cố-gắng bỏ tật hút thuốc, nhưng lạ thay, thuốc lá và nỗi sầu cứ như là bóng với hình. Càng sầu muộn bao nhiêu thì Quan lại càng hút nhiều bấy nhiêu. Đầu ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải của chàng cứ vàng đi vì khói thuốc. Thật ra sau nhiều năm, thuốc lá đã trở thành một nhu-cầu cho cơ-thể của anh, nhiều khi còn hơn cả cơm nước nữa. Ai đã ghiền thuốc lá tất sẽ thông-cảm với Quan điều đó.
Những lá cây Maple đã trở màu vàng tươi để rồi sẽ đổi thành đỏ và rụng xuống khi trời thực-sự vào thu. Thế nhưng hôm nay, trên lối cỏ cũng đã đầy những lá vàng rồi. Cả con đường nổi bật lên một màu vàng rực-rỡ. Gió buổi chiều thu lành-lạnh mang theo những xác lá bay ngang trước mặt Quan. Những xác lá nầy rời cành quá sớm cũng như đôi ta đã phải chia tay nhau vội-vã 15 năm về trước. Tình ta không có đủ thời-gian để mà vàng úa như những chiếc lá. Ngẫm cho cùng, những chiếc lá ấy vẫn còn nay-mắn hơn chúng ta, phải không em?
Quan rời khỏi thành cầu, tiếp-tục đi, cẩn-thận tránh vũng nước mưa. Một khoảng trời mây xám và một khóm hoa tím dại mọc khép-nép bên đường phản chiếu lung-linh trong vũng nước.
Không hiểu sao những buổi chiều, lá thu vàng, những cơn gió se lạnh và cái nắng vàng-vọt cuối ngày hay làm tôi bồi-hồi xúc-động đến như vậy. Hay là chúng khơi dậy những hình ảnh tương-tự trong quá-khứ mà mình đã từng sống qua. Nhưng có một điều mà tôi biết chắc là những sợi tóc dài óng-ả ngày nào đã theo sát trí nhớ của mình cho đến mãi hôm nay. Thời tuổi trẻ, tôi, ảnh-hưởng theo cái lãng-mạn của Đinh-Hùng, đã từng muốn suốt đời làm ngư-phủ thả con thuyền trên giòng tóc buồn lênh-đênh của em.
Bây giờ tôi không còn lãng-mạn như vậy nữa. Cuộc sống gian-lao sau năm 1975 tại quê nhà và miếng cơm manh áo nơi quê người từ khi định-cư đã làm chai cứng tâm-hồn nầy rồi ư? Đã từ lâu tôi không còn đọc thơ nữa. Đó có phải là dấu hiệu của sự già nua, cằn-cỗi, khô-khan hay gì gì đó như nhiều người thường nói chăng? Mà có lẽ đúng đó em. Tôi đã 45 tuổi rồi còn gì! 45 năm với bao thăng-trầm , đau khổ. Không già nua, khô-khan sao được.
Nhưng mới ngày hôm qua đây, đi công việc qua
Quan ghé vào Target chỉ để mua vài tập giấy. Đời sống chật-vật ở đây tạo cho anh thói quen cân-nhắc mỗi khi mua sắm. Trong khi đứng sắp hàng để trả tiền, anh đảo mắt nhìn quanh, đâu-đâu cũng chỉ thấy tóc vàng, tóc nâu. Tìm một mái tóc thề quê-hương thật là khó!
Không chủ quan, tôi biết em vẫn nhớ đến tôi như tôi vẫn hằng nhớ về em. Không còn ở bên nhau, xin em hãy chải dùm tôi mái tóc. Tôi mường-tượng những ngón tay của mình đang lùa giữa giòng suối đen tuyền ấy như ngày nào tôi vẫn thường làm thế.
“Có nhớ nhau, chải dùm nhau suối tóc,
Sợi tóc dài, nhung nhớ cũng dài theo.”
Ngày xưa, mỗi lần đi bên nhau, gió thổi tóc em bay lộng về sau, những sợi tóc dài vướng-víu vào mặt tôi nhột-nhạt. Tuổi mới lớn ngây-ngất trong tình yêu đầu đời qua những hình ảnh thơ dại ấy. Làm sao để có lại những phút giây quí-báu ấy ở lứa tuổi 40! Nếu trời cho được chọn, tôi xin chọn sống lại thời học-sinh. Thời của vàng son, của tình yêu, của yên-ấm. Thời của có tất cả, có mẹ có cha, có anh em, có người yêu dấu, có một trái tim hồng đầy ắp những tham-vọng đôi khi điên-rồ nhưng thật đáng yêu.
Trên đường về, Quan đi lại trên lối cũ. Những dấu chân trên mặt đất mềm đã bị lớp lá khô phủ lấp. Nhưng chàng biết chúng vẫn còn đó, y nguyên, như tình-cảm ngày nào, mặc dù đã bị bao biến-thiên vây bủa.
Trời lại mưa lất-phất. Ngọn gió mang những hạt mưa đầu mùa theo thổi mái tóc Quan bay tung lên. Mây xám vần-vũ trên bầu trời Issaquah, những đồi núi trong vùng chìm dần vào lớp sương khói bàng-bạc. Anh đưa tay che đầu, rảo bước về căn apartment của mình, nơi anh phải đối diện với nổi đơn-chiếc, quạnh-quẻ của người đàn ông lớn tuổi, độc thân ngồi nhớ về người tình cũ của một thời tuổi trẻ!
Chiều xuân xưa, em đến thăm tôi trong khu phố nhỏ, rồi ra về. Thả tóc bay vướng-vít mặt nhau. Ngày ấy, nhìn đâu tôi cũng thấy hoa, thấy bướm.
Chiều thu nay, đi trong gió, tuy không còn em bên cạnh, nhưng những sợi tóc từ ký-ức vẫn bay vờn làm rối cả đời tôi đây.
“ Người bước đi nghe nẽo về gió thổi,
Chiều mưa rồi!
Tóc rối cả đời tôi! ”
Đang êm-ấm bên chồng nào em có hay, nơi phương trời nầy, có một người ...
Chú-thích:
(1) Thơ Tô Thùy Yên.
2 comments:
Cảm ơn anh Hưng đả gởi chuyện nhé. CHuỵ65n đọc hay lắm. Cảm động nửa. Mong được tiếp tục đọc chuyện anh viết nhé.
Hưng
Bài viết hay quá.
Post a Comment