February 22, 2013

Cha Jean Houlmann -Người Cha của Các Trẻ Em Bụi Đời tại Sàigòn Việt Nam.


Cha Jean Houlman sau khi giúp người tị nạn đường bộ Việt Nam dọc biên giới Thái Lan, ngài đã đến Việt Nam xây dựng, tổ chức những cô nhi viện để giúp trẻ bụi đời và mồ côi. Năm 1993, Ngài mở trường nuôi dạy trẻ nghèo và mồ côi  tại số 1/6, trên đường Trần Đình Xu, Phường Cầu Kho, Quận 1
Năm 1994, Ngài tổ chức Mái ấm Tân Bình trên đường Đồng Đen, P.12, Quận Tân Bình
* * *
*

Cha Jean Houlmann tại Sài Gòn- 1993

Dưới đây là bài viết của WERLY RICHARD - Phát hành ngày 8 tháng chín 1994 - La Vie n°2558-nguyên văn tiếng Pháp:


Le père Houlmann et les enfants des rues au Viêt-nam
Un sacerdoce sur le trottoir


Depuis deux ans, Jean Houlmann, ancien prêtre-ouvrier dominicain, s’est installé à Hồ Chí Minh-Ville (ex-Saigon), après plusieurs années passées dans les camps de réfugiés en Thaïlande. Son but: mettre sur pied des foyers d’accueil pour les enfants des rues, avec l’aide des communautés religieuses vietnamiennes. Une mission essentielle dans un pays où les récentes réformes économiques nourrissent de dramatiques inégalités...

Je ne suis pas vraiment missionnaire. Je ne suis pas venu au Viêt-nam porter la bonne parole, et c’est pour cela que j’ai pu m’installer: malgré des signes d’ouverture récents, le gouvernement communiste de Hanoi garde une grande méfiance vis-à-vis des missionnaires, souvent associés dans l’esprit des dirigeants à la période coloniale et à ses abus. Je suis donc officiellement travailleur social, avant d’être prêtre. Je n’ai pourtant pas renoncé à mes fonctions d’Eglise:je célèbre la messe pour les communautés de religieuses, et je réfléchis comme un prêtre. Il faut dire que la communauté catholique vietnamienne est très vivante. Elle regroupe environ 10% de la population, dispose d’un réseau efficace d’associations et de paroisses et, le dimanche, les églises sont pleines. Après avoir été empêchés de travailler dans le domaine social pendant de nombreuses années, les prêtres et les religieuses ont été discrètement autorisés à reprendre leurs actions...

Je n’ai pas l’expérience de la mission au sens strict. Pourtant, je passe mon temps à prêcher indirectement : je retrouve les enfants des rues, j’essaie d’acquérir leur confiance et j’organise pour eux des centres d’accueil... Voilà mon sacerdoce. Et, croyez-moi, les obstacles ne manquent pas : les années de communisme, d’abord, puis la rupture subite provoquée par la politique de réformes économiques, ensuite, ont jeté dans la rue des dizaines de gamins. Les Vietnamiens les appellent Buu Doi, "les poussières de la vie". A huit, dix ou treize ans, ces gosses vivent dehors et sont souvent passés maîtres dans l’art de chaparder ou d’échapper aux rafles policières. Mon rôle n’est pas de leur parler du Christ. Encore moins de susciter parmi eux des vocations. Ma mission, grâce à mon expérience de prêtre, est au niveau des trottoirs de l’ex-Saigon. C’est là qu’il faut commencer, au plus bas. J’ai sans doute plus de liberté pour le faire que le clergé local, souvent surveillé et en butte aux pressions régulières de petits groupes de fidèles.

Tous les Vietnamiens, ou presque, et les catholiques, en particulier, ont fait face ces dernières années à des difficultés inconnues en France. Certains enfants trop pauvres ont grandi sans pouvoir fréquenter l’école. Alors, mission impossible? Sûrement pas. Car ici, s’en sortir est une règle élémentaire, incontournable. Le Viêt-nam est une ruche. Il faut être sur place pour se rendre compte des formidables efforts de solidarité que déploient les religieuses auprès d’enfants démunis et non scolarisés. Leur mission consiste à organiser des classes supplémentaires gratuites au niveau des quartiers, des paroisses. Elles incarnent ce qu’il y a de plus généreux dans l’Eglise. Formidable témoignage de dévouement que ces "classes d’affection", où des centaines de gosses trop pauvres pour fréquenter l’école publique réapprennent à conjuguer l’avenir.

Je ne vous ai pas beaucoup parlé de Dieu et de Jésus. C’est normal, car j’en discute encore peu avec les Vietnamiens. Je leur explique, en revanche, la nécessité de respecter les hommes. Beaucoup d’officiels, formés dans le moule communiste, continuent de considérer l’Eglise et les catholiques comme un "mal nécessaire". Mon souhait est de leur redonner confiance en nous, prêtres catholiques, de les persuader de nos bonnes intentions. Le passif est lourd, il faudra du temps pour qu’il se résorbe. Je crois fondamentalement que cette Eglise peut devenir l’une des plus dynamiques d’Asie. Je suis également admiratif devant les efforts des bouddhistes en faveur des enfants abandonnés et des détresses sociales. C’est cette volonté commune qui nous permettra de faire tomber les derniers murs, visibles et invisibles. L’Eglise catholique du Viêt-nam n’a pas vraiment besoin de pierres ou de bâtiments. Elle a besoin de gens debout. Le reste suivra...


Phỏng dịch sang Việt ngữ

(by Trinh Huy Chuong)

Bài viết của WERLY RICHARD -Số ra ngày 8 tháng chín năm 1994 - Nhật báo Điện tử LA VIE n°2558

Cha Houlmann và trẻ em đường phố tại Việt Nam
Một linh mục dọc theo vỉa hè

Kể từ hai năm qua, Jean Houlmann, một linh mục thuộc dòng Đô-mi-ni-ca, di chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ), sau nhiều năm phục vụ tại các trại tị nạn ở Thái Lan. Mục tiêu của Cha: thành lập trung tâm tiếp nhận cho các trẻ em đường phố, với sự giúp đỡ của các cộng đồng tôn giáo Việt Nam. Một sứ mạng mang nhiều thách thức trong bối cảnh của một đất nước đang cố gắng cải cách kinh tế nhưng tạo ra không ít những bất bình đáng kể trong xã hội...

Các em mồ côi và bụi đời tại Mái Ấm Tân Bình
Tôi thực sự không phải là một nhà truyền giáo, ngài nói. Tôi không đến Việt Nam để  truyền bá giáo điều, và đây là cũng là nền tảng và cơ sở xây dựng của tôi: mặc dù có những dấu hiệu về sự cởi mở gần đây, nhưng chính quyền Cộng sản Hà Nội vẫn luôn giữ một mối ngờ vực đối mặt với các nhà truyền giáo , Các nhà lãnh đạo đó vẫn bị ám ảnh trong tâm trí của họ về thời gian thuộc địa và những lạm dụng của thực dân <pháp>. Bản thân tôi vốn là một nhân viên xã hội trước khi trở thành một linh mục. Dĩ nhiên tôi đã không từ bỏ những hoạt động phụng vụ của tôi, tôi vẫn cử hành Thánh Lễ cho các cộng đồng tôn giáo, và tôi nghĩ rằng tôi làm tròn bổn phận của một linh mục. Phải nói rằng Giáo hội Công Giáo Việt Nam vẫn còn rất linh hoạt. Mặc dù bao gồm chỉ khoảng 10% dân số, nhưng giáo hội công giáo Việt Nam có một hệ thống đầy hiệu quả từ các hội đoàn cho đến các giáo xứ, và vào các ngày Chủ nhật, các tín hữu vẫn tề tựu về nhà thờ đầy đủ. Dù bị ngăn cản cấm đoán họat động trên các lĩnh vực xã hội trong nhiều năm qua, các linh mục và tu sĩ vẫn lặng lẽ tiếp tục sinh hoạt phụng vụ của mình ...

Tôi không có kinh nghiệm mang sứ mệnh trong một khuôn khổ gò bó nghiêm ngặt. Tuy nhiên, tôi dành nhiều thời gian của tôi rao giảng một cách gián tiếp: Tôi gặp gỡ các trẻ em đường phố, tôi cố gắng cũng cố niềm tin của họ và khi được sự tin tưởng của họ , tôi tổ chức và dìu dắt họ đến những trung tâm tiếp nhận ... Đó là hoạt động phụng sự của tôi. Và tôi tin rằng, bởi vì các chướng ngại gây ra qua những năm tháng của chủ nghĩa cộng sản, những ngày đầu tiên, rồi sau đó những sự biến đổi đột ngột gây ra bởi chính sách cải cách kinh tế làm cho xã hội chia cách, hậu quả sau đó đã đưa đẩy hàng chục hàng trăm trẻ em ra ngoài vỉa hè của đường phố. Người Việt Nam gọi là trẻ "bụi đời". Ở lứa tuổi lên tám, lên mười hay mười ba những đứa trẻ này sống vô gia cư và trở thành những tay chuyên nghiệp đầy nghệ thuật ăn cắp vặt và đầy mánh khóe để thoát khỏi các cuộc tấn công của công an. Vai trò của tôi không phải là để nói với họ về Chúa Kitô. Khuyến khích ơn gọi lại càng khó khăn và ít ỏi. Sứ mệnh của tôi, thông qua kinh nghiệm của tôi như là một linh mục, phải dựa trên cuộc sống vỉa hè của Sài Gòn cũ. Chúng ta phải bắt đầu từ đây từ chốn hèn hạ nhất trong xã hội. Tôi có nhiều lợi điểm và tự do hơn để làm điều này so với các các tu sĩ địa phương, bởi vì họ luôn bị thường xuyên theo dõi và chịu áp lực thường xuyên từ các nhóm trung thành với đảng và nhà nước.

Hầu hết mọi người Việt Nam, và người Công giáo nói riêng đã phải đối mặt trong những năm gần đây vì những khó khăn không rõ của nước Pháp <vì kinh tế suy thoái> . Một số trẻ em đã lớn lên quá nghèo đến nỗi không thể cắp sách đến trường. Vì vậy, nhiệm vụ bất khả thi chăng ? Chắc chắn không phải. Bởi vì đây  là một nguyên tắc cơ bản, không thể tránh được. Xã hội Việt Nam như là một tổ ong. Phải được thực hiện để tạo ra những nỗ lực to lớn hơn , triển khai theo tinh thần đoàn kết dân chúng lẫn tôn giáo để giúp đỡ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và thất học. Nhiệm vụ của họ là phải tổ chức các lớp học miễn phí từ hạ tầng khu phố, đến các giáo xứ. Phải cho thấy hiện thân của Giáo Hội thật bao dung. Những "lớp học tình thương" phải chăng là những bằng chứng hùng hồn của sự cống hiến, nơi mà hàng trăm trẻ em quá nghèo có được cơ hội học hành để mang lại tương lai sáng hơn.

Tôi không nói nhiều về Thiên Chúa và Chúa Giêsu. Điều này là bình thường, như tôi từng thảo luận với người Việt Nam. Tôi giải thích cho họ biết, tuy nhiên, cần phải tôn trọng lẫn nhau. Nhiều cán bộ, đào tạo trong khuôn khổ cộng sản tiếp tục xem Giáo Hội và người Công giáo như là một "điều ác nhưng  cần thiết". Mong muốn của tôi là để khôi phục lại sự niềm tin của họ vào chúng ta, trên cương vị một linh mục Công Giáo, để thuyết phục và cho họ hiểu về ý định tốt của chúng ta. Trách nhiệm này rất là nặng nề, mất rất thời gian cho họ hấp thụ. Về cơ bản tôi tin rằng Giáo Hội sẽ đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng năng động nhất ở châu Á. Tôi cũng ngưỡng mộ những nỗ lực của Giáo hội Phật Việt Nam đối với các trẻ bị bỏ rơi và đau khổ của xã hội. Đây cũng là nguyện vọng chung để cho phép chúng ta phá vỡ các bức tường ngăn cản còn lại, hữu hình và vô hình. Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam không thực sự cần tới những nền tảng cứng nhắc như đá hay những thành lũy chắc chắn như cổ thành mà chỉ cần có người Chủ Chiên Xuất xắc. Những phần khác còn lại sẽ theo sau ...


* * *
*





0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Themes