July 30, 2008

Hướng Đạo ở Dongrek & Site II - 8





July 25, 2008

Vai khuon mat ti nan xua

Chup trong buoi tiec 7/12/2008 o Seattle.
Trong nhung hinh nay co, from Phnomchat: Hoa, Cuong, Hung. Va from Dongrek: Lan, Bich-Chi, Hieu, Luat, My Loi



July 23, 2008

Hướng Đạo ở Dongrek & Site II - 7





July 10, 2008

SN Uyên

Second picture:

Trọng, Lan, Đạt, Uyên, Tuyết, Hòan, Tâm



<<untitled1.jpg>>

Sinh nhật Uyên

Hình chụp ở Site II, chup tai leu cua gia dinh, nhan ngay SN cua Uyen ( Co Tuyen lam banh)

Hòan, Kim-Chi, Tuyết, Uyên, Yến, Trọng, Lâm

July 01, 2008

NGƯỜI Ở LẠI SARAVAN - DD-2ndG

NGƯỜI Ở LẠI SARAVAN



NGƯỜI Ở LẠI SARAVAN

DD-2ndG

LTG: Viết ở một góc cạnh hạn hẹp hiểu biết của người ngoài cuộc. Xin các cựu KCQ còn nhân tính bổ túc chi tiết dữ kiện chính xác và trung thực. Ngõ hầu góp phần làm sử liệu cho thế hệ trẻ VN Tự Do mai sau…

Âm Nhạc và Người Lính

Mùa quốc hận năm nay ở hải ngoại không thấy mấy hội đoàn địa phương tổ chức hay báo chí rầm rộ đăng bài tưởng niệm như nhiều năm trước? Có lẽ chẳng còn gì để viết hay là nhiều người đã quên... Nhưng ơ kìa, lại có tiết mục nóng hổi sau tháng Tư đen trôi qua. Vài tuần báo địa phương đăng bài tường thuật của khán giả phân tích và nhận định về tác phẩm nghệ thuật âm nhạc DVD 58 của trung tâm Asia với chủ đề "Lá Thư Từ Chiến Trường" nhân ngày kỷ niệm 30 tháng 4. Ôi sao trung tâm nghệ thuật này hay quá! Tưởng rằng kỷ niệm đau thương đã tắt lịm thì được sống lại thêm một lần nữa cho dù là lần cuối… Xin một tràng pháo tay cho trung tâm Asia Entertainment đã nỗ lực thực hiện tác phẩm: "Lá Thư Từ Chiến Trường" với mục đích tri ân người chiến sĩ QLVNCH, dù chiến cuộc đã tàn phai hơn 33 năm qua …

Nói về bút ký chiến trường và các bài viết về giờ thứ 25 vào ngày cuối cùng của chế độ VNCH thì nhiều lắm. Nhiều cựu quân nhân QLVNCH thuộc đủ mọi binh chủng lúc xưa thì cầm súng chiến đấu. Nay bỗng nhiên trở thành người viết chiến sử "sáng chói" trong ngành báo chí Việt ngữ ở hải ngoại. Nếu phải đếm số lượng tác giả và tác phẩm thì không xuể. Họ tường thuật những trận đánh, viết về thế hệ làm trai, đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến và ngay chính cá nhân họ nữa.

Còn DVD ca nhạc nghệ thuật có phẩm lượng ca ngợi người lính VNCH thì trung tâm Asia có nhiều tác phẩm như: "Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến", "Trần Thiện Thanh, Tình Yêu - Cuộc Đời & Sự Nghiệp", và mới nhất là "Lá Thư Từ Chiến Trường". Mỗi tác phẩm DVD dù mang chủ đề khác nhau với nhiều tiết mục chương trình hấp dẫn và phong phú. Nhưng có một số nhạc phẩm nổi tiếng được trình bày lại đôi lần qua nhiều DVD. Chỉ có ca sĩ hát và sân khấu dàn dựng là khác. Điển hình là nhạc phẩm "Người Ở Lại Charlie" được trình bày trên hai cuốn DVD: "Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến""Trần Thiện Thanh, Tình Yêu - Cuộc Đời & Sự Nghiệp". Ngay cả bản "Tuyết Trắng" nữa, v.v.

Khuynh hướng của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thường hay thương cảm về kỷ niệm dĩ vãng. Tiếc nuối một thời oanh liệt hay quá khứ huy hoàng. Riêng người Việt tị nạn cộng sản hiện giờ không thể xoay chuyển được tình thế chính trị, nên chỉ còn biết sử dụng ngòi bút làm khả dĩ hữu hiệu để đối kháng lại nhà nước CSVN mà thôi. Lính viết về lính và chiến trận là chuyện thường tình. Người dân viết ca tụng người lính và ủng hộ quyên góp cho thương phế binh VNCH lại không ít. Kể ra người lính VNCH rất là may mắn đã có được một Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ ở Nam California, nhiều bút ký chiến sử, và những tác phẩm DVD nghệ thuật âm nhạc để đời, ca tụng một quân đội bị bức tử sau ngày 30 tháng 4, năm 1975.

Thói quen của người Việt thích ca tụng người có trình độ văn hóa hay các sĩ quan tướng tá. Ít ai viết về những kẻ tầm thường "Trung Can Nghĩa Khí" hay người lính vô danh. Họ ca tụng một vị tướng hay tá cũng chẳng có gì lạ bởi vì người đó có tên tuổi, chức vụ và cấp bậc cao. Hầu như ai cũng biết. Còn những người lính vô danh tiểu tốt ai mà biết đến? Tuy nhiên trong Asia DVD 58: "Lá Thư Từ Chiến Trường" người ta lại biết thêm một người anh hùng "bình thường" mới. Đó là Thiếu Úy Hoàng Văn Thái và 6 đồng đội. Mặc dù chỉ là sĩ quan cấp úy nhưng hành động của Anh và đồng đội lại dũng cảm như những hiệp sĩ thời đại. Các anh coi cái chết tựa nhẹ lông hồng để bảo vệ danh dự cho mình và cho QLVNCH. Ngoài ra còn biết bao nhiêu binh sĩ khác tuẫn tiết, đã không một ai viết đến …

Thương cho Thân Phận Người KCQVN

Thường phải là người trong cuộc thì viết hồi ký hay sáng tác dễ hơn. Còn không biết gì mà cũng viết … mới là khó đấy. Hay coi như phá lệ câu tục ngữ dân gian một lần: "Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe" vậy. Mạn phép cùng độc giả được nói về: "Những cái chết oai hùng của thế hệ sau năm 75". Các KCQ Việt Nam anh hùng thuộc thế hệ Hai đã nằm xuống nghiệt ngã cho quê hương ở Nam Lào đã không được phần nào vinh danh như những người lính bình thường của QLVNCH? Hay được truy điệu trong ngày lễ tưởng niệm "20 Năm Anh Hùng Đông Tiến" ở Westminster, California vào ngày Chủ Nhật 26 tháng 8, 2007. Cùng với các người lãnh đạo Mặt Trận thuộc thế hệ Nhất cũng hy sinh trong chiến dịch DT II năm 1987 (xin miễn đề cao hay ủng hộ MT). Có nhiều người thắc mắc:

Vậy các KCQ Việt Nam thuộc thế hệ Hai này là ai?

- Họ là những thanh niên trẻ, phần đông sinh vào đầu thập niên 1960's và lớn lên sau ngày miền Nam bị "giải phóng".

- Nhiều người là cựu bộ đội nghĩa vụ đóng bên Kampuchea, rồi bỏ ngũ tìm tự do ở các trại tị nạn đường bộ biên giới!

Ở các trại tị nạn đường bộ dọc theo biên giới Thái - Kampuchea. Họ được tuyển mộ hay miễn cưỡng gia nhập Mặt Trận QGTNGPVN. Mỗi người một hoàn cảnh và lý do khác nhau khi đi vào khu chiến. Nhưng đa số tham gia kháng chiến với ý nguyện về giải phóng Việt Nam khỏi ách thống trị của tập đoàn CSVN.

Khi quyết tâm ra đi là một lần chết trong đời. Các anh để lại người yêu và thân nhân của mình ở trại tị nạn. Ngay cả ước mơ, danh vọng và tương lai tươi đẹp đang chờ đón các anh bên phương trời tự do. Vào khu chiến là từ giã với xã hội bình thường. Tất cả đành gạt bỏ, vì lòng yêu mến quê hương …

Họ rèn luyện và trưởng thành trong môi trường khu chiến sau nhiều năm gian khổ. Rồi theo đội hình về Việt Nam qua các chiến dịch DT I, II, và III. Trong 3 lần tổ chức xâm nhập Việt Nam, thì chiến dịch Đông Tiến II được coi là quan trọng nhất. Chiến dịch này quy tụ khoảng 100 KCQ và 10 người trong ban lãnh đạo MT nồng cốt . Đoàn quân xuất phát từ biên thùy Thái, vượt sông Mekong tiến ngang qua đất Lào vào ngày Thứ Bảy 18, tháng 7, năm 1987. Chiến dịch DT II có 3 quyết đoàn như sau:

1) Quyết đoàn Anh Dũng - ám số 7684: Chỉ huy Khu Xuân Hưng

2) Quyết đoàn Cải Cách - ám số 7686: Chỉ huy Phan Thanh Phương

3) Quyết đoàn Bắc Bình - ám số 7687: Chỉ huy Lê Đình Bảy

Cả ba Quyết Đoàn Trưởng đều còn trẻ vào năm 1987. Họ có thể là cựu bộ đội nghĩa vụ bỏ ngũ vào khu chiến khi mới thành lập? Ba Quyết Đoàn Trưởng được thăng tiến nhanh trong chức vụ chỉ huy với nhiều khả năng. Có thể vì nhiệt tình, được lòng cấp trên, trung thành với ban lãnh đạo hay mới chuyển tiếp từ chiến trường Kampuchea? Trong khi các cựu sĩ quan QLVNCH tham gia MT trễ hơn, đã rời vũ khí gần 10 năm rồi (1975 - 1985).

Phan Thanh Phương sau này bỏ đội hình đi tìm sinh lộ riêng cho mình khi thấy đoàn quân DT II có cơ may bị tiêu diệt. Lê Đình Bảy ra đầu thú và nộp 30 lượng vàng mang theo của MT trao cho VC, để cứu chính bản thân mình vào ngày 25 tháng 8, năm 1987? Chỉ còn Khu Xuân Hưng là gắn bó với quyết đoàn của anh cho tới giờ phút cuối cùng ... trong đời.

Người viết hoàn toàn không biết về cá nhân anh Khu Xuân Hưng. Nhiều đêm trăn trở vái xin có ai cung cấp dữ kiện hay hình ảnh để có thể viết về anh. Nhưng giấc mơ nhỏ bé mãi như vì sao lạc trên trời … Không bao giờ thành sự thực được. Những gì biết về anh đều trích từ cuốn hồi ký kháng chiến "HTNDCN" của tác giả Phạm Hoàng Tùng. Anh cũng là cựu KCQ thuộc quyết đoàn Anh Dũng. Theo hồi ký thuật tả thì anh Khu Xuân Hưng dáng người "big man", khỏe mạnh và hiền lành. Quê anh ở Sóc Trăng, miền Tây Nam Phần. Có thể anh vào khu chiến khoảng năm 1981 hay 1982? Vì chấp hành kỷ luật tốt nên anh được cất nhắc lên chức vụ Quyết Đoàn Trưởng khi mới độ 25 tuổi?

Quyết đoàn Anh Dũng mang ám số 7684 có nhiệm vụ cầm chân bộ đội Hà Nội trong chiến dịch DT II. Đội quân chận hậu còn lại một nửa khoảng 15-20 KCQ phải đương đầu với lực lượng CS đông đảo khi bị truy kích liên tục trong hoàn cảnh đói khát và tinh thần bấm loạn. Họ bị mất liên lạc với bộ chỉ huy lãnh đạo khi băng qua cánh rừng khác. Quyết đoàn Anh Dũng bị tiêu diệt toàn bộ sau gần 2 tuần lễ giao tranh khởi đầu chiến dịch DT II. Không ai biết rõ về anh Khu Xuân Hưng vào những ngày cuối đời như thế nào? Theo kể lại thì anh không thể di hành theo đoàn quân được nữa vì đạp phải mìn bẫy và bị thương chân? Anh tự kết liễu đời mình giữa rừng già trong oan nghiệt khi không còn lối thoát… Có lẽ vào ngày 28 hay 29 tháng 7, năm 1987? Khu Xuân Hưng vĩnh viễn ở lại Saravan (*1) Laos, khi tuổi đời ngừng ở khung trời 26 -27 mùa xuân sang?

Hai quyết đoàn còn lại và bộ phận chỉ huy cũng bị chung số phận. Kết quả bi thảm với gần 50 KCQ hy sinh và mất tích. Hơn 50 KCQ bị bắt sống làm tù binh. Tất cả 10 người trong bản lãnh đạo hy sinh hay tuẫn tiết. Chiến dịch DT II hoàn toàn bị thất bại…vào cuối ngày 28 tháng 8, năm 1987.

Vết Thương còn Rỉ Máu

Nếu như quý vị tình cờ đọc đến đây, xin dành một "Phút" mặc niệm trong yên lặng liên tưởng đến cái chết anh hùng của các KCQVN trẻ vô danh và bất hạnh. Họ chỉ đáng tuổi con cháu của thế hệ thứ Nhất, ngang hàng với thế hệ thứ Hai, và là đàn anh của thế hệ trẻ hơn. Cho dù ý nguyện tổ chức bị thất bại, nhưng lý tưởng cá nhân thật tươi đẹp. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.

Các KCQVN trẻ là những quân cờ hy sinh trong một ván bài hành trình tự sát. Đường đi không bao giờ đến? Các bạn nào còn sống thì bị đau đớn về thể xác lẫn tâm hồn cho đến nay. Không một đoàn thể cựu quân nhân hay tổ chức nhân quyền tự do nào lên tiếng bênh vực hay cứu giúp? Ai cũng tránh xa. Chỉ vì tổ chức họ phục vụ dưới quyền bị nhiều tai tiếng. Nhưng nếu ngày ấy các anh không gia nhập MT HCM, thì cũng chẳng một tổ chức phục quốc nào có đủ tầm vóc chính trị để đối kháng lại CSVN cả. Đến nay một số sáng tác viết về các KCQVN trẻ này cũng bị "tẩy chay", không được đăng trên các mạng QLVNCH. Nhiều thẩm quyền đọc xong rồi phớt tỉnh "Anh le". Không một phúc đáp hay lời giải thích gì

Tình cờ đọc được sáng tác: "Đàn Ông Việt Nam Sao Quá Hèn" của cô Nguyễn Thị Bình An đăng trên một mạng QLVNCH. Vài cựu sĩ quan về hưu tức giận vì sự sỉ nhục bởi bài viết của người phụ nữ VN này. Họ posted "comment" về bài viết với nhiều từ ngữ thái quá. Có người bình phẩm tương đối tế nhị với lời đại khái: Thế Hệ thứ Nhất của chúng tôi đã làm tròn nhiệm vụ giữ nước cho đến ngày 30 tháng 4, năm 1975. Còn nhiệm vụ lật đổ bạo quyền CSVN là của thế hệ thứ Hai, Ba và Bốn…(sic). Nói như vậy mà không cảm thấy hổ thẹn là bậc cha ông sao? Mấy người đã không "finish business", rồi bán cái trách nhiệm? Thế hệ Hai chúng tôi cũng có mẫu người Hùng, sánh hàng với những người hùng bình thường của QLVNCH . Nếu như VNCH còn tồn tại, có lẽ chúng tôi cũng sẽ trở thành những sĩ quan ưu tú của đất nước sau năm 1975? Như lời Anh Hùng Nguyễn Trãi viết trong bản Bình Ngô Đại Cáo:

"Dẫu cường nhược có lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có"

Suy ngẫm về quá khứ đã qua. Xin cúi mặt kính tưởng anh hồn các KCQVN đã hy sinh. Hãy thắp nén hương và vòng hoa TRI ÂN cho các KCQVN anh hùng. Các anh xứng đáng được tuyên dương: "Anh Hùng Tử Sĩ " dành cho thế hệ thứ Hai. Một thế hệ trẻ cũng góp phần hy sinh trong công cuộc phục quốc đã bị đời cho vào lãng quên. Gương anh linh của các anh sẽ có ngày được ghi vào sử xanh...

Khi ra đi đã quyết chí nuôi căm hờn

Muôn lời thiêng còn vang

Hồn quật cường còn mong đến phút chiến thắng

Sầu hận đời lấp tan…

Xin vong hồn các KCQVN hãy ngủ yên. Dù ở góc rừng hay bên bờ suối quê người. Nhưng hồn thiêng các anh còn sống mãi… Ngày mai trên những nẻo đường đất nước Việt Nam thân yêu sẽ có các tên đường: Khu Xuân Hưng, Huỳnh Quang Tiến(*2), Lê Văn Long(*2), Nguyễn Minh Dực, và Lê Văn Đằng, v.v. Nguyện xin anh linh các KCQVN phù hộ cho chúng tôi và thế hệ trẻ hơn, tiếp nối sứ mệnh tranh đấu cho quê hương Việt Nam sớm có Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền và Thịnh Vượng. Quyền lợi dân tộc Việt và danh dự tổ quốc Việt Nam phải tuyệt đối được tôn trọng trên hết …

Chúng ta thuộc thế hệ thứ Hai phải làm gì ở hiện tại cho các người anh hùng cùng thế hệ đã khuất? Một con én không làm nên một mùa xuân. Xin hãy cùng nối tay nhau hát lên một nhạc phẩm trẻ của cố nhạc sĩ Lê Hựu Hà, để có thể thực hiện nhiều chương trình ở tương lai …

Yêu Đời Yêu Người

Bạn thân ơi!

Cố gắng yêu thương người

Dù người không yêu ta

Hãy cứ yêu thương hoài

Mặc đời ta không ai

Hãy cho nhau một lời

Dù là … lời nghe chua cay

Dù là … lời thoáng qua tai!

Bạn thân ơi!

Cố gắng yêu thương đời

Dù đời không yêu ta

Hãy cứ yêu thương hoài

Mặc đời ta không ai

Hãy vững tin yêu đời

Dù đời chỉ nghe gian dối

Dù đời cay đắng như vôi!

Ngày nào bầu trời còn mây bay

Lòng ta vẫn thấy yêu thương người

Dù đời còn gặp nhiều chông gai

Trọn đời vẫn cứ đi đi hoài…

Chú thích:

(*1) Saravan còn gọi dịch là Xa la Van?

(*2) KCQ Huỳnh Quang Tiến và Lê Văn Long là cựu sĩ quan Dù QLVNCH. Các anh thuộc thế hệ Nhất, từ hải ngoại về tham gia kháng chiến và đã hy sinh. Cả hai được đảng VT truy điệu ở Nam California (ngày 26 tháng 8, 2007). Các anh xứng đáng là:"Hiệp Sĩ KCQVN". Kính tiễn (Xin miễn đề cao hay ủng hộ đảng VT).

KCQ Huỳnh Quang Tiến

Hy Sinh: Ngày 25 tháng 7, 1987

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Themes