January 31, 2013

Sinh Hoạt tại Nong Samet - 1983

Hình chụp cảnh trại tị nạn Việt Nam tại Nong Samet 1983
 
Photo courtesy of  Vu Hoang Quan 

Hình chụp cảnh trại tị nạn Việt Nam tại Nong Samet 1983

January 30, 2013

Cô Ann Cusack tại Site 2

Photo courtesy of Trinh Huy Chuong
Nếu hỏi những người tị nạn tại các trại tị nạn Hồng Kông, Palawaan ...Hầu như ai cũng biết cô Ann Cusack ...Một thiện nguyện viên đến từ xứ Úc Đại Lợi....Cô ta nói, viết tiếng Việt lưu loáng và am hiểu lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam rất tường tận....Thậm chí cô cũng mang một tên rất Việt nam , và rất dễ thương Nguyễn Phương Ann... có thể cho rằng cô Ann là một cô gái Việt mang giòng máu Úc Đại Lợi.

Cô Ann trong chuyến viếng thăm trại tị nạn đường bộ đã trò chuyện, tìm hiểu đời sống của đồng bào trại tị nạn đường bộ...cô đã so sánh trại VNLR và các trại khác  . " a hell on the earth" đó cảm nghĩ của cô Ann.
Tuy chuyến thăm ngắn ngủi..nhưng cô Ann có rất nhiều kỷ niệm với trại chúng ta ...VNLR đã đem lại nhiều ấn tượng thân thiện và cô Ann cũng bày tỏ nhiều thiện cảm với đồng bào VNLR...

ps: Được biết cô Ann Phương Nguyễn đã lập gia đình, hôn phu của cô Ann là một Vietnamese gentleman....và hai người có một cháu trai tên là Tommy.  Cầu chúc Cô Ann và gia đình luôn được an lành và tràn đầy ân sủng của Thượng đế....Hẹn ngày tái ngộ...

Cô Ann , thầy Khôi, Chuơng, và một người nước ngòai ( không nhố tên)


Cô Ann (Ức Đại Lợi) từng làm việc ở Hồng Kông tới thăm trại
Đi trước là Lê Thế Phụng

"Ann Cusack, an Australian. . . . had blue eyes as bright as headlights, which, as time went on, became sadder. . . . Her command of Vietnamese was her entree to their lives. . . .She suffered each time someone was rejected for resettlement. . . . She taught morning, noon and night and lost her voice for awhile from the dust blowing into her classroom. . . .Although her big family back in Melbourne was her only financial support and she seldom had spending money, she didn't seem to lack for anything.  She would close her hand into a fist, then hold it out and say, 'Here I give you this,' and opening it, make the gesture of pouring her love into it.  Later, after being adopted according to Vietnamese custom, by an older man whom she looked up to as a father, she took a Vietnamese name--An Phuong."


~Excerpt from "Not Only a Refugee: An American Un Volunteer in the Philippines" By Eleanor Grogg Stewart

January 28, 2013

John Henderson

John Henderson- a volunteer (an ESL Teacher)  with a  Harmonica entertained and fascinated many many VNLRs


Photo courtesy of Trinh Huy Chuong

John Henderson-
A volunteer with a Harmonica entertained and fascinated many many VNLRs
Site 2 - 1986 

Father of John also visited to the camp and looking at his son's performance

January 26, 2013

Cha Tom J. Dunleavy ngày hôm qua - Fr. Thomas J. Dunleavy yesterday

Nếu tính theo thời gian, thì phải kể rằng Cha Thomas J. Dunleavy gọi ngắn lại theo như Đồng bào ở trại thường gọi là Cha Tom...là người Ngọai quốc đầu tiên được phép vào các trại hay là Platforms của người Việt tị nạn đường bộ dọc theo biên-giới Thái-Lan và Cam bốt ....Ngài đã đặt chân đến trại Nong Chan vào khỏang giữa năm 1982 sau khi trại NW82 được lên đường định cư...cũng trong khỏang thời gian đó Ngài cũng thăm trại Nong Sa Met và Phnom Chat... Rồi trong những những ngày đầu tiên hỗn lọan và hoang mang lúc chạy vào đất Thái ở Ang si La <Trại Nong Chan>, Red Hill <Trại Phnom Chat> sau khi các Trại lánh nạn của người Cam-pu-chia bị tấn công vào mùa khô 1983...Ngài cũng cố gắng xin cho bằng được pass của Thai Authority để thăm người tị nạn....Missions của Ngài tưởng chừng rất đơn giản...nhưng cả một sự sắp sếp quy mô về sau này...Thọat đầu Ngài đến thăm và trấn an về mặt tinh thần, tìm hiểu và xoa dịu những vết thương lòng của người tị nạn lúc đó chúng ta đều trong tìng trạng "trên dao dưới thớt" và "tiến thóai lưỡng nan" ....nào là tù trưởng của các Platforms và "para", ở Phnom Chat thì dưới trướng của "Miên Cộng" <Khmer đỏ-Khmer rouge>, ở Nong Chan thì có tay trưởng trại tên Thi và đám bộ hạ củ chúng, ngày thì không thấy, đêm xuống thì hành hạ , hà hiếp, cướp của, đánh đập...Những câu chuyện có thật và thương tâm này đã được nhắc trong các bài hồi ký của tị nạn xin xem Hồi ký vượt biên đường bộ của nhiều người chứng nhân sống..
Fr. Thomas J. Dunleavy MM visited the Vietnamese Land Refugees at Nong Sa Met Platform.(photo courtesy of Pham Dinh Dai)- From left Bửu, Tuấn, Na , Dương , Thầy Đài, Cha John, Minh, My , chị Vy sau cha Tom và anh Hưng của Blog chúng ta. This picture told us that the 3 camps from PhnomChat , Nong chan and Nong sa met were then united together as the same platform.  Note that Nong Sa met platform located just beside the formerly NW82 camp and adjacent to the  Nong Samet hospital run by the ARC.

Cha Tom là Cha đầu tiên nhận giấu và gởi thư cho người tị nạn thậm chí ngài phải đi bưu điện mua tem dáng tem và gởi đi , và chúng ta cũng nhờ địa chỉ của Ngài để nhận thư từ của thân nhân từ nước ngòai....Ngài còn nhận đổi Money order, tiền mặt....cho chúng ta...Ngòai ra ngài còn là nhịp cầu tri âm cho những trước hợp thất lạc thân nhân....Ngài không ngần ngại liên lạc với các hội đoàn thiện nguyện và những tổ chức cứu trợ để yêu cầu được chăm sóc và chú ý trên danh nghĩa của những nạn nhân VNLR ....Chưa kể đến những hoạt động mục vụ của ngài: ngài đã giúp nhóm giáo dân ở các trại, tổ chức cũng như khuyến khích về tinh thần, để chúng ta có nơi cầu nguyện... ngài cũng rất nhiều lần dâng thánh lễ trong trại....và cũng là ngài , người tiên phong gặp gỡ các Cha của các dòng khác <như Cha Pierre dòng tên, Bro. Bob dòng tên ở Nong samet, Bro. Jean-Marie SJ và các hàng giáo phẩm bề trên..>, mục đích của Cha trước là rao tin khắp nơi...rằng NW82 không phải là trại cuối cùng của VNLR, rằng còn hàng trăm VNLR đang bị cô lập và chính phủ Thái đang cố tình đưa chúng ta vào 1 thế kẹt...Chính phủ Thái không muốn VNLR được giải quyết định cư nhanh chóng vì sợ như vậy sẽ tạo ra những đợt "sóng tị nạn" khác bằng đường bộ về biên giới....họ đâu biết rằng "cột điện mà đi được thì cũng bỏ nước ra đi" thôi...<chi tiết này là thực..xin xem chi tiết của U.S GAO International Affairs"Problems in Processing Vietnamese Refugees from Dongrek camp in Cambodia"
http://www.gao.gov/products/NSIAD-85-132 >  Rồi sau này các Cha thuộc Dòng Tên phục vụ cho JRS <Jesuit Refugee Services> tiếp tục công việc và hoạt động của Ngài..
Fr. Tom J. Dunleavy MM and Fr. Pierre Ceyrac S.J at VNLR Emmanuel Church Site 2 North

Cha Tom không dừng tại đó, ngài có những chương trình và nghị sự khác , có chiều sâu và phức tạp hơn...
Cũng cần nói thêm, Cha Tom thuộc một dòng tu Maryknoll , dòng bề trên nằm tại New York Hoa Kỳ.
Tiếng nói, ảnh hưởng và những yêu cầu của Ngài nói riêng và Maryknoll nói chung rất được hậu thuẩn tại Hoa Kỳ không những trong Cộng đồng Công giáo Hoa Kỳ như là USCCB, hay Hội Đồng Giám Mục và Tổng Giám Mục Hoa Kỳ...Chúng ta còn nhớ trong 1 blog mà anh Hưng nhắc đến sự kiện lạ..<xin xem lại blog này http://ttnbg.blogspot.com/2012/04/mua-ong-nam-1984.html > ...Cha Tom là một trong những Cha giúp tạo ra "sự kiện" này .
Fr. Tom and Fr. Pierre, and ICRC delegate visited the VNLR administration at Site 2 South

Những hoạt động của Cha Tom đôi khi cũng làm cho một số người băng khoăn không ít...Cha là ai? Sao Cha ăn bận "sang" hơn các Cha khác??...Sao Cha hỏi nhiều quá? Cha Tom chỉ dừng lại nhà thờ rất ngắn ngủi Cha dành nhiều thì giờ và đi xuống tận các nhà của dân tị nạn ăn trưa và làm việc bất cứ ở đâu cha cảm thấy thỏai mái...Thậm chí có người cho rằng Cha làm việc cho Tòa Đại sứ Mỹ...cho CIA....<??> ..Vì Cha quan tâm trong những vấn đề phức tạp <như là Trẻ em mồ côi, trẻ em dưới vị thành niên, không có ai đi cùng...hay là Đồng bào Chàm, rồi Amerasian -Con lai- thậm chí cha còn quan tâm đến các Tu sĩ của các Tôn giáo khác...
Fr. Tom visited a single mother of 6 children, they are known as Cham people a minority people in VN
While working at his makeshift office n Site 2 South, a child approached and offered Fr. Tom a wild flower.
Fr. Tom and Bob (a teacher) with refugees in Site 2 south

Có môt vấn đề nan giải và Cha Tom không thể giúp khi được yêu cầu giúp đỡ...Nhưng cha đã tìm kiếm giải pháp khác để hoàn thành sứ mạng của mình...xin được kể lại như sau:
-Gần cuối năm 1984, sau khi chính phủ Thái đồng ý cho các nước đệ tam quốc gia vào trại Dongrek để bắt đầu phỏng vấn định cư cho VNLR....hầu hết mọi người ai ai cũng có cơ hội được interview ...ngoại trừ một số rất nhỏ khoảng 60-70 người thì dù có tên đi phỏng vấn...nhưng cơ hội thì hầu như là zéro...Đó là nhóm anh em Bộ ̣Đội đào tẩu từ bộ đội CSVN sang Thailand hay vào những căn cứ kháng chiến của người Khmer...Họ còn được gọi là "nhóm Aran" vì Chính phủ Thái đã tập trung họ ở 1 nơi thuộc tỉnh Aranyaprathet bên trong lãnh thổ Thailand...sau này họ còn tự cho mình là những anh em "chú cùi" bởi lẽ không có 1 nuóc đệ tam nào chịu nhận họ cả??? Ở lâu quá thành cùi là vậy...
Fr. Tom was among the Chinese ethnic refugees in site 2 south
Thực ra chánh sách định cư của chính phủ Hoa Kỳ vào lúc đó không chưa công nhận diên Deserters của số thanh niên này...mãi đến sau này có những tiếng nói bên trong quốc hội Hoa Kỳ, những yêu cầu của những hội đoàn người Việt tị nạn hải ngọai và các hội cựu quân nhân...ở Hoa kỳ lên tiếng ủng hộ và yêu cầu Chính phủ nới rộng chính sách định cư cho nhóm thanh niên này....vì nói cho cùng và dựa theo đúng định nghĩa về người tị nạn thì nhóm thanh niên này chính là những người tị nạn thật sự chứ??? Ai cũng biết rằng CSVN bắt buộc họ cầm súng , cái gọi là "nghĩa vụ quân sự" có mấy ai mà đồng ý?? nhất là những con em của những người từng chiến đấu chống cộng trước tháng tư 1975, có ai muốn con cái mình cầm súng để chống lại lý tưởng của mình, và họ lại càng không muốn chống lại Cha Anh mình....??? Thậm chí có những anh em này bị cưỡng bách nhập ngũ trong khi Cha anh mình còn nằm trong lao tù của trại Cải Tạo....chưa biết sống hay chết nay mai...
Fr. Tom discussed with his invited visitor how to help the Vietnamese Deserters at Site 2 South
Fr. Tom with a young family- Cham people- in Site 2 South (Fr. Tom brought some good news to them)-Ismael and his family
Fr. Tom visited a family and brought them some good news ...
Fr. Tom with Hoang Dinh Nghiep-a very special case


Cha Tom là người đầu tiên kêu gọi giúp đỡ cho nhóm này...nhưng chắc ai cũng phải rõ...một khi Quốc hội Mỹ chưa thông qua điều gì.....ách rằng khó có ai mà làm điều ngược lại...Cha Tom cũng vậy thôi...
Nhưng Cha Tom đã kiếm ra một giải pháp khác, Ngài đã liên lạc và làm việc với các cha, các soeurs, các hội đoàn , nhà thờ...ở Canada....để kiếm sponsor cho nhóm chú cùi này... Tại sao Canada? Bởi Canada là một trong những nước nhận nhiều người tị nạn và chánh sách di dân của Canada tương đối dễ dàng vào lúc đó...nhất là đối với tị nạn người Việt <Canada cũng đã từng là Đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa>...Cộng đồng công giáo tại Canada có ảnh hưởng rất lớn ...Dòng Maryknoll quyết ̣định làm một điều khác biệt....Dòng đã ủng hộ ý tửơng giúp đỡ của Cha Tom , ngân sách dòng được chấp nhận đế tạo điều kiện cho các sponsors ở Canada có điều kiện thuận lợi trong lúc sponsor...Sau cùng có ít nhất 40-50 anh em Chú cùi được Canada nhận định cư...<những anh em định cư tại Canada là hầu như bị INS của Hoa Kỳ đánh rớt trong các cuộc phỏng vấn, cũng cần nói ở đây về INS hễ ai mà bị INS rejected, thì dù có appeal đi đâu cũng vâỵ, khó lòng mà thay đổi được cục diện, có nhiều Dân biểu, và nghị viên từng than phiền về lề lối làm việc cứng nhắc của các quan di trú này, nhưng họ cũng có 1001 lý do để biện minh cho mình,
Số anh em chú cùi còn lại, hay những ai chưa được phỏng vấn lần nào....lại may mắn hơn...vì sau đó chánh sách định cư của Hoa kỳ đã  thay đổi, nới rộng và INS chấp nhận 1 số Chú cùi định cư tại Hoa Kỳ....còn lại có 1 số anh em đi Âu châu theo diện đoàn tụ....

Fr. Tom and his little friends at Site 2 south....at the end of aworking day...with Tai, Hoa Chay and Chuong..

Cha Tom với trại tịn nạn đường bộ mới ngày hôm qua ....vậy mà cũng đã 30 năm rồi....
Cha quả là một trong những vị Ân nhân của Trại Tị Nạn Đường bộ...

Hôm nay có rất nhiều con cái của Cha, những người thậm chí cha chưa bao giờ biết qua dù đối thoại hay gặp gỡ nhưng Cha đã giúp đỡ hết mình ...̣đang sống khắp nơi ở Bắc Mỹ này , thàng công trong cuộc sống, có những mái ấm..con cái học hành thành đạt....A stable life...for all..

Thank you Father.... May God Bless you....
You are remembered specially in our prayers....

<Kỳ tới...nói về Cha Tom hôm nay...Bài viết và hình minh họa: Chương OPD>

Chuyện bây giờ mới kể- Ném lựu đạn


"Người Khmer quăng 1 trái lựu đạn vào trong trại tị nạn VNLR, khiến 2 người chết và một số người bị thương- sự kiện này không được nhắc tới vì theo các tổ chức cứu trợ cho rằng đây chỉ là một "isolated incident" mà thôi!! cũng cần nói thêm rằng dân số trại VNLR chỉ 1/1000 so với trại lánh nạn người Khmer, vã lại các tổ chức NGO cố tình sớm đưa vào dĩ vãng để tránh những xung đột có thể xảy ra giữa trại VNLR và người lánh nạn Campuchia), tôi còn nhớ lúc đó có một phóng viên của CBS (David) đã âm thầm nhờ tôi chụp lại những gí xảy ra trong trại Không biết có ảnh hưởng gì không?? Nhưng chính qua biến cố này, ICRC đã quyết định dời trại VNLR qua Site 2 South" (Chương- Hồi Ký Tị Nạn)

Photo courtesy of Vu Hoang Quan

Một trong những người tị nạn bị thương trong vụ quăng lựu đạn
vào trại Site 2 North. Người này đang được cấp cứu tại chổ
Site 2 North- 1986
(Photo courtesy of Vu Hoang Quan)

 người tị nạn thứ 2 bị thương trong vụ quăng lựu đạn
vào trại Site 2 North. - 1986
(Photo courtesy of Vu Hoang Quan)

January 25, 2013

Cảnh Sinh Hoạt trong trại tị nạn - Site 2 1985-1988

Photo courtesy of Trinh Huy Chuong

Một gia đình chuyên làm bánh tai vạc (dumpling) để bán cho dân trong trại

Nhà bếp- lúc này được phát than, có lò hẳn hòi - 1986

lạp xưởng đang được phơi khô ngoài trời.
Giá bán: 1Kg: 75 Baht; 1 cặp lớn: 5 Baht

January 24, 2013

Chuyện bây giờ mới kể-Chôm chôm

 Hội YMC đang đuợc đãi chôm chôm, trứng luộc, trà đá. Cũng nên kể lại chôm chôm tươi không thể có ở trại tị nạn, và nước đá là thứ hiếm có xa xỉ. Chôm chôm và nước đá này có lẽ do cô Lydia nguời Thái mang vào làm quà.

Photo courtesy of Vu Hoang Quan 

Hình chụp trong căn phòng bên trong nhà thờ Dongrek.
Lydia, Chương, cha Lâm Sung, Quân, Hoàng, Cường ( và 2 nguời không thấy mặt)

January 23, 2013

Thức Ăn và Nước trại tị nạn Site 2

Photo courtesy of Trinh Huy Chuong

Một thanh niên đang giặt đồ tại thùng nước.
Người thanh niên kế bên đang lấy nước gánh về nhà.
 Site 2- 1986

Một thanh niên đang giặt đồ tại thùng nước.
Người thanh niên kế bên đang lấy nước gánh về nhà
Site 2 - 1986

Một thanh niên lấy nước từ một miệng giếng người tị nạn tự đào giửa trại- Site 2, 1986


Khu nhà chứa thực phẩm của người tị nạn đường bộ
Site 2 - 1986
Khu nhà chưa thực phẩm của người tị nạn đường bộ
Site 2 - 1986

Dầu ăn USA và cá hộp Canada
Site 2 - 1986

January 22, 2013

The VNLR-Dongrek Platform Volunteer Soccer and Voley Ball Teams

Đội Tuyển Túc Cầu của các Ban ngành, Ban Đại diện và Các Thầy được tuyển chọn để tham gia trong các trận đấu giao hữu giữa  ICRC team, NGO's Volunteers team, Thai TF80 team và team của trại VNLR...Đem lại cho bà con trại những giây phút giải trí...những pha tranh bóng "vô tiền khóang hậu" tuy đội chủ nhà không mấy khi đem chiến thắng về̀.....mutual loosing....mà...không sao....hay là...hôm nay "thả" thôi...lần sau thì sau thì khác...Bravo...từ trái sang phải-hàng đứng có Thầy Tôn aka Bác Tôn, Thầy Thành, Thầy Vỹ, Thầy Nam, Thầy...., Thầy ...., Thầy Chiêu, Thầy......,Thầy Cường, Thầy.....; cũng từ trái sang phải hàng ngồi: Thầy Quân, Bác Chiêm, ...., Yu-sô Ban Đại diện, Anh Nhuận BĐD, ...và sau cùng là Thầy Hưng cùa Blog chúng ta...
...Còn đội tuyển Bóng Chuyền này nhiều phen làm cho đối thủ phải nễ mặt không ít, gây tiếng vang tận Bangkok...chút xíu nữa là đại diện cho Việt Nam để dự thi Olympic 1984 ở LA...rất tiếc lúc này các thầy bận rộn lo chuyện định cư cho Đồng bào mình trên hết...vì các phái đoàn bắt đầu phỏng vấn ở Ban Thai Samart....các thầy cô đều được yêu cầu giúp làm thông dịch cho các nước....Nhìn từ trái sang có Thầy Quân, Thầy Thành, Thầy Hưng, Thầy Tôn, Thầy Nam , Thầy Cường và Thầy Vỹ.....Cám ơn các Thầy đã bỏ công dìu dắt bà con mình từ những lớp vỡ lòng Anh, Pháp Văn cho đến các lớp intermediate...advanced....và những ngày vàng son phỏng vấn cho các phái đoàn....Ước mong các Thầy Cô luôn luôn được an lành trong cuộc sống....Công ơn của Thầy Cô mãi được ghi nhớ....Nguyện xin ơn trên bù đắp công sức cho quý Thầy Cô và Thân quyến...̣

{Photo courtesy of Vu Hoang Quan}


January 21, 2013

CHuyện bây giờ mới kể - Gà Xối Mở

Một món ăn lâu lắm mới có ở trại tị nạn.
Bửu đang tươi cười sung sướng xối mở cho một con gà, món gà xối mở này ít khi có, vì tốn dầu tốn thịt. Thịt gà thuộc loại mắt tiền ở trại nên nếu có thường chặt nhỏ kho mặn. Con gà này may mắn hơn, tới khi vô tới chào vẫn còn...toàn thây
Dongrek-1984

Photo courtesy of Vu Hoang Quan 

January 20, 2013

Giúp Đở- Helping hand


Hai em trai đang giúp nhau kéo thùng nước từ giếng cạn lên. Thùng nuớc này đươc một em thứ ba đứng dưới giếng cạn đưa lên (hình water hole)
Nước sẽ được đổ vô thùng lớn bên trái và gánh về nhà cho gia đình.
Site 2- 1986


Photo courtesy of Trinh Huy Chuong
Photo by Trinh Huy Chuong






January 19, 2013

Giếng cạn- Water Hole

Một em trai đang đưa thùng nước múc từ một giếng cạn cho hai bạn bên trên.
Cái giếng này được đào để có thêm nước xài hằng ngày
Site 2- 1986

Photo courtesy of Trinh Huy Chuong
Photo by Trinh Huy Chuong






January 18, 2013

Hình bây giờ mới thấy - Cha Pierre Chun hàng rào

Cha Pierre đang chun hàng rào vô trại Site 2. Không nhớ tại sao, dịp gi, ai đang vạch rào cho cha chun vào....
 
Photo courtesy of Trinh Huy Chuong


January 14, 2013

In Memoriam: Father John Kennedy Bingham SJ

*
* * *
*
*
Cha John Kennedy Bingham SJ
Một Vị Ân Nhân Của Người Tị Nạn Đường Bộ
*
Hôm nay là ngày kỷ niệm 10 năm cha John qua đời. Gia Đình Nguời tị nạn đuờng bộ xin thành kính tri ân cha John Bingham. Ngài luôn vào trại tị nạn dâng thánh lễ, giúp đở và chia xẻ lo âu với chúng ta. Cầu xin ngài luôn phù hộ cho nguời tị nạn trên mọi nẻo đuờng.


Thành Kính Tri Ân
Cha  John Kennedy Bingham SJ 
1928-2003
Cha  John Kennedy Bingham SJ 
1928-2003


For six months from September 1980- March 1981 Fr. John, an American from  Jamshedpur province India, together with Fr. Pierre Ceyrac began work with Caritas India, doing whatever could be of help to the people from Kampuchean People's National Liberation Front (KPNLF) who had fled to the Thai-Cambodian border and were held in Thailand. Together they started an Adult Education school in English in what was known at  that time as the Chonburi Holding Camp. It later became the Phanat Nikhom camp which persisted for  a long duration.

Father John K Bingham and
the Newly Baptized
Dongrek-1983
(Photo courtesy of Pham Dinh Dai)

Later he was to be found at almost every camp at the border. By May 1984 when the possibility of closure of Ampil camp was in the air, the JRS Jesuits had decided to rent a house in Kokmakok village and Fr. John successfully found what was needed. With that accomplished his English-Khmer Dictionary came into focus and soon it was selling like  hotcakes. Perhaps it was this initiative which led to his opening of a Library- Bookstore many years later in Lhasa.

After that it was medical care for children. soccer balls and shoes which were needed for the growing numbers of refugees. By 1987 he had a Vietnamese- English dictionary in the his book business. In 1986 on a visit to India he met of the SJs with the Khmers and looked to the future of the 150,000 Khmers at Site II. He planned to remain with the Khmers until they could return home. Later that year back in Ta Praya, JRS bought the blue Toyota station wagon (still parked in front of JRS office but owned by one of the Xavier Hall staff) which served as Fr. John's transport for a decade or more. However. his well-worn green shirt for all occasions is nowhere to be found. In his file for 1987 the first copy of a signed Volunteer Work Agreement with COERR's Education and Social Services program can be found, but he may have made such a commitment years before. Fr. John Bingham in 1991 was still at Site II, where he had invited two fellow Jesuits to join him in his mission for 

Father John K. Bingham, Father Cha Pierre Ceyrac
and father Jean Houlman  celebrate
Christmas Mass at Emmanuel church
Site 2 - 1986
(Photo courtesy of Trinh Huy Chuong)
several months. Later that year he went to Cornell University for Khmer language study during the summer. On his return in September he requested permission from the Jesuit Regional Superior of Thailand to work in Cambodia after the Khmers on the border have returned to their homeland. The Jamshedpur (India) Provincial had received a request from Bishop Ramousse who was in charge of the Church in Cambodia for John's services. However. after over 13 years of John's assistance to the refugees and asylum seekers in Thailand, his wish to provide pastoral assistance in the Khmers' homeland was not to be. The official decision was given to him in April 1993 and with a saddened heart he prepared to return to India. John returned to India but not for long, for he went on further north to Nepal where he had the joy of preaching the Gospel to the Nepali people on the border of Sikkim
.
In his December 1994 Christmas message he wrote: "It is a great job for a Jesuit as I can try in this place to continue the great work of Xavier who came here to the East in 1552." Later Jamshedpur Province. which had loaned him to Darjeeling Province, sent him to Lhasa. Tibet became important to him when he worked in an area where two ancient passes lead into that country and where the Fathers of the 'Socit des Missions trangres de Paris' (MEP) had erected a cross at the time when they had had to leave it. "Reaching for even mountains to conquer. he and a companion, Fr. Mike Parent, went to China, where they opened both a library and a carpet shop. as part of his pastoral work among the people."

In October 2002 Fr. John was returning to the USA via Frankfurt where he was to meet with donors and friends, but he suffered a stroke and was in a rehabilitation clinic until 17 December. The first thing after returning to the Jesuit House was to renew his visa for China (it was handed to him on 14 Jan., a few moments before died). A meeting was held on 14 Jan with the people in charge of China operations at the 'Church in Need' agency. He presented himself and his cause in the best possible way.

On his return to the house at about 3 p.m. he took a rest- planning to be together later. At 6:15 p.m. he was found dead in his armchair, he had died very peacefully (the doctor did not find any perspiration or similar signs of stress); his heart, instead of just going slow, had stopped going altogether.

He had achieved what he had come to do, and we all said: "God has called him, saying Now take your rest." Two of the nephews, Charles jr. and John (his godson and helper for  several years during the JRS time) came to Germany as representatives of the whole family and a wake at the open coffin was held. As he had been claimed for Christ even before he was baptized, we claimed him again for our Lord by signing his forehead with the sign of the cross for the last time on earth.

(Excerp from JRS Remembering 25 Years)






 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Themes