June 28, 2013

QUỸ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN...Continuing...tiếp tục..


Hai người bạn, hai tâm hồn lớn từng làm việc ở trại tị nạn giúp kẻ thiếu may mắn nay gặp lại sau gần 30 năm,  Thầy Thích Thiện Tâm và Cha Tom Dunleavy Maryknoll tại Hội Ngộ Montreal 22/6/2013.  Ước mong gì sự liên kết vì tình thương này mãi mãi cho chúng sanh nhân loại bớt khổ....
Dư âm của hội ngộ Montreal rồi sẽ lui dần theo theo thời gian và bộn bề với cuộc sống...với gia đình...con cái, công ăn việc làm....Những gì còn lại sẽ là những gì mỗi người chúng ta chia sẽ cho người khảc.  Như câu nói bất hủ của Cha Pierre Ceyrac  " Sự gì chúng ta giữ lại sẽ bị mất" hay nói một cách khác "Những gì ta cho đi sẽ còn mãi mãi" .Tout ce qui n'est pas donné est perdu !

Cha Tom nói " Cha cảm thấy sung sướng khi nhìn thấy anh chị em và gia đình an lành và vui sống, lần gặp gỡ này Cha cảm nhận được sức mạnh hợp quần của VNLR <powerful crowd> , có lẽ đây là lần duy nhất trong đời Cha...Hãnh diện và cảm động"

Cha gởi lời cảm ơn tất cả VNLR khắp mọi nơi trên thế giới , Cha có nói chuyện trực tiếp với anh em ở Úc Đại Lợi, Bắc Âu... Cha chúc phúc cho mọi người, tham dự hay không thể về tham dự....
Cha Tom đang nói chuyện với các anh chị em ở Úc , Bắc Âu.

Sau khi nhận số hiện kim mà chúng ta quyên góp và chuyển lại cho ngài, ngài lấy làm xúc động lắm, ngài nói " I thought it was much less than this, this will keep me busy for a while". Ngài nhân danh những người thiếu may mắn gởi lời cảm ơn đến tất cả mọi người chúng ta.
Fr Tom and Hung talked to friends in Nordic region via Skype from Montreal, it was earlier on Monday morning  24 June 2013

Fr Tom was so moved to learn that everyone is doing fine and safe...



Vì thế , chúng tôi cũng vẫn tiếp tục đảm trách thu nhận những món quà từ các bạn bốn phương và sẽ trao lại cho Cha Tom khi có dịp.

Dưới đây là danh sách những tấm lòng tiếp tục chia sẽ , xin được tiếp tục đăng tải như kỳ hội ngộ vậy:

1. Chị Linda RuskyGiah - Seattle -  100 (27/6)
2. Thầy Thích Thiện Tâm 500 (7/18)
Anh Chị Em Gia đình Phật Tử Vạn Hạnh VNLR : 500 (7/18)
   (Anh Chi Liêm và Xiêm
   Anh Chị Nhơn
  Anh Chị Nhàn
  Anh Chị Na
  Anh Chị Quách Quế )
4. Anh Nguyễn Tấn Luật- Alaska - 100 (7/4)

5. Gia đình anh chị Trần Thiên Tài, Dương Thanh Phương và Cháu Trần Thiên Ân Johhny, Stockton,
    California, USA 400USD <5/sep>

Xin thành thật cảm ơn Nghĩa cử cao đẹp và lòng hảo tâm của quý bạn..thân hữu đã , đang và tiếp tục ủng hộ cho QUNNN.....chia sẽ và giúp những người thiếu may mắn nay còn kẹt tại Thái Lan...


June 27, 2013

NGÀY HỘI NGỘ KHÓ QUÊN: Người tị nạn đường bộ gặp lại nhau ở Canada sau 30 năm

30 năm trước, khi những bộ nhân "nằm gai nếm mật" và " trên dao dưới thớt" dọc theo biên địa Thái-Miên, khi cơn sốt tị nạn Việt Nam vẫn còn gác trên nhiều số trên "hàn thử biểu" của lương tâm nhân loại....Nhưng số phận người Việt Tị nạn dường như không ai nhắc đến, hay giới truyền thông đã cố tình quay mặt để mặt họ, VNLR, đối diện với những nguy hiểm , tuyệt vọng....Hôm nay, những người tị nạn bằng ̣đường bộ  quay quần bên nhau để tưởng niệm và tôn vinh những ân nhân của họ....
Dưới đây là bài phóng sự của Đài Á Châu Tự Do-RFA Radio Free Asia- tường thuật ngày Hội Ngộ lịch sử này:


Người tị nạn đường bộ gặp lại nhau ở Canada sau 30 năm

Thanh trúc, phóng viên RFA
2013-06-27

Ảnh chụp kỉ niệm chung bên trong Basilica
Ảnh do tác giả gởi
Nghe bài này
Sau 30 tháng Tư 1975, thế giới chỉ biết làn sóng người Việt ra khơi tìm tự do, gọi họ là thuyền nhân, chứ không nghe đến những câu chuyện băng rừng lội suối của những người tị nạn đường bộ mà nỗi đau, nỗi sợ hãi, sự nguy hiểm và cái chết rình chờ chẳng khác người đi tị nạn đường biển.
Ba mươi năm sau
Suốt thập niên 80 cho đến nửa đầu thập niên 90, đã bao người vĩnh viễn nằm lại trong rừng già hoặc trong những trại tị nạn hay trại tạm dung dọc biên giới Thái Lan- Kampuchia. Một số khác được các nước nhận cho định cư, lần lượt ra đi, xây lại cuộc đời mới tại một quốc gia thứ ba.
Ba mươi năm sau, Hội Ngộ Trại Tị Nạn Đường Bộ tại thành phố Montreal, tỉnh bang Quebec của Canada, diễn ra trong nụ cười, nước mắt và kỷ niệm. Đó là ngày thứ Bảy 22 tháng Sáu năm 2013, những người tị nạn đường bộ ba thập niên trước bây giờ mới gặp lại nhau một ngày của riêng họ.
Niềm vui hội ngộ chắc cảm động lắm, bởi Louis Lê, con trai một người tị nạn đường bộ hôm đó, bày tỏ với Thanh Trúc:
Dạ hiểu, tại vì Việt cộng vô, phải đi ra khỏi nước phải đi bộ, tới nước Mỹ để làm ra tiền để take care of gia đình. Hồi nhỏ lớn lên tới tuổi này con chưa thấy ba con khóc, thường ba không có khóc đâu, nhưng ngày này thấy bạn trong trại tị nạn thì không chữ để nói gì đâu, ba chỉ nói thấy bạn là vui lắm.
Cũng như Louis đến từ Texas, Nguyễn Thiên Lý từ Connecticut theo cha mẹ tới Montreal:
Con thấy ba mẹ con vui lắm, ba mẹ con nhớ hết mọi chuyện đã xảy ra hồi đó. Con hiểu tại vì muốn có tự do mà ba mẹ phải bắt đầu một cuộc sống mới...con hiểu thêm nhiều hơn về những gì ba mẹ đã trải qua, bây giờ con cũng thấy vui...và yêu ba mẹ nhiều hơn
Nguyễn Thiên Lý
Con thấy ba mẹ con vui lắm, ba mẹ con nhớ hết mọi chuyện đã xảy ra hồi đó. Con hiểu tại vì muốn có tự do mà ba mẹ phải bắt đầu một cuộc sống mới. Con nghĩ qua tất cả những câu chuyện nghe được hôm nay thì con hiểu thêm nhiều hơn về những gì ba mẹ đã trải qua, bây giờ con cũng thấy vui lây với ba mẹ và yêu ba mẹ nhiều hơn.

Từ trái anh Trịnh Huy Chương, Soeur Andree Leblanc và anh Vũ Hoàng Quân. (ảnh tác giả gởi)
Từ trái anh Trịnh Huy Chương, Soeur Andree Leblanc và anh Vũ Hoàng Quân. (ảnh tác giả gởi)

Đây cũng là dịp để tri ân những người không cùng máu mủ và màu da nhưng đã hết lòng giúp đỡ người tị nạn đường bộ trên đường vượt chết tìm sống. Một người trong ban tổ chức, anh Nguyễn Hoàng Quân, nằm trong số những người đầu tiên rời trại tị nạn đường bộ Dongrek sau khi được Canada nhận về Montreal, Quebec và định cư tại  đó cho đến giờ:
Cho đến đầu năm 85 lúc tôi đi thì chỉ trại Dongrek đó thôi dân số trong trại khoảng hai ngàn người, nhưng thật  ra trước đó, đầu 80, 81 thì có những trại khác nữa như NW82, trại NW9 …là những trại trước cái đợt của tôi tới. Người ta phỏng đón khoảng 8.000 người Việt Nam đi bằng đường bộ.
Cuối năm 1984 chúng tôi mới chính thức được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc nhận qui chế tị nạn. Lúc đo các  phái đoàn của các nước trên thế giới bắt đầu phỏng vấn và những đợt đi định cư đầu tiên là năm 1985.  Khi tôi đến đây, bỏ lại đằng sau những người bạn thân của tôi, thì  khoảng thời gian đó thế giới biết rất nhiều về những thuyền nhân Boat  People, nhưng mà những người vượt biên bằng đường bộ tức là Vietnamese Land People thì thế giới biết rất ít về họ.
Cùng với những bạn đường bộ may mắn đến Canada trước, anh Quân bắt đầu vận động sự chú ý đến những người vượt biên đường bộ đang sống vất vưỡng trong các trại tị nạn Nong Chang, Nong Chat và sau này là trại Dongrek vùng biên giới Thái Lan- Kampuchia:
Đầu tiên tôi gặp các Cha, các Thầy và các Xơ của nhà giòng Sainte Croix tức nhà giòng Thánh Giá ở đây. Người đầu tiên tôi gặp là Xơ Adrienne Milotte, bây giờ đã qua đời, sau đó tôi được giới thiệu tới Xơ Andrée Leblanc.
Khi tôi gặp Xơ Andrée Leblanc và coi như lần đầu tiên Xơ được nghe kể về trại tị nạn đường bộ thì nhà giòng Thánh Giá mới bắt đầu chuyển hướng về trại tị nạn biên giới. Ngoài Xơ Andrée Leblanc tôi có làm việc chung với Cha Pierre Dufour, với Thầy Jean Paul Gagnant, một vài vị đã qua đời rồi. Chỉ riêng với trại tị nạn đường bộ thì nhà giòng Sainte Croix bảo lãnh chừng một trăm người sang đây.
Khi tôi gặp Xơ Andrée Leblanc và coi như lần đầu tiên Xơ được nghe kể về trại tị nạn đường bộ thì nhà giòng Thánh Giá mới bắt đầu chuyển hướng về trại tị nạn biên giới
anh Nguyễn Hoàng Quân
Ngoài nhà giòng Sainte Croix, tôi cũng được giới thiệu cho đi gặp hai người nữa, Cha Pierre Blanchard và Cha Roger Gosselin. Hai Cha bảo lãnh độ chừng 200 cho đến 250 người. Nhưng mà tổng số người tị nạn Việt Nam mà hai Cha bảo lãnh là độ chừng hai ngàn người.

Trại tỵ nạn đường bộ Dongrek ở biên giới Thái và Kampuchia. (ảnh tác giả gởi)
Trại tỵ nạn đường bộ Dongrek ở biên giới Thái và Kampuchia. (ảnh tác giả gởi)

Trang đời tị nạn đã khép lại
Không phải tất cả người tị nạn đường bộ đều may mắn được một quốc gia thứ ba đón nhận. Thí dụ chỉ riêng trại Dongrek nơi anh Quân ở trước và chỉ cách biên giới Thái Lan khoảng một cây số:
Độ chừng vài trăm người quyết định hồi hương vì không còn hy vọng được đi định cư. Số còn lại, chừng bảy tám trăm người lúc bấy giờ, được chuyển đến trại Panat Nikom trên đất Thái. Cuối cùng, khoảng hai ba năm sau, 92, 93 gì đó, những người còn lại được đi định cư khắp nơi trên thế giới. Cũng có một số anh em qua tới đây.
Anh Chương, rời Việt Nam bằng đường bộ năm 1982, trôi nỗi từ trại này qua trại khác ở biên giới Thái  Lan-Kampuchia cho đến khi gặp  anh Quân. Cả hai đồng cam cộng khổ trong trại tị nạn Dongrek cho tới ngày anh Quân đi Canada trước, tiếp đó nhờ Xơ Leblanc giòng Sainte Croix bảo lãnh anh Chương về Montreal, Quebec, sau khi hồ sơ xin đi Mỹ của anh Chương không được chấp thuận:
Quân ở Nong Chat, Quân bị nhóm Khmer Đỏ bắt, còn em bị nhóm lính của Sihanouk bắt. Em tới Nong Chang cuối tháng Sáu. Nong Chang, Nong Chat là những trại tạm dung dọc theo biên giới Thái Miên.
Mùa khô năm 1983, hàng năm tới mùa khô thì cộng sản Việt Nam tấn công càn quét dọc biên giới, trại Nong Chang lúc đó khoảng 170 người chạy vào đất Thái. Cũng mùa khô năm đó  trại Nong Chat cũng bị càn quét, tất cả chạy vào đất Thái,  Hồng Thập Tự Quốc Tế gom lại thành một trại gọi là Nong Samet, sau đó đưa về trại Dong Rek gần biên giới Thái hơn.
Ban ngày nhờ có Hồng Thập Tự Quốc Tế hoặc những tổ chức UN hoặc là Medecins Sans Frontieres giúp đỡ cho mình. Nhưng ban đêm, sau khi những thiện nguyện viên này ra khỏi vùng đất đó, thì lính  bắt đầu vào trại  nào là cướp bóc rồi hãm hiếp  phụ nữ. Đàn ông con trai nếu ai mà la thì nó bắt đem đi, có người bị đi mất luôn. Cuộc sống ở đó về đêm rất sợ hãi.
Ban ngày nhờ có Hồng Thập Tự Quốc Tế hoặc những tổ chức UN hoặc là Medecins Sans Frontieres giúp đỡ cho mình. Nhưng ban đêm, sau khi những thiện nguyện viên này ra khỏi vùng đất đó, thì lính bắt đầu vào trại nào là cướp bóc rồi hãm hiếp phụ nữ. Đàn ông con trai nếu ai mà la thì nó bắt đem đi mất luôn
Anh Chương
Mùa khô năm 1985, cộng sản Việt Nam lại đánh vô lần nữa, tụi em cũng chạy một lần nữa. Lúc đó Quân đã được phái đoàn Canada chấp nhận cho đi định cư rồi, Quân nhờ nhà giòng Sainte Croix bên này, Xơ Leblanc là người ký giấy bảo trợ cho em. Em tới Canada tháng Sáu năm 1988.
Là  một trong những vị ân nhân hiện diện tại buổi hội ngộ mà anh em tị nạn đường bộ Canada vừa nhắc tên,  nữ tu Andrée Leblanc của giòng Sainte Croix phát biểu một cách khiêm tốn:
Đối với tôi, lòng tri ân của những người tị nạn đường bộ hôm nay, sau ba mươi năm, cho tôi hiểu là họ muốn nói rằng  chúng tôi đã mang cho họ cơ may về  một cuộc sống mới. Bất kể cách gì và điều gì những người tị nạn đường bộ này muốn bày tỏ, điều tôi luôn giữ trong tâm mình là lòng can đảm của họ và và nỗi khát khao bằng mọi giá được sống cho ra sống, được thoát ra khỏi nghịch cảnh để tận hưởng cuộc sống tốt đẹp.
Vai trò và công việc của chúng tôi thật khiêm tốn, nhỏ bé so với  sức sống mãnh liệt và sự thành công mà các bạn ấy có được cho chính mình  hôm nay cũng như cho con cháu họ ngày sau.
Với anh Đỗ Siêu, cư ngụ tại San Francisco, California,  nói lên được lời cảm ơn chân thành đến những người đã từng cứu giúp người tị nạn đường bộ phải là mục đích chính của ngày hội ngộ:
Lúc đó tôi mới 17 tuổi, tôi đi một mình, tại vì mình đi tìm tương lai đó cô, trên đường đi mình cũng gặp nhiều khó khăn lắm. Tôi cảm thấy, nhất là thấy ân nhân của mình, họ từng làm y tá hay bác sĩ, giúp mình trong trại tị nạn. Khi mà thấy họ thì như là ước mong của mình được ngày này trả ơn cho  họ.
Ở trong trại tị nạn lúc mà đang nổ bom hay chạy giặc ai cũng sống trong hoàn cảnh khổ sở đó thì không có dịp nào để mà cám ơn họ. Hôm nay đặc biệt thấy họ tới như vậy tức là trong đời sống của mình có câu trả lời, trang đời tị nạn của mình có thể khép lại, nhắn lại cho lương tâm của mình biết là cái chuyện này đã hiểu nhau rồi, có cơ hội để cám ơn nhau rồi. Họ cũng mừng khi thấy đời sống mình tiến bộ hơn hồi trước nhiều.
Theo ban tổ chức ngày hội ngộ, khoảng 250 người cùng gia đình đến Montreal để gặp lại nhau trong không khí bùi ngùi nhưng vô cùng náo nhiệt và ngập tràn cảm xúc. Đến từ Seattle, tiểu bang Washington, anh Phan Hưng, vượt biên đường bộ từ Sài Gòn cuối 1983:
Ba mươi năm sau mới gặp lại bạn bè, ngồi quây quần với nhau mà thoáng trong đầu những cảnh tượng xảy ra cho chúng tôi như đang sống lại ba mươi năm trước, nhắc lại những người đã giúp đỡ chúng tôi ở trong rừng.
Bây giờ nhìn lại thì hầu như tất cả những người ở đây đều hai thứ tóc hết rồi, có rất nhiều con cháu của những người tị nạn hồi xưa đến tham dự, rất ư là hân hạnh và vui mừng.
Buổi họp mặt này là điều vượt ngoài sức tưởng tượng của tôi, thế mà bây giờ nó là hiện thực, nó làm tôi như sống lại nối kết lại với quảng đời xa xưa nhưng luôn đong đầy những ký ức sống động, một quảng đời ấn tượng nhất trong cuộc đời của riêng tôi
bà y tá Martine Bourquin
Chị Vi, đến từ Dallas Fort Worth, Texas:
Mình cố gắng tới dự, rất xúc động, rất cảm ơn những người tổ chức cuộc hội ngộ này. Đây là dịp cho mình gặp lại bạn bè cũ, với lại quan trọng nhất là gặp lại những người ân nhân đã giúp mình hồi xưa. Trong những người đó là có Cha Thom và cô Martine. Hồi xưa tôi là người giúp cô trong trạm xá, giờ gặp lại tôi mừng quá, chúng tôi khóc rất nhiều. Bây giờ thì bao nhiêu lời cũng không đủ, quá mừng quá xúc động.
Hai ân nhân mà anh Siêu hay chị Vi vừa nhắc tên, chính là linh mục Thomas và bà y tá Martine Bourquin của Hội Chữ Thập Đổ Quốc Tế, làm việc trong các trại tị nạn đường bộ lúc bấy giờ.
Hiện cư ngụ tại quê nhà ở Thụy Sĩ, bay sang đây và gặp lại những người bà từng săn sóc giúp đỡ khi họ còn là dân tị nạn, cô Martine mà mọi người gọi một cách trìu mến như vậy, chia sẻ:
Thật cảm động khi có thể tìm lại những người bạn một thời của tôi, chỉ tiếc một số không thể đến dự được. Vui nhất là khi có nhiều người bảo là tôi có thể không nhớ họ chứ còn họ thì không bao giờ quên tôi, người nữ y tá lúc bấy giờ hãy con trẻ như họ. Buổi họp mặt này là  điều vượt ngoài sức tưởng tượng của tôi, thế mà bây giờ nó là hiện thực, nó làm tôi như sống lại nối kết lại với quảng đời xa xưa nhưng luôn đong đầy những ký ức sống động, một quảng đời ấn tượng nhất trong cuộc đời của riêng tôi. Phải nói làm sao nhỉ, đúng rồi, sau 30 năm mà gặp lại những khuôn mặt thân ái như Vi, như Siêu và nhiều nhiều nữa, đối với tôi là một phép mầu.
Đối với những người trong ban tổ chức, ba ước muốn thừ nhất gặp lại nhau, thư hai cảm ơn các ân nhân, thứ ba cho con cháu hiểu vì sao cha mẹ phải làm người tị nạn đường bộ, đã trở thành hiện thực trong ngày Hội Ngộ Trại Tị Nạn Đường Bộ 22 tháng Sáu vừa qua.
Mục Đời Sống Ngươi Việt Khắp Nơi đến đây tạm ngừng. Thanh Trúc kính chào, hẹn lại quí vị tối thứ Năm tuần tới.

Link để nghe bài tường thuật <xin nhấn vào link dứơi>
Người tị nạn đờng bộ gặp lại nhau ở Canada sau 30 năm

Còn Lại Gì Sau Ngày Hội Ngộ…

Sau gần ba thập niên định cư tại các nước thứ ba, lần đầu tiên những người Việt đã từng sống trong các trại tị nạn đường bộ dọc biên giới Thái-Miên đã thực hiện một buổi Hội Ngộ tại Montreal, Canada. Ngày 22/6/2013 đã trở thành một ngày lịch sử trong đời tôi cũng như trong lòng của bao bạn bè tị nạn.

Đền thánh Giu-se nổi tiếng tại Montreal được chọn làm nơi hội ngộ đầu tiên, vì những người tị nạn muốn bày tỏ lòng biết ơn của họ với các vị ân nhân đã cứu vớt họ ra khỏi cuộc sống khốn khổ của những ngày tị nạn, và đưa họ đến bến bờ tự do; trong số các vị ân nhân vĩ đại ấy, các linh mục và nữ tu dòng Thánh Giá Montreal là những tấm lòng vàng đã bảo trợ hằng ngàn người Việt tị nạn ngày nay đang sinh sống tại Montreal, Toronto, Ontario và rải rác nhiều thành phố khác. Hơn nữa, nối tiếp truyền thống cao đẹp của linh mục Andre Lamothe đã khuất, cha Pierre Dufour giám quản Đền Thánh đã ưu ái và dành mọi sự dễ dãi cho bà con tị nạn Việt sử dụng khu vực Đền Thánh cho cuộc hội ngộ này.

Vì thế, từ đêm thứ Sáu 21/6/2013, hằng trăm người Việt từ Toronto, Ontario, Ottawa, Quebec, Connecticut (Mỹ), Boston (Mỹ) đã lái xe suốt đêm nhiều trăm cây số để tuốn về Đền Thánh Giu-se, nơi họ nao nức gặp lại các bạn bè đã một thời cộng khổ và gần 30 năm xa cách. Ngoài ra, có những tốp người khác đến từ Hoa-Kỳ như Los Angeles và San Francisco, Stockton (California), Florida, Dallas & Houston (Texas), Washington D.C., Boston (Massachusetts), Philadelphia, Seattle (Washington), Atlanta (Georgia), New York, Louisiana… Xa hơn nữa, có những người đến từ Pháp quốc, Thụy-sĩ, Thái-lan để tham dự cuộc hội ngộ này. Con số tham dự lên đến gần 300 người gồm các anh chị em tị nạn và con cái cũng như một số bạn bè của họ. Phần lớn họ đã trải qua những ngày tháng kinh hoàng của các trại tị nạn NW82, Nong Chan, Nong Samet, Aran, Red Hill, Dongrek, Site A, Site 2 và Ban Thad.

Có thể nói gạch nối quan trọng nhất của buổi hội ngộ này không ai khác hơn là cha Thomas Dunleavy, một linh mục hội thừa sai Maryknoll đã và còn đang tận tụy cống hiến cuộc đời cho biết bao người tị nạn, chẳng những từ Việt Nam, mà con bất kỳ từ nơi nào trên thế giới không phân biệt tôn giáo. Sau hơn 30 năm với người tị nạn, ngài vẫn đang phục vụ những người tị nạn khác tại Thái-lan trong tuổi bát tuần. Con người nhân ái vĩ đại này đã đem đến cho người tị nạn chẳng những các nhu yếu phẩm để vượt qua tháng ngày kham khổ mỏi mòn trong các trại tị nạn biên giới, mà còn nhen nhúm lên trong lòng họ một niềm tin và hy vọng nơi sự cứu vớt quan phòng của Thiên Chúa nhân từ. Bởi thế, anh em ban tổ chức đã muốn dùng cơ hội này để cùng với các anh chị em tị nạn đường bộ bày tỏ lòng tri ân ngài cũng như các vị ân nhân khác bằng việc quyên góp nhỏ bé hầu hỗ trợ ngài trong những công tác bác ái cứu trợ còn dang dở.

Ai đã từng trải qua cuộc đời tị nạn, mới thấy trân quý cuộc sống tự do giờ đây họ đang được hưởng trên xứ người, mà nếu không có những con người suốt đời xả thân sống cho người khác như các linh mục đã khuất (cha Pierre Ceyrac, S.J., cha Martin Jenco, O.S.M., cha André Lamothe, S.J., cha John Birmingham, S.J….) và những tấm lòng vàng vẫn đang sống và vẫn chưa mệt mỏi với lý tưởng phục vụ như cha Tom Dunleavy, cô Martine Bourquin (một người nữ y tá thuộc hội Hồng Thập Tự Quốc Tế cũng có mặt trong dịp này)… có lẽ họ đã không thể có ngày hôm nay.

Giấc mơ của ba người bạn tị nạn –Trịnh Huy Chương (Montreal), Vũ Hoàng Quân (Laval), và Nguyễn Phan Hưng (Seattle)– từng tạm dung trong trại tị nạn Dongrek với những cuộc tản cư kinh hoàng cuối cùng đã thành sự thật. Dưới làn mưa mỏng của bầu trời Montreal như dấu hiệu của ân phước cho ngày hội ngộ, những người bạn của 30 năm xa cách đã tây bắt mặt mừng với những cái ôm thắm thiết, hàng trăm trái tim đã đập cùng một nhịp thổn thức ôn lại những ngày tháng điêu linh nơi vùng biên giới, và cùng hòa lên một khúc hát tri ân Thiên Chúa cũng như các vị ân nhân đã giúp họ đến được bến bờ tự do để có được cuộc sống như hôm nay. Mười hai tiếng đồng hồ gặp gỡ trôi nhanh nhưng cũng đủ nói lên mối giao cảm diệu kỳ nếu không nói là vĩnh cửu của những người tị nạn với các ân nhân của họ. Những giọt nước mắt cảm động hòa lẫn với những nụ cười giòn dã đã kết thành một giai điệu tuyệt vời của đồng hương tị nạn Việt, những người dù thành công trên đất khách vẫn không quên nguồn gốc của mình.

Cho đến giờ phút này, ngày Hội Ngộ đã qua rồi, ai cũng đã về nhà nấy và trở lại với công việc thường nhật. Nhưng lòng tôi như vẫn còn vương vấn ở Montreal, với hình ảnh của biết bao người bạn thân mến của 30 năm về trước.

Đối với tôi, đây không chỉ là cuộc Hội Ngộ đặc biệt sau 30 năm xa cách, để gặp lại các bạn thân đã một thời cùng khổ, gặp lại các ân nhân đã tận tụy và vẫn còn miệt mài với những người cùng khốn. Cuộc Hội Ngộ đã đến thật nồng nhiệt, nhưng khi chia tay tôi mới cảm nhận được đây là dịp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Bừng tỉnh, vì tôi đã quá bận rộn với cuộc sống trên xứ người, vùi đầu trong công việc và những bổn phận, đến nỗi quên đi những gì mình đã trải qua. Có những thứ cần phải quên để có thể tiến tới và sống. Song có những thứ phải nhớ để thấy giá trị cuộc sống hiện tại. Những ngày tháng tị nạn bên nhau và những ân phước đã lãnh nhận trong quãng thời gian ấy là những thứ không được phép quên.

Cuộc Hội Ngộ cũng là một cơ hội chữa lành cho một số người mà các vết thương thời gian tị nạn quá đậm sâu khiến ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống nơi định cư. Chia sẻ được những đau đớn của mình cho những người bạn cùng cảnh ngộ, lòng họ như trút được bao dằn vặt chôn kín từ nhiều năm qua, để khởi đầu lại một cuộc sống mới có anh chị em thấu hiểu và nâng đỡ.

Tôi không có được cái hạnh phúc của những anh chị em mang theo con cái mình đến nơi Hội Ngộ. Thế hệ thứ hai cần phải biết và hiểu được cha mẹ chúng đã trả giá cho tự do thế nào, để ngày nay chúng được hưởng cái tự do mà không cần phải tranh đấu ấy. Các bạn ấy đang để lại cho con cái mình một di sản quý báu, một di sản được tạo nên bằng chính công cuộc vượt biên gian khổ, và những ngày tháng phấn đấu trong trại tị nạn để sống còn hầu chờ ngày định cư lúc ấy dường như rất xa vời.

Số tiền anh chị em tị nạn quyên góp được, từ những người có mặt đến những người vắng mặt, thật là nhỏ bé khiêm tốn, $19 ngàn đô-la không thấm vào đâu so với những gì đã đón nhận từ các tấm lòng vàng 30 năm trước. Tuy nhiên, phải có một khởi đầu như vậy, dù là khá muộn màng, và còn phải được nuôi dưỡng mãi, hầu đáp trả phần nào lòng bác ái vô biên của các ân nhân.

Montreal, các bạn bè thương mến, các ân nhân mà cuộc sống vẫn rất hào hùng... xin cảm ơn tất cả, vì đã để lại trong tôi một kỷ niệm tuyệt vời. Tôi lên máy bay về Cali như một chuyến định cư lần thứ hai, mang theo rất nhiều thương mến và cảm xúc, để khởi đầu lại một cuộc sống định cư thật ý nghĩa và có định hướng hơn lần thứ nhất, có các bạn bè tị nạn và các ân nhân mãi đồng hành, mơ ước nối vòng tay cho một tương lai mới…

Phạm Đình Đài
California, USA

June 25, 2013

Hội Ngộ: Đốt nến tưởng niệm các đồng bào đã bỏ mình trên đường tìm tự do, và tri ân các vị ân nhân đã qua đời

Đúng 12 giờ trưa ngày 22 tháng 6, bạn bè tị nạn đường bộ chính thức bắt đầu cuộc hội ngộ bằng cách đốt nến tưởng niệm các đồng bào đã bỏ mình trên đường tìm tự do, và tri ân các vị ân nhân đã qua đời .

Năm người tị nạn đường bộ,  anh Long đại diện trại NW82, anh Tâm đại diện trại Nong Chan, chị Vy đại diện trại Nong Samet, chị Hoàn đại diện trại Dongrek, và anh Quân đại diện trại Site 2, đã lần lược thắp năm ngọn nến tri ân và tưởng niệm.





June 23, 2013

Tổng Kết Quỹ Nhớ Nước Nhớ Nguồn

Hôm nay ngày sau hội ngộ, những người tị nạn đường bộ đã tổng kết số tiền quyên được từ 3 tháng qua và tại hội ngộ. Chúng ta đã giao cho cha Thomas Dunleavy tổng số tiền là 19,060 đô la, tiền Mỹ, Canada, và Úc, để ngài giúp đở phần nào trong những công việc từ thiện ngài vẫn đang làm tại Á Châu.

Cha Tom thay mặt những người khốn khổ gởi lời cảm ơn mọi người đã quan tâm đóng góp. Xin các bạn tiếp tục cầu nguyện cho ngài được mạnh khỏe để thực hiện công việc ngài đang làm

Chúng tôi cố gắng ghi lại tên trên phong bì thật chính xác như các bạn đã viết, không thêm bớt, nhưng có thể vẫn còn sai xót. Xin các bạn tha lỗi nếu tên không đúng. (có tên lập lại 2 lần, vì đóng góp bằng hai thứ tiền)

Thành thật cảm ơn tất cả các bạn.






TIỀN QUYÊN TRƯỚC HỘI NGỘ Amount
1. Anh Lâm Quãn Nhân (Chicago, Illinois): 200 (4/3) 200
2. Chị Vy OPD (Forth Worth, Texas): 500 (4/3) 500
3. Chị Hoàn (Norwalk, Califonia): 100 (4/9) 100
4. Anh Tùng (Palmdale, California): 100 (4/9) 100
5. Anh Trọng (Fallchurch, Virginia): 200 (4/9) 200
6. Một người ẩn danh từ Úc Châu dâng tặng (sealed envelop) (4/13) 300
7. Anh Tâm chị Tuyết ( San Diego, California): 100 (4/13)  100
8. Anh Đinh Quốc Tuấn (Melbourn, Australia): 500 (4/24) 500
9. Một người bạn (đường biển) BHĐ (Dallas, Texas): (4/24) 50
10. Anh Vũ Đức Nhuận (New South Wales, Australia): 500 (5/11) 500
11. Anh Mai Xuân Vinh ( Melbourn, Australia): 1,000 (5/13) 1,000
12. Anh Poi Hong Lo (Victoria, Australia):   (5/17) 200
13. Anh chị Lưu Hoàng Long& Nguyễn thị Lan (Seattle, Washington): (6/5) 200
14. Anh Đặng Đình Trọng (San Diego, California): 100 (6/6) 100
15. Anh Đặng Đình Tài (Santa Ana, California): 200 (6/6) 200
16. Anh Đặng Đình Thanh (San Diego, California): 100 (6/6) 100
17. Chị Đặng thị Kim-Uyên (Norwalk, California): 100 (6/6) 100
18. Anh chị Nguyễn Hữu Cường&Nguyễn Bích Chi (Dunn Loring, Virginia): 1,000 (6/7) 1,000
19. Anh Chị Trịnh Vũ Anh và Hoàng Thị Tuyết (Green Valley, NSW, Australia): 500 (6/11) 500
20. Một người tị nạn ẩn danh (Virginia, USA) : 300 (6/11) 300
21. Anh Phạm Đình Đài (Westminter, California): 1,000 (6/14) 1000
22. Anh Nguyễn Hưng (Seattle, Washington): 500 (6/14) 500
23. Anh Võ Đạt Đức (Anaheim, California): 300 (6/17) 300
24. Dương Thanh Hùng (Seattle, Washington) 50
25. Chị Lâm Phương (Victoria, Australia) 150
26. Chị Nguyễn T. Hưng (Maryland, USA) 100
27 Anh chị Nhung Thinh (Orange County, USA) 100
TIỀN QUYÊN TRONG PHONG THƯ
Kim Sơn 40
Martine 50
Trần Linh 100
 Trần Đức 20
Trần Thanh Long 500
Kim Sung Ly  40
Nguyễn Bảo Long 200
Trần Văn Úc 300
Lâm Hồng Tâm 200
Nguôn Đào 40
Trần Văn Lâu 100
UBH(?) 5
Trần Đức Nam 50
Ngô Dừơng 100
Lâm Thảo Linh Thắm  50
Phạm Văn Bình 200
Lien Chea 20
Huỳnh Minh Hội 200
Phúc VA 200
Lê thị Tuyết, Hân 100
Nguyễn Hoàng Công 500
Châu Tấn Minh 50
Soeur De St Croix 55
Gia Đình Trần Kiên Anh 500
LH 20
Pries aux pere Andre Lamoth &Louis Robert 40
Nguyễn Thu Vân 100
Đa Trần 100
Hùng Nguyễn 100
Trương Quan Vĩnh  100
Dominic Đạt Trần 200
Dominic Đạt Trần 100
Kẻn Trương 100
Bùi Văn Võ 50
Hiếu Lâm 500
Đỗ Minh Quân 200
Trương Minh Hiến & Hứa Cẩm Lệ 100
Nguyễn Văn Lắm 200
Nick & Thu Hương 1000
Phan thị Ngọc Rạng 50
Lê Văn Kiểm 100
Trần Bá Nguyên 200
Trần Việt Hùng 100
Ẩn Danh 50
Chu Văn Thái 40
Chu Văn Thái 10
Peter Nguyễn 40
Huỳnh Von 100
Kim Sắc Toàn 500
Lê Văn Đức 100
Lê Nghĩa Dũng 50
Trần Đức Bình 50
Thạch Văn Minh  200
Lê Thế Phụng & Đàm Quyên 500
Nguyễn Bá Hồng  200
Ngô Khan 120
Hùynh thị Bửu 50
Sok Huỳnh 100
Nguyễn Văn Uyên 100
Lưu Cummin 20
Vũ Hải Nam 500
Tài Phương & John Trần 400
Chị Mai Phương 300
Trần Đức Thanh 100
Prapapis Pitayapisut 100
19060

Hội Ngộ Ngày Thứ Hai....

Chủ Nhật Ngày 23 Tháng 6

Có thay đổi về thời gian từ 12
 giờ trưa thành:
1:00 giờ trưa: 

  • Bữa cơm gia đình với cha Tom, Martine và những khách mời...
  • Trao cho cha Tom số tiền quyên được
  • Địa điểm:  nhà hàng Chez Lien
    3865 Wellington St
    Montreal, H4G 1V1
     (514) 761-3555
RESTAURANT DOES NOT SELL ALCOHOL, BUT WE CAN BRING OUR OWN-BEER,WINE,LIQUOR...

Nhà hàng sẽ giành riêng cho VNLR chúng ta sinh hoạt, vui chơi....suốt ngày cho đến tối...anh em nào dậy trễ thì có thể đến sau trưa cũng được

Mỗi người 10 dollars trả tiền tại cửa .

June 16, 2013

Chương Trình Ngày Hội Ngộ - The Reunion Program-UPDATED ̀: LIVE Trực Tuyến từ Hội Ngộ...


Vì lý do kỹ thuật, tại thánh đường Giu-se không có Wi-Fi cho nên nhóm tổ chức vô cùng lấy làm rất tiếc không thể hòan thành mỹ mãn để bắt nhịp cầu thông tri giữa các bạn xa gần...
Xin thành thật cáo lỗi....

Theo như chương trình, ̣và để lưu lại những kỷ niệm và hình ảnh hội ngộ lần này sẽ được thu hình bởi STUDIO TDT.  Xin quý vị chớ bỏ qua dịp này nha...please smile when you see the camera crew...also for photo ops, preferably tenure is formal, especially for female if you have traditional gown, by all mean show it on that day.  There will be some media and press on that day, if you happened to be interviewed and felt not ease or uncomfortable to handle please refer them to us.  We have organized a Media relation team at the scene to help them.
Về quỹ Uống Nước Nhớ Nguồn, sẽ có bao thư với các chi tiết in sẵn cho quý vị có lòng hảo tâm đóng góp, xin ghi rõ tên họ, amount donation, email, phone... seal and place in the box , a team of volunteers will open, account for, record and a list of donor name with details will be posted on our blog.  You may donate by cash <only at the reunion>, Money order, or prefer US fund check please mark pay to the order of Father THOMAS DUNLEAVY...We thank you for your pledge of donation like many already helped since we launch the program. Thank you.

and 

XIN NHỚ MANG THEO HÌNH ẢNH, KỶ VẬT  THỜI TỊ NẠN ĐỂ KỂ LẠI, CHIA XẺ CÙNG  BẠN BÈ.

see you all very soon....



Chương Trình Ngày Hội Ngộ Trại Tỵ Nạn Đường Bộ-Montréal, Québec, Canada ,  22 tháng Sáu năm 2013
The  Program -The 30 years Reunion of VNLRs – Montreal, Canada 22 June 2013

(Chương Trình sẽ được cập nhật hóa, thay đổi khi có thêm chi tiết, thông tinAgenda is subject to change)




Thứ Bảy Ngày 22 Tháng 6
St-Joseph's Oratory
3800 Queen Mary Road
Montreal, QC, H3V 1H6


10h00:
Bắt đầu lập thủ tục “nhập trại”. Ký tường lưu niệm và Gặp gỡ bạn bè thân hữu (L’Auberge)- Registration starting, sign on “wall of memory” and meeting of friends

12h00:
· Chào mừng và giới thiệu thành phần quan khách và VNLRs khắp nơi về Hội Ngộ (L’Auberge).-  Reunion officially open. Welcome and Introduction.
· Đốt nến tưởng niệm và tri ân các đồng bào đã bỏ mình trên đường tìm tự do, và các vị ân nhân đã qua đời - Candle light in memory of past benefactors and refugees.
· Cha Pierre Dufour, đại diện đền thánh Giuse gởi lời chào mừng
       Father Pierre Dufour welcoming speech
· Một đại diện người tị nạn tuyên bố khai mạc và gởi lời cảm ơn
      Official announcement to open the re-union
· Trò chuyện hội ngộ; giới thiệu cá nhân, vùng - Introduction around the room
· Lạc quyên gây quỹ “Uống Nước Nhớ Nguồn” - Fundraising

14h00: Chụp hình lưu niệm - Photo ops

15h00: Rước nến và dâng lễ Tạ Ơn (Crypt church) - Thanksgiving Mass

16h00: Tự do tham quan Đền Thánh - Free time to visit the Oratory

17h00: Buổi hòa nhạc Pipe Organ  tại Cung Vương Thánh Đường (Basilica)- The pipe organ concert

17h30: Tiệc khỏan đãi tại phòng tiếp tân Salle Joseph-Olivier Pichette (trong  Basilica) -Trao quà lưu nim  - Banquet at Salle Joseph-Olivier Pichette

Bế mạc hội ngộ - Re-union concluded


Chủ Nhật Ngày 23 Tháng 6


Buổi sáng sẽ đi thăm mộ cha André Lamothe (chi tiết sẽ được thông báo tại hội ngộ)

12:00 giờ trưa: 

  • Bữa cơm gia đình với cha Tom, Martine và những khách mời...
  • Trao cho cha Tom số tiền quyên được
  • Địa điểm:  nhà hàng Chez Lien
    3865 Wellington St
    Montreal, H4G 1V1
     (514) 761-3555

Nhà hàng sẽ giành riêng cho VNLR chúng ta sinh hoạt, vui chơi....suốt ngày cho đến tối...anh em nào dậy trễ thì có thể đến sau trưa cũng được

mỗi người 20 dollars trả tiền tại cửa .


Những khu nhà cần biết cho cuộc hội ngộ tai St-Joseph's Oratory


Địa điểm hội ngộ 6/22 và nhà hàng 6/23:


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Themes