December 22, 2010

Chúc Mừng Giáng Sinh

December 18, 2010

Video cha Pierre Ceyrac tại biên giói năm 1985

Chân dung của cha dòng Tên Pierre Ceyrac, người lo lắng giúp đở cho dân tị nạn biên giới'. Đọan video này quay tại Ampil, đã đuợc INA.fr ( Institut national de l'audiovisuel) đăng tải năm 1985

"Portrait d'un père jesuite, PIERRE CEYRAC, religieux qui s'occupe des réfugiés Cambodgiens du camp d'AMPIL en Thaïlande.[différents plans] cu camp, interview du père "10.000 enfants un miracle qu'il n'y ait pas d'épidémie, des gens qui ne savent pas ce qui leur arrive, qui sont là à cause des rivalités des grandes puissances".Le père CEYRAC montre une mobylette chargée de bagages, prête à partir en cas d'attaque, distribue le courrier aux réfugiés."

(click to view)

http://www.ina.fr/economie-et-societe/vie-sociale/video/CAB8502611601/le-pere-ceyrac.fr.html

November 05, 2010

Khát Vọng Tự Do của Huyên Chương Quí

Tác giả Huyên Chương Quí, tên thật là Khải Huy, giải thưởng Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2009, vừa báo tin vui: đã hoàn tất việcï xuất bản tác phẩm đầu tay.Tập Truyện "Khát Vọng Tự Do". Sách hiện đã sẵn sàng gửi tới bạn đọc, và sẽ chính thức ra mắt trong tháng 10 sắp tới.
Là một sinh viên Saigon, sau tháng Tư 1975, tác giả từng bị chế độ cộng sản xua đi làm "nghĩa vụ quân sự" tại chiến trường Kam Pu Chia. Cuối năm 1980, Quí một mình vượt biên đường bộ, qua biên giới Thái Lan, hai lần vượt ngục khi bị quân của Khờ Me Đỏ và sau đó là Khờ Me Tự Do bắt giam, định cư tại Mỹ từ 1982. Hồi ký sau đây trích từ sách Khát Vọng Tự Do, kể lại những gian nan của người vượt biên đường bộ, từng chứng kiến thảm cảnh người vượt biên bị quân Khờ Me Đỏ cướp bóc, hãm hiếp, tàn sát.


***
Vượt Biên Giới
Nước Thái ở hướng Tây Campuchia. Khi mới vào rừng, tôi cứ nhắm hướng Tây đi tới, gần gần con đường mòn, để tránh bị lạc hướng. Lần lần, có nhiều cây rừng rậm rạp che khuất, hoặc nhiều vũng bùn lầy rộng chắn lối, tôi phải đi vòng đến những nơi thưa cây nên xa dần đường mòn, bị lạc luôn trong rừng.
Trời không trăng. Trong đêm tối, tôi phải vẹt cây gai, cây dại dầy đặc nên tốc độ đi rất chậm. Thời khắc trôi qua theo từng bước chân, tôi chẳng biết đi được bao xa rồi. Nếu muốn quay về cũng không biết đi theo hướng nào. Thôi, cứ bước tới. Tối nay tìm chỗ ngủ sớm, đợi ngày mai xem mặt trời, sẽ dễ định ra hướng Tây.
Rán đi tiếng nữa, bụng cồn cào. Tôi chợt nhớ từ xế chiều đến giờ chưa ăn gì. Nhịn đói thôi. Mai tìm trái cây rừng để ăn. Đến một vũng nước, tôi vốc nước uống đầy bụng rồi đi tiếp. Hai năm trước theo đơn vị hành quân, vài lần đóng quân trong rừng, nhưng có đồng đội chung quanh, nên không có gì sợ hay buồn. Bây giờ, một mình trơ trọi, chung quanh là màn đêm thăm thẳm, tôi thấy sợ sợ. Thêm cái cảm giác thật cô đơn, buồn bã khi nhìn lại mình như một bóng ma trơi trong rừng đêm. Thấm mệt rồi, nhịn đói ngủ thôi.
Tôi bứng nhiều bụi cỏ đem đến lót nơi một lùm cây rậm rạp. Tiết trời mùa đông ban đêm, lúc đi không thấy lạnh, nhưng khi nằm xuống cỏ, thấy lạnh kinh khủng. Chỉ mặc cái quần sọt và áo thun ngắn tay mỏng manh, nên cả người tôi run lên cầm cập. Tôi nằm co quắp người lại cố dỗ giấc ngủ. Cái lạnh, cái đói hành hạ, lại có nhiều tiếng ù u, ù u vang vang ở xa xa, và tiếng sột soạt của thú rừng đi ăn đêm, tôi không thể nhắm mắt.
Thao thức đến trời tờ mờ sáng, tôi ngủ luôn một giấc say sưa. Thức dậy, đã 12 giờ trưa. Nắng chang chang chói hai con mắt. Tội tìm vũng nước rửa mặt và vốc nước uống. Mặt trời ngay trên đỉnh đầu. Thế này, biết hướng nào là hướng Tây?
Giải quyết cái đói trước đã. Tôi đi vòng vòng tìm trái cây rừng. Tìm cả tiếng vẫn không thấy một loại cây nào có trái. Mặt trời đã hơi nghiêng về phía Tây. Nhịn đói đi vậy. Tôi phải luồn lách qua nhiều khu cỏ gai, tránh những đám cây rậm, vòng qua những đầm nước rộng, nên có lúc phải rẽ sang Nam, lúc quẹo qua Bắc, rồi mới tiếp tục đi theo hướng Tây. Mệt thì ngồi nghỉ chút, thấy đói thì uống nước vũng cầm hơi. Đi sáu tiếng rồi vẫn không thấy biên giới Thái đâu.
Mặt trời dần tắt nắng. Bóng tối dần phủ xuống cả khu rừng. Tôi lại phải dò dẫm đi từng bước. Gai cào sước khắp tay, chân, đau buốt. Bao tử, ruột, gan muốn nát vụn vì sự cào cấu của cơn đói. Hai ngày rồi không ăn gì. Lần đầu tiên tôi mới thấm thía cái đói thật sự như thế nào. Thèm cho vào bụng bất cứ cái gì, dù là vỏ cây, lá cây hay cỏ dại để có thể qua được cơn đói. Tôi còn đủ lý trí không làm như vậy vì sợ bị trúng độc, sẽ ngã bệnh. Bệnh nặng trong cảnh một thân, một mình nơi rừng sâu lạnh lẽo thế này đồng nghĩa với cái chết. Sẽ bỏ xác trong rừng sâu không ai biết đến. Chỉ còn biết uống nước vũng dằn bụng. Rán đi thêm hai tiếng nữa, tôi lại bứng cỏ lót chổ nằm trong lùm cây rậm.
Vừa chợp mắt ngủ được một chút thì mưa gió trùm phủ khu rừng. Tôi ngồi dậy, co rúm người vì lạnh. Nước mưa tạt xối xả lên người. Tôi chui vào một bụi cây rậm nhất, vẫn không tránh được nước mưa. Người tôi run lên từng hồi như bị mắc kinh phong. Mưa càng lúc càng to. Gió rít liên hồi, cây rừng nghiêng ngả. Đến sáng, mưa bớt dần, không dứt hẳn.
Suốt đêm không ngủ, phải chịu đựng mưa gió, tôi mệt quá, nhưng cũng cố gắng lên đường. Đi loanh quanh suốt buổi trong trời mưa rỉ rả. Lại xui, đôi dép bị đứt quai. Đành đi chân không. Rừng thẳm âm u trong cảnh trời tù mù không thấy mặt trời kéo dài năm ngày liền. Tôi không phân biệt được phương hướng, cứ đi lòng vòng mãi. Chỉ thấy rừng tiếp nối rừng. Đi chân không trong rừng là cả một cực hình. Hai chân chảy máu, bắt đầu sưng lên. Tôi đi cà nhắc từng bước một.
Nhịn ăn bảy ngày rồi. Bao tử đã tê liệt nên tôi không còn cảm giác biết đói nữa. Nước vũng kéo dài sinh mạng tôi. Thân xác rã rời, nhiều khi ngất xỉu, không biết bao lâu, tỉnh dậy lại loang choạng bước đi. Tôi không còn ý thức ngày và đêm nữa, có lúc cảm thấy tuyệt vọng lắm. Quý ơi ! Mày không thể chết lặng lẽ trong rừng sâu thế này. Phải sống, phải tiến tới để tìm được bến bờ tự do. Tôi quỳ xuống khấn nguyện Ơn Trên thiêng liêng phù hộ cho tôi vượt thoát khu rừng. Với ý chí sinh tồn mạnh mẽ, cùng với niềm tin có Ơn Trên cứu độ, tôi cứ cà nhắc từng bước đi tới.
Mưa đã dứt hẳn. Tôi có được một đêm ngủ thật say đến 2 giờ trưa hôm sau. Có sức lực, thêm trời nắng tốt và mặt trời chỉ hướng Tây, tôi lần ra được dấu vết xe bò hằn trên cỏ. Đi theo đường xe bò bốn tiếng, rừng thưa dần, và trước mặt tôi là một khu vườn chuối. Đã ra khỏi rừng.
Tính ra, tôi bị lạc trong rừng tám ngày, đêm. "Được sống rồi...Được sống rồi !" Tiếng reo to của tôi đem đến sự hiểm nguy. Hai tên lính Polpot không biết từ đâu lù lù hiện ra. Tôi bị chúng chỉa súng đưa đến một căn lều tranh lụp xụp trong vườn chuối. Lúc đó, có sáu người vượt biên khác cũng đang bị một toán lính Polpot dẫn tới. Chúng tôi bảy người, bốn đàn ông và ba phụ nữ trẻ đẹp bị chúng bắt cởi hết quần áo. Hai tên đứng chĩa súng, bốn tên lục các quần áo tìm vàng, bạc. Còn ba tên lần lượt khám xét từng người chúng tôi để lấy nữ trang, đồng hồ. Tôi chỉ có cái đồng hồ đeo tay bị chúng lột ngay. Ba người phụ nữ bị hai tên lính vừa khám xét lấy nữ trang vừa mò mẫm khắp chổ kín. Lục xét xong, chúng cho bốn đàn ông được mặc đồ lại và ngồi xuống một góc nhà, còn ba phụ nữ vẫn bị bắt đứng trần truồng như nhộng trước mắt mọi người.
Trời chạng vạng, bọn lính Polpot tụm lại ăn cơm. Họ không cho chúng tôi ăn uống gì. Cơm nước xong, ba tên cầm súng ra đứng canh trước cửa, sáu tên còn lại trong nhà kéo ba cô gái nằm xuống đất để thỏa mãn dục vọng. Các cô dẫy dụa, la hét, van xin. Nghe tiếng nói, tôi nhận ra hai cô người Việt, một cô người Tàu.
Mặc cho các cô kêu gào, khóc lóc thảm thiết, chúng vẫn tiếp tục hành vi cầm thú. Một anh trong nhóm ba đàn ông bị bắt chung bổng hét lên "Đ.M... Tao liều chết với tụi mày" rồi nhảy vào kéo bật hai tên lính Miên ra khỏi thân thể trần truồng của hai cô gái Việt. Một người đàn ông Việt khác cũng nhảy ào tới giúp sức cho anh. Có lẽ hai anh là người thân của hai cô gái. Cả ba, bốn tên lính Miên cùng nhào vào đấm, đá túi bụi hai anh. Sự uất ức biến thành sức mạnh, hai anh can đảm chống đỡ và đánh trả lại. Thấy cảnh hổn chiến kéo dài, một tên lính Miên cầm súng gác ở cửa chạy vào dùng báng súng nện liên tục lên đầu một anh. Máu trên đầu anh tuôn xối xả; anh ngã lăn kềnh ra mặt đất, nằm bất động. Tiếp theo là hai, ba tiếng súng nổ. Anh thứ hai bị trúng đạn cũng đổ nhào cả thân người xuống đất. Tên lính Miên còn điên cuồng dí họng súng gần mặt xác chết bắn thêm vài phát nữa. Bấy giờ, tôi đã ngồi thụp xuống ở xó lều. Thừa lúc lộn xộn đó, trong màn đêm bao phủ, tôi từ từ bò ra vườn chuối. Khi bò khá xa căn lều tranh, tôi đứng dậy đi cà nhắc theo đường xe bò. Nhiều tiếng súng nổ sau lưng. Với lòng cầu sống, dù chân bị sưng, tôi vẫn chạy thục mạng, nhanh như gió. Không biết bao lâu, đuối sức, tôi nằm ngã ra trên một bãi cỏ. Máu chảy dầm dề ở hai bàn chân, nhức nhối không tả xiết.
Trời tối đen. Chung quanh yên tĩnh. Giờ này cũng khuya. Tôi cố gắng vẹt cỏ tranh bò tới. Đường xe bò được tiếp nối bằng một con đường đất khá rộng. Tiếp tục bò theo con đường đất, khoảng tiếng sau, trước mắt tôi hiện ra một bờ hào cao, dài tít tắp, có bóng người lính cầm súng đứng trên một vọng gác. Tôi đoán đây là biên giới Thái. Lòng mừng rỡ như được thấy cha mẹ sống lại, tôi chậm chạp bò đến gần bờ hào. Nhờ trời tối, lính Thái không nhìn thấy, tôi vượt qua biên giới Thái dễ dàng. Con đường dẫn đến bến bờ tự do đang thênh thang phía trước. Tôi không ngờ... vẫn còn nhiều hiểm nguy đang chờ đón tôi !

Vướng Cảnh Lao Tù
Qua khỏi biên giới, trước mắt tôi là đường lộ nhựa. Quên hẳn cơn đau của hai bàn chân, tôi đứng dậy đi tới. Khoảng 30 phút sau, thấy có nhiều ánh đèn leo lét trong những ngôi nhà ở xa xa hai bên đường, tôi đoán là nhà dân nên quẹo vô một lối mòn, đi đến khu nhà bên trái. Tôi vào trúng một căn nhà bếp, có sẵn cơm, thức ăn trong vài cái nồi trên bếp. Đã nhịn đói suốt tám ngày, nên quên chuyện phải xin phép chủ nhà, tôi vội lấy dĩa, muỗng bới cơm, lấy thức ăn. Trong lúc vội vàng, tôi làm rớt cái nắp nồi gây nên tiếng động lớn trong đêm. Có tiếng người chạy đến. Tôi nhảy ngay xuống đường mương sau bếp. Vài phút sau, một họng súng M16 chỉa xuống đầu tôi. Thì ra đây là trại lính Thái. Tôi bị bắt, đưa vào một ngôi nhà rộng. Tôi nói bằng tiếng Anh là tôi đói bụng lắm, họ lấy cho tôi dĩa cơm với trứng chiên. Tôi ăn ngấu nghiến thoáng cái đã sạch dĩa. Vừa ăn xong, tôi bị một anh lính Thái chỉa súng lục vào đầu, tra khảo :
- Are you vi xi ? ( VC )
Hiểu họ đoán tôi là bộ đội Việt cộng, tôi vội trả lời :
- No vi xi. I am student from Saigon.
- Why you coming here?
- I'm looking for freedom. I just want to go to America
Anh lính Thái gằn giọng:
- I don t believe. You are vi xi.
Ngay sau câu nói là anh đấm vào mặt tôi, và hét lớn:
- You, vi xi., vi xi.
Tôi cũng hét lên :
- No ! I am not a vi xi.
Người lính Thái càng tức giận, đấm, đá tôi liên tục, còn lấy súng lục nện vào đầu tôi. Vừa khi thấy máu đầu chảy xuống lênh láng trên mặt, trên áo thì tôi ngất xỉu. Sáng tỉnh dậy, đã thấy một người lính Thái già đứng trước mặt. Ông nói tiếng Việt :
- Tôi là trung tá, tư lệnh ở đây. Sao em bị đánh như vầy?
Tôi mếu máo :
- Dạ. Họ nói em là Việt cộng nên đánh em. Em là sinh viên ở Sài Gòn đi tìm tự do.
Vừa nói, tôi vừa lấy ra bọc ni long có vài hình ảnh người thân và thẻ sinh viên đưa cho ông, nói tiếp:
- Ông xem giùm, em là sinh viên trường đại học Văn khoa. Em vượt biên qua đây để xin đi Mỹ.
Ông trung tá Thái xem qua giấy tờ, gật đầu :
- Được rồi. Em chờ đây, chút có xe đến chở em vào trại tị nạn. Hồi trước tôi có tham chiến tại miền Nam Việt Nam. Tôi có vợ Việt ở Gia Định. Em an tâm nhé.
Mừng quá, tôi yên trí ngồi chờ. Khoảng nửa tiếng sau, xe đến chở tôi đi, nhưng không chở đi trại tị nạn mà chở đến Ty công an A Ran. Công an Thái tịch thu hết giấy tờ, hình ảnh trong bọc ni long của tôi và tống tôi vào nhà tù.
Sau ba ngày giam giữ, họ chở tôi vào trại lính Khmer Tự do ở trên phần đất Campuchia sát biên giới Thái. Tôi cứ đinh ninh đây là thủ tục phải như vậy trước khi được cho vào trại tị nạn. Ngờ đâu, lính Khmer Tự do đem nhốt tôi vào một cái chuồng gỗ thấp lè tè, phải khom khom người khi xê dịch. Trong chuồng gỗ đã có hai thanh niên người Việt gốc Hoa. Một người có vẻ lớn tuổi hơn cho biết họ là anh em ruột, ở Chợ Lớn, bị bắt nhốt vào đây nửa tháng rồi.
Hàng ngày, chúng tôi bị lính Khmer Tự do bắt đi lao động, đào hầm, hố, đốn cây, chẻ củi. Họ cho chúng tôi ăn ngày hai bửa cơm trắng với muối. Mỗi cuối tuần được ăn một bửa cơm với cá hộp. Tôi lo lắng, không biết phải chịu đựng kiếp lao tù này đến lúc nào?!.
Một buổi trưa, sau khi đào xong cái mương, được cho ngồi nghỉ, tôi hỏi một anh lính Khmer Tự do biết tiếng Việt :
- Anh có biết chúng tôi chừng nào được cho vào trại tị nạn không ?
- Không biết nữa. Khi nào "ông lớn" thấy vui thì thả các anh.
Tôi than thở :
- Tôi bị nhốt ở đây gần tháng rồi. Biết chừng nào "ông lớn" vui đây? Anh có thể thả tôi đi không ?
- Đâu được. Anh muốn tôi bị nhốt như anh hở? Ông lớn nghiêm lắm.
Tôi hỏi dò :
- Hình như trại tị nạn ở gần đây phải không anh?
- Ừa. Có trại tị nạn NW9 cách đây hai cây số.
Tôi chỉ ra hướng con đường ở xa xa ngoài trại lính, hỏi :
- Thỉnh thoảng tôi thấy có xe Jeep cắm cờ thập tự đỏ chạy ngang. Họ là ai vậy?
- Là Hồng thập tự Quốc tế. Họ lo cho dân tị nạn trại NW9, và cũng thường cung cấp gạo cho trại lính chúng tôi để đổi lấy người tị nạn bị "ông lớn" bắt giữ.
- Vậy sao "ông lớn" các anh không trao đổi chúng tôi ?
- Thì vừa rồi tôi có nói, khi nào ông lớn" vui sẽ trao đổi các anh để lấy gạo.
Được anh nói chuyện cởi mở, tôi hỏi thêm :
- Các anh có phải lính của chế độ Lonnol không ?
- Phải, nhưng bây giờ là lực lương Khmer Tự do của tướng Sonsann.
- Tôi cũng có người anh rễ phục vụ trong chế độ Lonnol từ năm 1970. Anh rễ tôi tên Thạch Vọng, cấp bực sau cùng là thiếu tá.
Anh lính Miên ngạc nhiên :
- Hả? Thiếu tá Thạch Vọng hả? Phải ổng có vợ người Việt không? Bả tên Mùi, có hai con trai.
Tôi muốn hét lên, nhưng kịp ngăn lại, nói trong xúc động:
- Đúng rồi. Đúng rồi... Anh chị của tôi đó. Rồi tôi hỏi dồn dập :
- Anh quen với ảnh chỉ hở? Bây giờ ảnh chỉ ở đâu ? Có ở đây không ?
Người lính Miên lắc đầu:
- Chết hết rồi. Khi Polpot vào Nam Vang, đơn vị do ông Vọng chỉ huy rút vào rừng kháng chiến, đóng trại gần biên giới Thái. Được một thời gian, lính Polpot tấn công vào trại, tiêu diệt tất cả. Ông bà thiếu tá Vọng và hai con trai đều bị chúng giết.
ôi sững sờ trước cái tin buồn bất ngờ này. Niềm hy vọng có ngày anh chị em được trùng phùng đã tan thành mây khói! Tôi bật khóc nức nở.
Tối hôm đó, tôi không ngủ được. Hình ảnh chị Mùi, anh Vọng và hai cháu cứ chập chờn trong đầu tôi. Vậy là hết, anh Phùng, anh Thiện, em Hỷ đã mất vì đất nước, bây giờ thêm tin chị Mùi chết thảm cùng với gia đình, tôi thật sự không còn người thân ruột thịt nào nữa ở trên đời!
Biết được ngoài trại có xe Hồng thập tự thường chạy ngang qua, tôi lập kế hoạch trốn thoát. Sau hơn một tháng bị nhốt, lao động khổ sai, tôi không thể chờ đợi thêm cái ngày được "ông lớn" của trại Khmer Tự do này vui vẻ tha cho.
Một buổi chiều, sau giờ lao động gần con đường lớn ngoài trại, tôi giả vờ đau bụng và xin phép người lính Miên cho tôi đi giải quyết. Người lính Miên đứng chờ. Tôi chui vào một lùm cây rậm. Khi thấy người lính Miên châm thuốc hút và lơ đãng nhìn đi nơi khác, tôi vụt chạy ào ào một quãng xa rồi phóng ra khỏi hàng rào trại. Vài tiếng súng nổ ở phía sau, nhưng tôi đã chạy tới đường lớn cách trại khoảng trăm mét. May mắn thay, từ xa có xe Jeep cắm cờ Hồng thập tự chạy tới. Tôi đứng giữa đường, giơ hai tay lên. Xe ngừng lại trước mặt tôi. Hai người Mỹ xuống xe hỏi:
- Are you Vietnamese?
Tôi mau mắn trả lời:
- Yes! I am Vietnamese. I came from Saigon. I looking for freedom. Please help me.
- OK! We help you.
Tôi mừng rỡ như chết đi sống lại, nhảy lên xe Jeep. Nghe tôi khai bị đói, lạnh trong rừng suốt tám ngày đêm, Hồng thập tự chở tôi vào một bệnh viện dã chiến trong vùng Khmer Tự do, nằm dưỡng bệnh ba ngày. Tôi được cho uống thuốc, ăn cháo và các trái cây bổ dưỡng. Đươc sự che chở và chăm sóc của Hồng thập tự, tôi đã thật sự hồi sinh, nhìn thấy trước mắt một tương lai tươi sáng. Tôi thầm cảm tạ Trời cao thiêng liêng và Ông Bà, Cha Mẹ, Anh Chị Em linh hiển đã phù hộ cho tôi được chuyển nguy thành an.
Sau khi khỏe mạnh, tôi được Hồng thập tự chở vào trại tị nạn NW9. Bấy giờ là giữa tháng 1/1980. Tôi mừng rơi nước mắt. Cảm ơn Hồng thập tự Quốc tế. Cảm ơn những tấm lòng nhân ái của nhân viên Hồng thập tự và Cao ủy Liên hiệp quốc.

Trại Tị Nạn

Trại NW9 là trại tị nạn dành cho người vượt biên đường bộ. Trại nằm trên lãnh thổ Campuchia nhưng ở sát bờ hào biên giới Thái. Một cây cầu nhỏ bắc ngang từ bờ hào biên giới qua đến cổng trại. Hàng ngày, nhân viên Hồng thập tự từ bên đất Thái chỉ bước vài bước trên cầu nhỏ này là vào trại để làm việc. Ngày đầu được vào trại, lòng rộn ràng vui sướng, tôi hớn hở nhìn những người tị nạn khác đang tập trung ở gần văn phòng trại xem bảng niêm yết tin tức hay thư từ. Đồng bào Việt Nam tôi đây. Tôi có cảm giác thân thiết với tất cả mọi người, luôn miệng cười với người này, người nọ. Tôi được xếp cho một chổ ngủ trong một dãy lều dài thuộc khu dân sự. Vài hôm sau, được vài thanh niên cho biết, nếu là bộ đội Việt cộng tị nạn chính trị sẽ được cứu xét cho đi Mỹ nhanh hơn. Tôi lên văn phòng khai mình đã từng là bộ đội, được chuyển ngay qua một dãy lều trong khu bộ đội. Tất cả bộ đội nơi đây đều từ các đơn vị Việt cộng ở gần biên giới đào ngũ chạy qua Thái.
Dân tị nạn trong trại sinh hoạt rất vui vẻ. Dù việc ăn uống có hơi thiếu thốn, nhất là nước, mỗi người chỉ được bốn lít mỗi ngày để uống và tắm rửa, nhưng ai ai trong trại cũng được yên ổn sống qua ngày. Vài ba tối thì có nhiều người tụ tập liên hoan đưa tiễn người được xuất trại. Chỉ với nước trà và bánh, kẹo đơn sơ, họ mời nhau và đàn ca, nhảy nhót với nhau thật vô tư. Họ an tâm từ nay không còn phải sống với cộng sản nữa. Qua những buổi liên hoan đó, tôi quen thân với một người bạn tên Khúc duy Viễn, cũng là bộ đội tị nạn chính trị.
Tôi viết thư thăm anh chị Hải Vân và các bạn thân ở thương xá Rex như Phuợng, Đức, Minh... Một tháng sau, nhận được thư anh Vân và các bạn, tôi nhảy tưng tưng. Ở trại tị nạn, người ta rất khát khao thư từ người thân. Nhận được thư là người ta vui lắm. Vui nhất là những người có thân nhân ở các nước tự do gửi cho tiền. Nhờ đọc báo Văn nghệ tiền phong, tôi liên lạc được một hội thiện nguyện ở bang Kansas, xin hội làm hồ sơ bảo lãnh. Tháng rưởi sau, tôi nhận được giấy tờ bảo lãnh của bà hội trưởng Mai Liên. Nhờ có hồ sơ bảo lãnh này, sau bốn tháng ở trại NW9, tôi được chuyển đến trại Sikiu, cũng là trại tị nạn đường bộ nhưng ở sâu trong đất Thái.
Trại Sikiu được chia thành hai khu. Khu gia đình và phụ nữ ở chung. Khu khác dành cho thanh niên độc thân, có hai building giống như nhà tù, bị cách biệt với khu gia đình bằng một vòng rào kẻm gai cao lút đầu. Building 1 gồm nhiều thanh niên ở trại trên một năm vì không có thân nhân bảo lãnh, là building nhà giàu, có bàn đánh ping pong và ai cũng có máy hát nghe nhạc, tiền bạc tiêu xài rủng rỉnh. Đời sống họ sung túc trong hoàn cảnh tị nạn nhờ họ, ai cũng giả tên con gái đăng báo Văn nghệ tiền phong, mục tìm bạn bốn phương, dụ dỗ đàn ông độc thân ở Mỹ gửi tiền, quà cho họ. Tên cô "đực rựa" nào cũng đẹp: Hồng Ngọc, Thu Thảo v.v... Rồi họ gửi hình của thiếu nữ xinh đẹp nào đó mà họ có được, làm cánh đàn ông ở Mỹ chết mê, chết mệt. Thời đó, đàn ông độc thân bên Mỹ chịu cảnh khan hiếm đàn bà, khao khát tình cảm lắm, nên dốc túi gửi tiền và quà lia chia cho các cô bạn "đực rựa" này, hy vọng sẽ bảo lãnh được một cô vợ đẹp như tiên.
Building 2 là building nhà nghèo gồm những bộ đội tị nạn chính trị mới đến như tôi. Đa số là dân bộ đội có gốc rễ ở Sài Gòn hay miền Tây, trong hoàn cảnh tị nạn nghèo rớt mùng tơi vẫn còn tánh ăn chơi. Hàng đêm các chàng ta tụ tập thành từng nhóm ca hát, ôm nhau nhảy đầm, rồi kết bè, kết đảng quánh lộn, thường bị an ninh trại kéo ra ngoài building đánh cho một trận. Tôi cứ an phận sống qua ngày tháng. Ban ngày thì lặng lẽ đi vòng vòng trong khu độc thân, nhìn cảnh sinh hoạt mua bán nơi cổng trại, hoặc trò chuyện với Viễn. Mỗi tối, tôi thui thủi một mình trên cái chiếu trải trên sàn nhà ở một góc building. Đi tìm đời sống tự do, không phải là tự do kết bè đảng để đánh người hay bị người đánh !.
Hai tháng sau, tôi được phái đoàn Mỹ vào trại làm hồ sơ phỏng vấn, chụp hình. Thêm ba tháng rưởi nữa, tôi được chuyển đến trại Phanatnikhom. Được rời trại Sikiu, tôi mừng như người vừa ở tù ra.
Trại Phanatnikhom là trung tâm tị nạn lớn nhất ở Thái Lan, gồm người vượt biên từ các trại đường bộ và đường biển đã có hồ sơ bảo lãnh của thân nhân hay hội đoàn. Họ được chuyển đến đây để chờ được phái đoàn các nước thứ ba phỏng vấn chính thức, quyết định cho đi định cư hay không. Ở trung tâm này có đủ các sắc dân tị nạn: Việt, Miên, Lào. Vì quá đông nên trại không tổ chức phát cơm canh nấu sẵn cho người tị nạn, mà mỗi tuần phát thực phẩm cho từng tổ độc thân hay từng gia đình để tự nấu ăn. Tổ độc thân tôi có năm thanh niên. Cả tổ lãnh thực phẩm về rồi chia nhau ai muốn nấu ăn sao thì tùy. Sinh hoạt ở trung tâm vui nhộn như trong một thị trấn. Có chợ bán đủ loại hàng hóa và nhiều hàng quán bán thức ăn, thức uống như cơm dĩa, hủ tíu, cà phê, bánh mì, nước sinh tố... Dân tị nạn có thân nhân gửi tiền thì tha hồ vui chơi, tiêu xài ở chợ và các hàng quán này. Phượng, Đức ở thương xá Rex giới thiệu tôi với người bạn của hai cô ở bang California tên Nguyễn ngọc Lưu. Tôi được Lưu gửi cho 50 dollars. Nhờ vậy, thỉnh thoảng tôi cũng vào quán phong lưu chút đỉnh sau gần một năm gian truân khổ ải trong hành trình viễn xứ.
Giữa tháng 11 / 1980, tôi được phái đoàn INS Mỹ chính thức phỏng vấn và chấp thuận cho tôi đi Mỹ. Nhìn hai chữ OK của nhân viên INS phê vào hồ sơ, tôi mừng quá cỡ, cả người nhẹ hẫng như muốn bay lên trời.


HUYÊN CHƯƠNG QUÝ
(Trích sách "Khát Vọng Tự Do")

August 31, 2010

Thai border north of Aranyaprathet, January 1985

Thai border north of Aranyaprathet, January 1985 -- A wounded member of the KPNLF guerrilla forces is stretchered out to the nearest field hospital after an attack by the Vietnamese army.

August 30, 2010

Cảnh chạy giặc

Cảnh chạy giặc trên vùng biên giới, phía sau là những túp lều tạm bợ làm bằng những tấm nilong xanh.   
 Còn nhớ gì không?
(Anh Lê Văn Hưng gởi hình)

Market stalls in Nong Samet Refugee Camp

Market stalls in Nong Samet Refugee Camp, May 1984
(Anh Lê Văn Hưng gởi hình)


Nong Samet trên bản đồ


(Anh Lê Văn Hưng gởi hình)


Nong Samet Camp, section 2, May 1984

Nong Samet
Chumrum Thmei
(Anh Lê Văn Hưng gởi hình)


Typical refugee homes at Nong Samet

Typical refugee homes at Nong Samet, May 1984. 
(Anh Lê Văn Hưng gởi hình)

American Refugee Committee's Outpatient Dept. 1, Nong Samet

(Photo courtesy of Le Van Hung)

The American Refugee Committee's Outpatient Dept. 1, Nong Samet, May 1984
(Anh Lê Văn Hưng gởi hình)



bệnh viện Nong Samet

(Photo courtesy of Le Van Hung)

Gửi Blog của Hưng tấm hình của bệnh viện Nong Samet.   Thấy quen thuộc không?
(Anh Lê Văn Hưng gởi hình)

July 19, 2010

Père Pierre Ceyrac - "Il faut rêver des rêves"

Hình ảnh cha Pierre Ceyrac chụp năm 2008 tại Ấn Độ, nơi ngài đang an dưỡng những ngày cuối đời, sau những năm tháng miệt mài giúp đỡ người khốn khó khắp thế giới, trong đó có những người tị nạn chúng ta những năm 80 tại vùng biên giới Thái-Miên khốc liệt.
Xin cầu nguyện nhiều cho người cha ân nhân của những người tị nạn.


 

 


 

(Hình lấy từ Père Pierre Ceyrac Facebook)

June 27, 2010

mot nguoi ngay xua o trai nw 82 than chao Hung

Than goi anh Hung va xin phep toi duoc xung chi vi toi xem blog cua Hung va biet la Hung nho tuoi hon toi.  Toi ngay xua o trai tu Nong Chan cua Para sau do vao trai NW 82.  Da 27 nam song ben My ma ko ngay nao toi quen di duoc nhung ngay thang phap phong lo au lan hi vong tham kin luc o trai ti nan NW 82.  Nhung vi so cham mat voi mot qua khu dau thuong nen cach day mot tuan moi lan dau tien dam len mang de danh vao may chu trai ti nan 82.  The la tim ra blog cua Hung. 
Doc cac bai viet tren blog cua Hung lam toi khoc suot muot.  Bao nhieu dieu bay lau nay toi muon noi muon ke cho chinh minh nghe ma ko du kheo leo de sap xep tu tuong nay da co nhung nguoi khac viet ra, dien ta tung li tung ti tu cuoc hanh trinh di tim tu do bat dau di tu Saigon, Chau Doc cho den chang cuoi la vung bien gioi Thai va Kampuchea. Moi cuoc hanh trinh cua moi nguoi deu khac nhau mot ti nhung deu chat chua mot hi vong va mot muc dich giong nhau. Do chinh la dieu da mot cach tu nhien gan bo nhung nguoi ti nan di duong bo chung ta voi nhau, phai ko Hung, du la bay gio ai o chan troi goc bien nao va cuoc song cua ho ra sao. 
Toi xin chan thanh cam on Hung da tao ra cai blog ma o do nhung nguoi ti nan di duong bo nhu chung ta co the tim den nhau trong tu tuong va tinh cam mai mai ko phai nhoa. 
Than chuc blog cua Hung luon vung manh.  Toi tin la nhieu nguoi giong nhu toi doc blog cua Hung deu rat cam dong va khoc suot muot nhung ho ko co du can dam de ke lai cho nhung nguoi khac nghe tren blog nhung chuyen dau thuong da xay ra cho ban than minh trong nhung ngay thang ay luc ma doi song minh la tu nguc va nguoc dai, mong manh nhu chi manh treo chuong va nhieu luc minh da tu hoi long minh rang di tim tu do co bat buoc phai tra mot gia dat nhu the hay ko.   
Mot nguoi dau ten o Cali.
Than men.

June 13, 2010

Danh Sách Trại PhnomChat

Coi danh sách đó anh bồi hồi và xúc động khi nghĩ đến những vất vả cực khổ lúc đó , nhất là những người đã bị hành hạ và làm nhục bởi bọn Khmer Đỏ . Hôm gặp Ngọc ở VN cũng vậy , khi kể lại chuyện chứng kiến cảnh Nguyễn Văn Thịnh bị bắn chết bởi bọn Thái ban đêm , anh xúc động đến không cầm được nước mắt .

Trong danh sách đó anh biết những người đi phục quốc là Trần Trọng Luyến , Lâm Văn Sử , Huỳnh Văn Thông Thạch và Tạ Hoàng Thiện. Ba người sau là bộ đội . Tất cả đi từ trại Nong Samit . Có một người trốn đi từ Phnom Chat và mất tích là Vũ Văn Tài (Tài Cụt - cụt một tay trái nhưng vẫn xử dụng tay kia và một mình có thể tự đóng đinh vào tre !). Kiều Anh Tịnh thì bị đạn lạc chết tại Nông Samit . Anh còn nhớ là lúc chôn Tịnh , Cường viết tên tuổi bỏ vào một cái chai niêm kín để trong hòm . Ngoài những người trên , có một số đến trại nhưng sau đó được đưa qua Aran và không thấy trở lại .
Tôn

April 17, 2010

7 Early camp near Nong Samet, population went to Nong Samet.
Ang Sila Circa 1983. Evacuation site for Nong Chan prior its incorporation into Site II (1986). Received residents of Nong Chan temporarily during offensives of 1983.
Ampil Sub-camp of Site 2 and KPNLF military headquarters in Cambodia - Ban Sangae / Ban Sa Ngae.
Anlong Veng KR camp / stronghold, opposite Sisaket province, Thailand.
Aranyaprathet camp 15 Ban Thai Samart - opened Sept. 1976.
Ban Baranae Circa 1984. FUNCINPEC camp, see Site B.
Ban Mamuang September 1997 to March 1999, housed refugees from coup. (United Nations High Commissioner on Refugees (UNHCR), Vulnerable Groups Survey: Ban Mamuang and Khao Phlu Camps, Bangkok: UNHCR, 1998)
Ban Napho Lao border camp - MOI.
Ban Nam Yao Lao border camp - MOI.
Ban Sae Prai 1998 camp in Phu Sing District, Sisaket. Refugees from Anlong Veng. Closed March 24, 1999.
Ban Sangae / Ban Sa Ngae see Ampil
Ban Thad UNHCR refugee camp for Vietnamese, adjacent to Site II. Closed in 1990.
Banthai Samath Active in 1987 (opening and closing dates unknown).
Ban Vinai Lao border camp - MOI.
Borai UNBRO / KR displaced persons camp in Trat, Thailand opposite Pursat province in Cambodia.
Bung Beng / Klong Wah KR Camp evacuated in 1985 to Site 8.
Camp 85 KR camp inside Cambodia - see Phum Doeng.
Chakri This was not so much a refugee camp as a ‘khum’ (hamlet) of scattered settlements hugging the Thai border. With a population of at least 10,000 people, it was made up in part by the former residents of the military camp known as "Khao Din" or "Site 8 North".
Chanmeh Circa 1983. Evacuation site for Nong Chan prior its incorporation into Site II (1986). Received residents of Nong Chan temporarily during offensives of 1983.
Chiang Kham Lao border camp - MOI.
Chong Bok KR camp.
Chu Kaki A meeting point for the Red Cross to receive war wounded in Odar Meanchey. The area around Chu Kaki has thousands of residents, many of whom formerly lived in the camp known as An Kbal Leov.
Dang Rek Sub-camp of Site 2, established in mid-1983, incorporated into Site 2 in March 1985.
David Circa 1984. FUNCINPEC camp, see Site B.
Green Hill FUNCINPEC camp near to Site B but in Cambodia.
Huay Chan UNBRO / Khmer Rouge displaced persons camp. Situated near the border of Sisaket province in Thailand and Preah Vihear in Cambodia.
Huay Cherng FUNCINPEC camp - 1997
Kab Cherng Lao border camp - MOI.
Kamput Holding Center Processing center for immigration to U.S. - opened 1979, closed Dec. 1982. Originally a KR camp, converted to a processing centre, then closed.
Kap Choeng Camp in Surin opened in Aug. 1980, ICRC surgical hospital.
Khao Din KR Camp evacuated in 1985 to Site 8.
Khao-I-Dang MOI / UNHCR Khmer refugee camp. Opened Nov. 21, 1979.
Khao Phlu September 1997 to March 1999, housed refugees from coup. ARC provided medical care. 1998, approximately 12,000 Cambodian refugees.
Klong Wah / Bung Beng KR Camp evacuated in 1985 to Site 8.
Mak Mun Population went to Nong Samet camp.
Mairut Camp / processing center (1980 - 81). Originally a KR camp for 2 years it was converted into a processing centre and the people moved to Khao I dang. It was located in Trat province 2 km from Mairut village, 40 min. north of Klong Yai.
Nam Yuen see Nong Chan
Nam Yun KR camp.
Na Trao See O'Trao.
Nong Chan Sub-camp of Site 2, incorporated into Site 2 in 1986. A KPNLF camp inside Cambodia. Also known as Nam Yuen
Nong Pru KR Camp evacuated in 1985 to Site 8.
Nong Samet Sub-camp of Site 2 also known as Rithysen, established in 1979 near Khao I Dang. A KPNLF camp inside Cambodia / Red Hill.
NW 82 Camp for Vietnamese land refugees opened at Nong Samet Dec. 1981.
NW-9 Camp opened for Vietnamese who walked across Cambodia - April 1980 to July 1981. 4.5 miles from Nong Chan.
O'Bok Sub-camp in Site II.
O'Smach FUNCINPEC camp inside Cambodia, opposite Surin province, Thailand.
O’Sralau KR Camp evacuated in 1985 to Site 8.
O'Trao UNBRO / Khmer Rouge displaced persons camp. Situated near the border of Sisaket province in Thailand and Preah Vihear in Cambodia.
PARA 1987?
Phanat Nikhom Refugee processing center.
Phnom Malai KR stronghold in Cambodia, near Aranyaprathet.
Phum Doeng Known to the Thai as Nong Prue, this khum ( "hamlet") of scattered settlements is in northern Battambang Province due west of "Poipet Chas". It had a population of at least 1 0,000 people made up in part by the former residents of the KR military camp known as "Camp 85" or "Site 8 West".
Phum Tmey See Site 8.
Plerng Chheh Known to the Thai as Sop Tlee, this area may also be regarded as a ‘khum’ of scattered settlements in southern Battambang Province hugging the Thai border.
Red Hill Formerly Nong Samet.
Rithysen See Nong Samet.
Sakeo Holding Center Early Khmer refugee camp, opened October 1979. Near to Sakeo (now the provincial capital), off the road from Aranyaprathet to Sakeo.

Sakaeo II Opened July 1980, closed in 1984.
Site 1 Evacuation center in the vicinity of Site II.
Site II / Site 2 UNBRO / KPNLF displaced persons camp near Taphraya, Thailand.
Site 3 Circa 1983. Evacuation site for Nong Chan prior its incorporation into Site II (1986). Received residents of Nong Chan temporarily during offensives of 1983.
Site 6 Circa 1983. Evacuation site for Nong Chan prior its incorporation into Site II (1986). Received residents of Nong Chan temporarily during offensives of 1983.
Site 8 UNBRO / KR displaced persons camp south of Aranyaprathet, Thailand. Opened early 1985. Also known as Phum Tmey.
Site 8 North KR camp inside Cambodia, see Khao Din.
Site 8 West KR camp inside Cambodia - see Phum Doeng.
Site A ?
Site B UNBRO / FUNCINPEC displaced persons camp 80Km from Surin, Thailand. Also known as Green Hill. Established June 1985.
Site E See Sok Sann.
Site K UNBRO / KR displaced persons camp in Trat, Thailand opposite Pursat province in Cambodia.
Sok San UNBRO / KPNLF displaced persons camp in Trat, Thailand opposite Pursat province in Cambodia. Also known as Site E.
Tap Prik KR Camp evacuated in 1985 to Site 8.
Tatum A FUNCINPEC camp of a least 20,000 people situated in Siem Riep province approximately two hours walk from Site B camp. It was the home for ANS combatant personnel and their families.
Ta Luan KR camp.




March 17, 2010

Đòan Kết Trong Tình Thương

Gởi các bạn trại tị nạn những họat động  kêu gọi cứu trợ cho đồng bào tị nạn Dongrek những năm 1986, 1987
Lê Văn Hưng gởi



March 10, 2010

The Border War- Newsweek 1985

Gởi các bạn bài viết về một biến cố vùng biên giới chúng ta đã chứng kiến . 
Các bạn có thấy tấm hình dân tị nạn trên bờ tá lúp? 
dân Việt tị nạn ngày ấy cũng đang chung một số phận đâu đó dọc bờ tà lúp này
Lê Văn Hưng gởi



March 08, 2010

Dongrek! Dongrek!

Gởi bạn bè một bài viết về Dongrek năm 1986 do Nguyễn Thành Quang, một trong những người may mắn thóat khỏi trại tị nạn biên giới sớm hơn bạn bè, bà con khác...
 Lê Văn Hưng gởi


March 05, 2010

Papa Louis -1998

Gia đình Hưng đến thăm Papa Louis trong những năm cuối đời tại nhà dưỡng lão bên đảo Belfair (Ông mất năm 2002)

Papa Louis - 1990

Papa Louis và vợ (Gwen) tại đám cưới của Lê Văn Hưng ở Seattle 

 

 

February 23, 2010

Giới Thiệu Sách của Bác Sĩ Papa Louis

Có lẻ các bạn còn nhớ bác sĩ Papa Louis, người đã từng ra vô trại tị nạn chăm sóc sức khỏe cho dân tị nạn biên giới. Papa Louis vừa cho xuất bản cuốn sách "We Shared The Peeled Orange", có bán trên Amazon.

 


 


 


January 22, 2010

Ban Do Trai Ti Nan

Day la ban do nhung trai ti nan bien gioi ngay xua (luom lat tren mang)

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Themes