April 19, 2015

Hồi Ký Tị Nạn của anh Thạch Đức

Đã sắp đến ngày 30 tháng 4 đen , đúng 40 năm cộng sản xâm chiếm miền nam VN,nay là 2015 .Tình cờ được đọc những trang hồi ký vượt biên đường bô http://landrefugee.blogspot.ca .có một số bài nóí khá đầy đủ về trại NW 82 mà từ ngày thành lập trại tôi đã ở và sống ở đó cho đến ngày cuối cùng trại phá bỏ tháng 02 năm 1983; khi mọi người dược đưa hết vào trong đất Thái. Hồi nhớ lại chặng đường đã qua ;Tôi chỉ xin viết ra đây bổ túc thêm đôi điều còn thiếu sót mà các tập hồi ký cuả chị Minh Kha, anh Trần v Phước ,anh Lê Bá B đã kể hết rồi khá đầy đủ , đều là có thật .Xin post thêm dưới đây
Hình ngày  lên xe bus lên Bangkok đi Canada :
Mary-Lợi-Thái Tài-Anh em Nguyễn Đức,tôi-
Anh em Thường Tô ,2 em nhỏ
Pananikhom 
11/5/1983
vài tấm hình mà tôi và một vài bạn lúc được vào ở trại Panatnikhom ,chờ ngày đi định cư .Có 1 tấm tiển đưa chụp trứơc xe bus để đi ra phi trường Bangkok ngày 11-05-1983. Tôi hy vọng góp được thêm một số sinh hoạt về trại NW.82 đầy đủ hơn,làm chứng cứ tài liệu tham khảo về người vượt biên đường bộ

Phỏng theo thơ Tú Xương:
Ào ạt người đi tớ cũng đi
Xe đò ,xe lữa cũng Fu-zi (Refugee)
Ra đi vợ dúi vài chỉ lẽ
Quyết chí phen này đến Chun -ri (chonburi ,tĩnh biên giới Thái)
Không vàng chẳng bạc chân cũng đi
Gian nan nguy khốn có ra gì
Tự do một cỏi ngoài rộng mở
Chí cả trai hung há sợ chi
Đường ra biên giới lánh cộng phì
Lẫn lộn đoàn buôn lủi theo đi
Trăm dặm đường mòn xương phơi trắng
Quanh rừng mìn bãi xác tử thi

hình chụp cùng Thành và các bạn khác (quên tên)
cuả trại NW82  lúc qua Panatnikhom
Tôi từ Sàigòn vượt biên ra đi ngày 15 tháng 11 năm 1981 là trước 2 ngày bầu cử quốc hội VNCS. Sáng sớm ra xa cảng miền tây qua ngã Tân Châu Châu Đốc vào Phompenh suốt gần 2 tuần bằng rất nhiều phương tiện di chuyển :ghe thuyền ,xe đò ,xe lữa,xe lôi tuk tuk,xe bò ,xe ôm,xe thồ … đủ cả ;và ngày cuối băng rừng lội bộ cả một ngày từ sáng sớm cho đến tối đến khu vực Polpot kiểm soát ;qua ngày hôm sau nửa lội tiếp ngược về vùng bọn Para, vô cùng gian nan khổ sở .Vừa trốn tránh lại luôn nơm nớp bị bắt lại. Khởi đầu đừờng đi qua gần trăm trạm kiểm soát cuả chính quyền Campuchia,bộ đội CSVN,qua bọn kháng chiến Para, đến vùng lính Polpot kiểm soát;Vì kh ông vào được đất Thái nên trở ngược về khu Para kháng chiến cuối cùng đến được binh viện Nongsamet xát biên giói Thái an toàn vào một buổi trưa ngày 24-11-1981 . Khi đến nơi tôi được bà dẩn đường đưa vào chợ trời dân tỵ nạn Campuchia Nong Samet .vô tiệm chụp hình nguyên complet với bộ đồ vượt biên để đời ;để gởi về cho vợ tôi mà nhận thêm vàng.Rất tiếc chưa tìm được tấm hình quý gía này cuả tôi đã lạc mất,hầu post lên cho thấy với bộ đồ rất ấn tượng,rất thực đúng với cách ăn mặc cuả người bản xứ đi buôn đường rừng qua Thái lúc đó;mà dân tỵ nạn đường bộ nào cũng buộc phải mặc cải trang ..Là cái quần đen củ kỷ , áo carô tay dài nhớp nhúa,có cái túi nhỏ phiá trên ngực mà mổi lần qua trạm xét tôi giả vờ luôn cúi đầu móc tiền đưa mãi lộ cho lính gát để không bị để ý,thấy mặt tra hỏi …và đăc biệt là chiếc khăn kàma rằn đen đỏ quấn ngang đầu mà tôi đã đính ngay giữa trán sừng Phật nạm vàng đã được vị sư cả chuà khmer Sài gòn làm phép và sợi giây Càtha đeo quanh cổ đi đường bình an(Vô cùng linh thiêng tôi còn giữ luôn mãi bên người).

Bà dẫn đường đưa tôi đến bịnh viên và nói có người Việt tỵ nạn ở đó,nơi ngoài bià rừng cách không xa,đến gần hơn biên giới Thái do Hồng thập tự quốc tế-ICRC chăm sóc.Ban ngày họ đến làm việc, sau chiều tối trở vô trong đất Thái. Tôi thấy có người Tây trong bịnh viện nên chạy đại vào xin giúp đở. Và tôi được bà b/s Hội ICRC này đưa vào tạm trú với nhóm khoảng trên 200 người VN tỵ nạn đã ở trước đó;trong một dãy chòi lá dài phiá sau kè vách ngo ài nhà bịnh viện.Sau khi khai báo tên tuổi, tình trạng là người đi vượt biên tỵ nạn .Tôi may mắn nhờ vậy đã không bị hành hạ nhiều; vì sau đó bị đưa đi trình diện ban an ninh cuả bọn lính Para kháng chiến Mi ên .Sau một ngày cầm giữ họ lục soát ,tra vấn tình hình trên đường đi ,về bộ đội CSVN…rồi thả về chổ tạm ở bịnh viện. Không biết từ bao lâu ,người tỵ nạn VN sống ở đây.Họ trông chờ nghe ngóng ,hoặc nếu như có thể đi tiếp lọt vào trong đất Thái ;hay mong có được quốc tế biết tới.Tháng ngày tâm trạng mọi người chỉ ngóng chờ, lo lắng và bọn lính Para cũng thường xuyên đe doạ tính mạng .Sống qua ngày người tỵ nạn nhờ vào sự giúp đở cuả Hồng thập tự quốc tế rất hạn chế . thiếu thốn mọi điều và tự lo liệu .Trải chiếu hoặc nylon nằm ngũ dưới đất sống lây lấc quanh quẩn trong phạm vi bịnh viện. Anh Tố nguyên là bác sỉ thú y,dáng dấp thư sinh hiền lành nói giọng Huế ,miền trung là đại diện nhóm người tỵ nạn VN ở đây và Sơn Hương phụ trách liên lạc với bọn Para lảnh chuá.

Không bao lâu chỉ khoảng 1 tháng ở đây thì trại NW 82 được dựng lên. Tôi và tất cả bà con được đưa vào trại đầu tiên ng ày 26-12-1982.Trại không xa chỉ cách bịnh viện Nong Samet qua một hàng rào tre vài trăm mét, trên vùng đất đỏ bụi bậm núi rừng biên giới khô nóng cháy da thịt.

Chiều chợt về trên dấu chân vùng xa lạ
Mảnh trời buồn xa vắng giữa rừng cây
Điêu linh,vất vưởng lạc loài biên giới Thái
Đất bụi đỏ khô cằn, đỏ mắt nhớ người yêu

Từ đây đến vòng đai giao thông hào biên giới Thái cũng chỉ non 1 km . có trại tỵ nạn lớn Khao I Dang trong đất Thái chỉ đi vô thêm nửa vài cây số.Chúng tôi rất ao ước được vào trại này ,vì tới được đó mới chính thức được công nhận là tỵ nạn ,mới được quốc tế gọi phỏng vấn và cho đi định cư. Còn ở đây không ai biết đến người tỵ nạn VN cả. Sau này ngay cả vào trại NW82 cũng thế ,
Trại NW 82 được xây cất bằng tre rào tứ phiá ,với hai lớp r ào c ách kho ản 1 thước.Từ cổng trại đi vào có cổng lính Thái gát ngày đêm ,và những ụ gát chung quanh. Bên tay phải là nhà trại bằng lá của ban chỉ huy do một tên đại úy chỉ huy trại cùng với một tên phó hung thần tên Chon, được đặt tên là thằng cọp, cùng một tiểu đội lính task force Thái hung dữ .Kế bên là nhà bếp chung và kho lương thực .Bên tay trái là nhà lá ban đại diên và anh Tố tiếp tục là đại diện cho bà con tỵ nạn VN. Ban đại diện thành lập nhiều ban,tiểu ban để tự điều hành mọi việc an ninh trật tự ,giáo dục ,y tế….đủ cả.
Khởi đầu trại tập trung số dân cuả bịnh viện Nong Samet và Nong Chan đưa về rồi sau đó lẻ tẻ từ nhưng nơi khác.Từ vài trăm người với 15- 16 cái lều đến đỉnh điểm cuối cùng lên đến 1800 người với tất cả là 30 cái lều nhà binh thật lớn.trong mỗi cái lều là gần cả trăm người và 1 căn nhà tranh lớn bằng cở bịnh viện với giường ngũ 2 tầng chật chội…cả hơn 500 người ! Đầu tiên chúng tôi nằm đất ,sau thành lập thêm ban xây dựng lấy tre Hồng thập tự cho ,chẻ đôi rồi kết đóng thành xạp dài làm giường ngũ dài từ đầu lều đến cuối lều.Lều chia làm hai dãy qua một lối đi ở giữa lều rộng khoảng 1m.Xin nói thêm trên mỗi bên xạp giường, người nằm sát bên nhau( rộng khoảng 80m)như cá mòi chứa trên hàng trăm mạng trên đó.Có biết bao chuyện hỷ nộ ái ố trên những xạp giường chung này.Chuyện của một gia đình ,hay một cá nhân làm ảnh hưởng lây chung cả đám…phải khóc cười .như vợ chồng cài vả, đánh lộn .tiếng kot kẹt lăn lộn dù khéo nhẹ cũng làm người khác hết ngũ!...Phải nói là bất cứ mọi sinh hoạt ,gì gì cũng đều làm ,xảy ra ở trên cái giường xạp tre này ,đó là nơi ăn ,ngũ vvv…&vvv…

Sinh hoạt trong trại vô cùng khó khăn thiếu thốn ,mất vệ sinh cùng cực càng về sau này khi số lượng người quá tải thì càng chật chội,khốn khó hơn .Trại có một dãy nhà vệ sinh chòi lợp nylon và tôn nhựa khoảng 6, 7 cái,dựng trên những cái hố đào sâu với dòi bọ lúc nhúc,vô cùng hôi hám.Nắng biên giới vùng nhiệt đới nung bốc hơi khiếp đãm. Di vào cầu tiêu là cả một cực hình chẳng đả.giống như vào tắm hơi mùi phân xí nực nồng bám dính vào da thịt đến muốn tởm lợm buồn nôn mà lại không có nước để tắm.!Phải chịu khó phơi trần đi ngoài gió một lúc ,lấy khăn lau mồ hôi cho sạch rồi mới dám lại gần người khác

*.- Tiêu chuẩn căn bản cho 1 đầu người được cung cấp :
- 8 lít nước 1 ngày -Phụ nữ thì rất là khốn khổ … chừa nước để uống & đánh răng sáng thôi ,còn lại bao nhiêu vừa tắm vừa giăt quần áo luôn một lúc (Mặc cả quần áo vào lúc tắm giặt luôn !Thực ra suốt ngày đa số chỉ mặc có cái quần xì lỏn nên không có gì phải giặt;Chỉ có phụ nữ là rất khốn khổ ở điểm này).
- Thêm 1 phần nước cho những ai có làm việc trong các ban ngành phục vụ trong trại; May là tôi có trong ban gi áo dục trại,daỵ tiếng Anh cho các em nh ỏ nên cũng có đủ nươc đê dùng
Và thực phẩm tiêu chuẩn 1 tuần phát 1 lần gồm:
- Cá xấy khô nhỏ bằng đốt tay 5 hay 6 con hay 1 lon cá hộp nhỏ
- Cá mặn gọị là pla-thu (ướp muối mặn chát) nhỏ xíu 5 hay 6 con .
- Dầu ăn vài muổng canh hoặc muối 1 hay 2 muổng.
- 1 lon sửa bò đậu xanh hay đậu hoà lan (làm được nhiều việc lắm)
Chỉ có vậy thôi cho 1 tuần

Đồ ăn thì tự túc nấu ,còn cơm thì được nhà bếp nấu phát chung tập thể . Độc thân một mình như tôi thi nấu nướng rất phiền ,lại nửa chẳng có nồi niêu xong chảo để nấu ,nên thường gom tất cả đồ lảnh được xin đưa cho những người có gia đình nấu ăn ké qua bửa ,hoặc đem cá khô qua nhà bếp xin nướng đở.

Cũng xin phiếm bàn chút về đậu xanh và đậu Hoà Lan .Đậu xanh làm được giá ,rồi làm chua,nấu canh …tạo ra chất rau xanh dinh dưỡng vì trại không cấp rau tươi. Đậu Hòa Lan đem rang làm trà để uống,làm bánh cho dịp đám cưới dã chiến –Càng khổ ,khốn cùng con người càng tìm đến nhau yêu thương nhau hoặc thời gian chờ đợi quá lâu để an ủi ,bớt phần đơn côi họ quyết định cưới nhau -Thật tuyệt vời chỉ 1 lon đậu xanh,1 lon đậu petti bois hoà Lan, họ đã trở thành vợ thành chồng ở cái nơi khốn khổ đìu hiu này-Tính ra cũng có đến 4 -5 cặp cưới nhau trong trại trong giai đoạn cuối cùng trại đóng cửa .Cũng có trường hợp cưới vì muốn ghép form laị để được định cư cùng với nhau .
Từ ngày đầu bà con VN tỵ nạn vào trại NW 82 ban chỉ huy Thái và bọn lính canh gát rất tàn bạo và khắc khe – ra nội quy vô cùng nghiêm khắc

- Giới nghiêm sau 8 giờ :mọi sinh hoạt đều bị cấm chỉ ,rụt rịch nói chuyện là ăn đòn ngay…thằng cọp đi rà khắp từng lều mọi đêm Và hằng đêm sai goị tìm gái : uy hiếp hoặc o ép gọi lên ban chỉ huy .-Sáng ra kiếm cớ vệ sinh lều ,dơ bẩn ,xả rác để kêu hết cả lều ra đánh thị uy cả già lẫn trẻ đều bị đánh.mỗi người 2 roi.co khi đến 2 hoặc 3 lều bi đánh ,tổng công gần 2 ,3 trăm người !

-Như là một trại giam tập trung .Tên đại úy Thái ra nghiêm cấm liên lạc thư từ, cấm tiếp cận trao đổi mua bán với bên ngoài .-không được lảng vảng đến gần hàng rào. Bọn lính Thái bắt gặp ai lại gần hàng rào là đá, đánh đập thẳng tay .Dân tỵ nạn bị kềm chế ,ngược đải, thiếu thốn trong mọi điều kiện sinh hoạt .Nghèo khổ ai cũng như nhau ,và dù có tiền cũng không thể mua gì được.

-Thỉnh thoảng cọp bày ra làm kiểm tra lều để tìm tiền và vàng bạc,cùng lúc bắt mọi người ra đứng ngoài sân để lục xét. Hắn để ý nhiều vào những lều gia đình có đông người và đàn bà con gái. Tất cả những lều hầu như đều bi hành hạ tập thể như nhau.Lều tôi ở là lều 2, ít bị nó để mắt vì đa số là quân nhân VNCH, độc thân làm việc trong nhiều ban nghành của trại Nhưng dù vậy cũng không tránh được bị phạt khi vi phạm,bị bắt quả tang Thach Cang s/q cảnh sát quốc gia làm trật tự viên trại, phạt ăn 2 bịch kẹo luôn cả vỏ.Sơn Hương,t/úy phó ban đại diên bị phạt ăn sống con lươn vì đem thức ăn từ ngoài vào.Anh Hồng phải uồng và nhai bả thuốc lá vì mua thuốcbên ngoài.và tôi bị đeo tấm bảng với hàng chử gởi thư ra ngoài,phải quỳ gối trước sân văn phòng ban đại diện suốt một buổi dưới nắng!(Tối hôm trước có phái đoàn phục quốc vào ,tôi nhờ chuyển lá thơ cho thằng em vợ đi kháng chiến đợt trước đó; có kẻ chỉ điễm với Thái nên sáng hôm sau tôi bị kêu lên phạt quỳ đeo bảng!).

Nói về thằng cọp thì ai cũng khiếp đãm vì hắn vô cùng hung ác và là nổi sợ hải cuả toàn trại nhất là phụ nử, bị nó đêm đêm lục lạo kiếm tìm để được thoả mản .Hắn sáng chế nhiều hình thức phạt dã man như kể trên ,thêm nửa như băt chước Mr.T ,bắt phạt cắt tóc đem đi riểu quanh trại để làm trò cười chơi (ai cũng kinh dị vì lúc đó đâu ai biết mái tóc Mr.T ) Hoặc bắt lội nước dưới hố toàn phân
Tôi viết những lời này nói lên thảm trạng cuả người tỵ nạn Trại NW 82 :

Cuộc đời tỵ nạn thảm thê
Blathu*,cá xấy chán chê ngẹn ngào,
Suốt ngày thơ thẩn ra vào
Nằm ngồi không ổn nắng cào cháy da
Lều tăng(tent) tre xạp xắp ba
Phơi trần da thịt tựa bầy đười ươi
Ngoài sân Cọp Thái chơi người
Trẻ già ,trai gái hai roi thẳng đòn.
Nhìn xa ngàn dăm nước non
Thảm thương than phận sống nương xứ người
chú thich: (*) tên cá muối ương mặn

Bọn Lính Thái giam cầm ngăn chận dân tỵ nạn VN, cũng như không muốn cho quốc tế biết để can thiệp. Ý định cuả Thái thành lập trại là đem dân tỵ nạn kháp nơi về giam giữ ,chận không cho đi lọt vào đất Thái. Vì vậy trại NW82 được canh giữ vô cùng gắt gao,khắc nghiệt như một trại giam . Không cho liên lạc thư từ ,mua bán, trao đổi tiếp xúc với người bên ngoài :
khủng bố tinh thần qua những hành động và lối đối xử cuả bọn lính Thái với dân tỵ nạn vượt biên đường bộ qua Thái là làm nhục chí ,gây kinh hoàng để người vượt biên sợ mà đừng nhắn tin về cho thân nhân tiếp tục vượt biên qua Thái .

Môt số người không chịu nổi sự giam cầm,nóng lòng chạy vào đất Thái , đã trốn trại và nghe đồn có người bị lính Thái bắn chết.Có một số chán nản,không hy vọng hoăc nhiều lý do; khi phái đoàn phục quốc đến tuyển,đã theo trở về -ít nhất có 3 đợt ra đi như vậy qua đại diện các mặt trận phục quốc khác nhau như M.t Hoàng cơ Minh,Chí nguyện đoàn Võ Đại Tôn…đến trại tuyển đi. . Nếu như không vì chiến tranh leo thang do bộ đội CSVN đánh tới, tình hình quá nguy hiểm vì pháo kích ,cái chết cận kề.Trại Nong Chan kế bên đã bị đánh san bằng , thì chắc là phải sống mỏi mòn không nước nào biết tới .Lúc đó cũng may quốc tế biết đươc và can thiêp,cấp tốc giải quyết ,Họ dựng lều dã chiến ngay sát biên giới. Phái đoàn các nước đến làm việc phỏng vấn tại chổ ;làm hồ sơ nhận cho đi định cư .Chỉ sau vài ngày,nhi ều nươc tiếp nhận , từng đợt được đưa vào trại chuyển tiếp Panat nikhom Transit center trong đất Thái. Được biết vì có một gia đình có vài ba đứa con lai Mỹ cũng vừa mới nhập trại nên Mỹ đến bốc trước nhất. Kỳ đó có rất nhiều nước đến nhận định cư người cuả trại NW.82 .Mỹ là nước đến phỏng vấn nhận cho đi đầu tiên và nhiều nhất .Sau đó lần lượt là Canada, Úc, Ý …có đến mười mấy nước.Chúng tôi qua trại Panatnikhom không lâu độ 2 hoăc 3 tháng tất cả sau đó được giải quyết cho đi.Tôi đến Montreal.Canada ngày 12 tháng 5 1983

Một số chi tiết nhỏ xin ghi thêm,số người tỵ nạn trong trại như hồi ký anh Phước nói là người VN chỉ có khoảng 300 ,người Chàm 200 và còn lại là người Miên. Điều đó không đúng mà phải nói đó là người Việt gốc Miên ( Khmer Krom),Sắc dân thiểu số miền Tây và Việt Nam khoảng trên 600 người lúc cuối cùng.

Gần lúc sắp đóng trại khi quốc tế biết can thiệp và báo chí có đề cập về tình cảnh người tỵ nạn VN cuả trại NW 82.Bon lính Thái mới có chút phần để yên là không hành hạ nhiều như lúc đầu,dễ chịu môt chút .Sau này có cho nhận gởi thơ từ nhưng rất giới hạn mổi tháng chỉ 1 lần ,được lảnh quà thân nhân gởi cho thông qua ICRC,nhưng bi kiểm soát;Money order bị bắt đổi rẻ ra tiền Batt. Lập thêm nhà bếp nấu tự túc ngoài trời,mua bán trao đổi lén lút (làm lơ phần nào) Ban chỉ huy Thái tổ chức các sự kiện thể thao văn nghệ mừng ngày lể sinh nh ât vua Thái và mời các đại diện quốc tế tham dự.Tiệc tùng,khiêu vũ lễ giáng sinh cho nh ân vi ên các hôi thiện nguyện,cơ quan quốc tế.Trong không khí ấy và cũng có lẻ lúc khổ quá cũng muốn có chút quà bồi dưỡng 1 ký đường và vài thứ khác không còn nhớ .Tôi đã ghi danh tham gia thi đấu võ thuật đêm lễ mừng sinh nhật vua Thái .Sự kiện đêm đó 3 người VN tỵ nạn Tôi,Sơn và một người nửa không nhớ tên tham gia thi đấu đều đánh thắng cả 3 người lính Thái khoẻ mạnh.Trên tinh thần võ sĩ đạo biễu diễn thi đấu thể thao giúp vui ,chúng tôi đã bị truy lùng tìm đánh đêm hôm sau bởi cái đám lính thiếu tinh thần thể thao.Cũng may chúng không tìm thấy được tôi và các bạn khác .Nhờ ban đại diện báo cáo lên chỉ huy Thái nên tốp lính bị đổi đi .May là thời kỳ đó đã dễ nếu như thời kỳ đầu có lẽ chúng tôi khó còn mạng .Vấn đề là một số người phần nào cũng thích thú ,được an uỉ tinh thần .Số khác lại sợ là lính Thái sẽ làm khó dễ , họ trách móc chúng tôi là gây chuyện, sau này cuộc sống cuả họ sẻ bị khó khăn hơn !

Sống trong giam hảm nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu nhớ về gia đình còn lại ở quê nhà.,kiên trì giữ vững tinh thần dù có nhiều đồn đải bị đưa trả về ,bị bỏ mặc và chết chóc vì chiến tranh đang lan đến..
.
Lời nhắn cho em
Nhớ về quê củ xa ngàn
Đọc thư em gởi đôi hàng lệ tuôn
Mưa rơi từng giọt u buồn
Tiếng con văng vẳng gợi đau nổi lòng
Niềm thương nổi nhớ buồn trông
Em ơi ! ngăn cách tủi hờn đôi ta
Nẻo đường ngàn dặm cách xa
Nhớ nhung da diết xót xa chất chồng
Biết em ngày đợi đêm trông
Ôi! Lòng anh cũng ngày mong tháng chờ
Xin em hảy vững đợi chờ
Anh về dệt lại vần thơ thuở nào.

Panatnikhom 1983

Panatnikhom 1983

hình chụp cùng Thành và các bạn khác (quên tên) 
cuả trại NW82  lúc qua Panatnikhom

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Themes