Photo courtesy of Trịnh Huy Chương
Hàng ngày vào mỗi buổi sáng thứ hai đến thứ sáu, Ban Đại Diện của Trại sẽ cập nhật hóa những con số thống kê mới nhất ở bảng đen treo trong văn phòng của BĐD trại. Những con số này thoạt nhìn qua thấy rất đơn giản và thậm chí vô nghĩa....
Nhưng đối với các nhân viên của Hồng Thập Tự Quốc Tế <ICRC-International Committee of the Red Cross> , Tổ chức Cứu Trợ Biên Giới thuộc Liên Hợp Quốc <UNBRO-United Nations Boder Relief Operation> và Lực Lượng Đặc Nhiệm 80 của chính phủ Hoàng Gia Thái <TF80> , tức là những cơ quan chính chăm sóc Trại Tị nạn Đường Bộ Việt Nam <VNLR>, những con số này mang rất nhiều ý nghĩa quan trọng.
Those figures from the Daily Population Stats and Resettlement overall status seemed simple but actually very vital to the ICRC, UNBRO, and TF80. |
Trước hết Cao Ủy phủ tị nạn liên hiệp quốc <UNHCR> luôn theo dõi mực độ dân số tăng hay giảm , nguyên nhân của sự chênh lệch và so sánh theo thời gian... ví dụ cùng thời gian năm nay so với năm ngóai có 1200 người tị nạn mới nhập trại , có rất nhiều yếu tố dẫn tới nguyên nhân sự tăng vọt của làn sóng tị nạn mới này...vì chính quyền CSVN thay đổi những chính sách quá hà khắc , kinh tế VN không tạo ra đủ công ăn việc làm cho người dân, những đợt đàn áp mới....thông thường xã hội và kinh tế đi song song hay còn gọi là an sinh...nếu 1 trong 2 bất an thì sẽ có những biến động ảnh hưởng cho quốc gia kể cả an ninh... Do đó việc cả triệu người Việt bỏ nước ra đi phải chăng là những bảng cáo trạng hùng hồn chứng minh rằng nhà nước CSVN có những chánh sách đàn áp dã man với dân chúng VN nhất là Đồng bào miền Nam VN sau ngày 30 tháng tư 1975....Những thủ đoạn lừa gạt, lừa bịp và cướp trắn trợn như lùa dân thành phố vào những vùng gọi là "khu Kinh tế mới" trong khi nhà cửa của dân chúng thì chính quyền thản nhiên "thu hồi" hoặc "trưng dụng", những lẩn đổi tiền với gia hạn tối đa cho mỗi gia đình đã cố tình cướp trắng tay của dân chúng....Vì vậy mỗi khi có đợt nhập trại mới...UN, ICRC, TF ...đã xin phỏng vấn nhỡng người mới đến để khai thác thêm nhiều chi tiết có liên quan trong nước cũng như trên đường vượt biên. ICRC còn ghi lại những nhóm, đợt ...chia theo thời gian, điểm xuất phát nguyên thủy, ngã qua biên giới, v.v và v.v. Cũng tương tự như ̣Đồng bào vựơt biển...UNHCR thu thập các tin tức đó như là số ghe, số tàu, đi từ đâu, bao nhiêu người...Mục đích chính ghi lại những con số này để theo dõi số người ra đi, đến được bao nhiêu hay có nhiểu người ra đi nhưng không bao giờ đến được bờ Tự Do ...Những con số này không thống kê được, nhất là những Bộ nhân Đường bộ...bởi có rất nhiểu người đi nhưng không chia ra thành nhóm lớn, và có nhiều ngã đường để sang Thái Lan. Do đó có nhiều thân nhân có người ra đi những không có tin tức gì cả...nếu đi đường biển thì UNHCR có dựa vào ngày tháng ra đi <Departure Date>, Điểm xuất phát ban đầu <Original departure place>...trong nhóm đi gồm có những ai <group...accompany...>, số tàu hay số ghe <Boat number>...từ đó người ta có thể kết luận nhóm , hay tàu này đã bị mất tích hay không bao giờ đến bờ Tự do...Trong khi đó ICRC Tracing Services , cũng hoạt động 1 cách tương tự, nhưng phức tạp hơn nhiều, do thiếu chi tiết, lẻ tẻ, ít trung thực...nguồn tin duy nhất là dựa vào lời khai của những người sống còn may mắn...nhưng địa lý lãnh thổ của các nước Cambodia, Lào...thì lớn..có mấy ai mà biết những nười khác ngoài chính mình... Tóm lại có thể nói có hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên đường về đất hứa... Những Đồng bào này đã đổi "mạng chết" của mình để lấy sự vĩnh hằng...nơi mà chung quy ai cũng sẽ quay về ...Tuy chúng ta không biết họ là ai...tên tuổi...Họ là những người tị nạn Vô Danh...do ̣đó khắp năm châu bốn bể và trong những trại tị nạn, người Việt tị nạn may mắn sống sót đã dựng lên những tượng đài ghi nhớ Đồng bào đã bỏ mình vì khát vọng tự do.
Trở lại những bảng thống kê, bây giờ chúng ta có thể nói , những con số này ít nhiều cũng hữu ích..ngoài ra dựa vào đó mà các tổ chức Quốt tế mới có kế họach cứu trợ rõ ràng..từ thực phẩm, y tế, nhà ở, nước xài hàng ngày..bảo vệ , an ninh <TF80>...và sau cùng là vấn đề nan giải Định cư.
Một trại tị nạn dù nhỏ vài chục người như thời của Phnom Chat, Nong Chan, Nong Sa Met...hay lớn như Dongrek hay Site 2 có lúc lên đến tận cùng bằng 3 số không...thậm chí cả trăm ngàn như Panat Nikhom, Bula Bidong, Palawan.. trong những năm "Dầu sôi lửa bỏng" 1975-1980, việc tổ chức và chăm sóc của một trại không khác gì 1 xã hội...hay một quốc gia bé nhỏ...nhưng có 1 ̣điều rất cá biệt vì chúng tôi đều chia sẽ một quan điểm vì TỰ DO.
Một trại tị nạn dù nhỏ vài chục người như thời của Phnom Chat, Nong Chan, Nong Sa Met...hay lớn như Dongrek hay Site 2 có lúc lên đến tận cùng bằng 3 số không...thậm chí cả trăm ngàn như Panat Nikhom, Bula Bidong, Palawan.. trong những năm "Dầu sôi lửa bỏng" 1975-1980, việc tổ chức và chăm sóc của một trại không khác gì 1 xã hội...hay một quốc gia bé nhỏ...nhưng có 1 ̣điều rất cá biệt vì chúng tôi đều chia sẽ một quan điểm vì TỰ DO.
2 comments:
Pháp Đức không lấy người tị nạn đường bộ hả? Cả ngàn ngươi đi mà không có ai đi 2 nước này??
Trả lời thắc mắc của Tuấn về số người được nhận định cư ở Đức và Pháp.
Bảng thống kê này chỉ nêu tổng số ngừơi đi định cư trong năm 1987 mà thôi. Thực ra Đức và Pháp nhận người tị nạn rất khiêm tốn..và đa số những người đi Đức và Pháp là vì họ có thân nhân ở 2 nước này. Sau khi trại được phỏng vấn kể từ tháng 9,1984 đến 1987 đã có ít nhất vài chục người được Đức và Pháp nhận. Bảng thống kê mà chúng ta thấy trong post này không bao gồm số người đó nghĩa là những con số này chỉ trong năm 1987 mà thôi.
Post a Comment