May 17, 2013

Trước Thềm Hội Ngộ: Những vị Ân nhân của Trại Tị Nạn Đường Bộ chưa bao giờ được nhắc đến..Cha Pierre Blanchard


Ân nhân trại tị nạn đường bộ Việt Nam

Cha Pierre Blanchard 

~ + ~




Cha Pierre Blanchard và bé Long tựa như Chúa Giê-su đang ẵm một chú tiểu..Bức tranh có tựa đề "without border"


















































Tiếp theo trong loạt bài viết về những vị ân nhân của trại tị nạn đường bộ Việt Nam, hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu với các anh chị em vị linh mục người Québec này.

Hầu hết người việt tị nạn đường bộ tại Montréal, không ai xa lạ hình ảnh cha Pierre Blanchard cả. Cha sống chung với người tị nạn,giản dị và khiêm tốn, cha rất thích ăn phở và bún bò Huế cuối tuần và ăn rất sành điệu... Nhưng mấy ai trong chúng ta hiểu rõ những gì cha đã giúp đỡ và cống hiến cho người việt tị nạn mình...

Chúng tôi đã gặp và trò chuyện với cha Blanchard hôm 6 tháng 5 vừa qua tại nhà xứ giáo họ Nôtre-Dame Des Neiges. Cha Blanchard bắt đầu kể chuyện từ năm 1979 khi đó ngài còn là một giáo sư tại trường Trung học Sophie Barat ở Montréal. Lúc đó làn sóng người tị nạn Đông Dương đang lên đỉnh cao, ngay cả chính phủ Canada đã bắt đầu đón nhận nhiều người tị nạn trong khuôn khổ chương trình nhân đạo. Trong số những người tị nạn Việt Nam đặt chân đến Québec theo chương trình nhân đạo này, có một số khá đông các em vị thành niên không thân nhân đi cùng (non-accompanied minors). Chính phủ Canada đã vận động kêu gọi sự đóng góp của dân chúng,hội đoàn , cá nhân và các gia đình mở rộng cửa để đón nhận nuôi các em tị nạn này. Đáp ứng lời kêu gọi, cha Blanchard đã ghi danh và được trao nhận chăm sóc hai em Việt Nam (Hòa 16 tuổi và Tuấn 17 tuổi). Cái duyên của cha Blanchard với người Việt bắt đầu từ ngày ấy. Cha chăm nuôi các em và cho các em đi học. một năm sau, cha nhận lo thêm cho một em nữa, giúp em ăn học và nay đã thành tài.

Xứ đạo St. Issac Jogues, cái nôi của người tị nạn đường bộ Việt Nam tại Montreal

Năm 1981, cha Blanchard quyết định đi thăm các trại tị nạn Việt Nam tại Đông Nam Á để hiểu rõ hơn về cuộc sống và tình trạng của những người Tị nạn. Trong chuyến đi này, sau khi ghé trại Hồng Kông và Phi Luật Tân, cha Blanchard đã đến Thái Lan và được sự hỗ trợ của các cha dòng Tên(Jesuit) tại Bangkok. Cha Blanchard đã gặp gỡ và cùng làm việc với cha Pierre Ceyrac.

Ngài kể cho chúng tôi nghe về chuyến đi thăm trại tị nạn lịch sử của mình với cha Pierre Ceyrac. Vì không có giấy phép vào trại Khao I Dang, cha Pierre đã giấu cha Blanchard dưới mấy tấm bạt che trên chiếc xe cũ kỹ mà ngài thường sử dụng. Và cha Blanchard đã qua được đồn kiểm soát của lính Thái(hú hồn). Sau đó cha ghé thăm trại Phanat Nikom.

Cha Blanchard nói chuyến đi thăm trại tị nạn đã tác động mạnh đến ngài, khi chứng kiến tận mắt những con người tị nạn kém may mắn và những sự khốn khổ của họ. Trở về Québec, cha Blanchard đã gặp cha Gosselin, một linh mục dòng Franciscan và hai người tự hỏi: Mình phải làm gì cho những người tị nạn này...

Hai vị linh mục nghèo, ngày đêm suy nghĩ không biết làm cách nào để giúp đỡ người tị nạn Việt Nam. Hai người tìm hiểu thông tin với sở Di Trú Canada và biết được chính phủ ra chương trình cho phép các cá nhân hay đoàn thể đứng ra bảo lãnh cho những người tị nạn, nhận nuôi dưỡng họ trong vòng một năm khi đặt chân đến định cư tại đây.
Cha Blanchard nói chuyến đi thăm trại tị nạn đã tác động mạnh đến ngài, khi chứng kiến tận mắt những con người tị nạn kém may mắn và những sự khốn khổ của họ


Hai vị quyết định hành động. Họ viết thư đến khắp các nhà dòng, nhà thờ, hội đoàn và cá nhân để xin giúp đỡ tài chánh. Nhận được sự đáp ứng mạnh mẽ và ủng hộ tinh thần, hai vị bắt đầu chương trình bảo trợ người tị nan Việt Nam. Kể từ năm 1982, cha Blanchard mỗi năm một lần đi một vòng các trại tị nạn để trưc tiếp gặp gỡ và lập danh sách những người tị nạn để bảo lãnh đi định cư tại Quebec. Hai cha ưu tiên bảo lãnh cho những anh em độc thân, những người ở trại lâu năm và không có thân nhân ở một quốc gia thứ ba. Sở dĩ các cha dành ưu tiên cho các trường hợp độc thân vì theo luật di trú của Canada, sponsor phải bảo đảm an sinh cho người tị nạn ít nhất trong vòng 1 năm, để chứng minh khả năng của mình, sponsor phải có bảo chứng tài chánh trong trương mục ngân hàng. Chính vì lẽ đó mà các anh em tị nạn, một khi đặt chân đến định cư tại Québec, thường ở chung với nhau trong các căn hộ thuê <share phòng> và được sự bảo trợ của hai cha. Nhiều anh chị em còn nhớ những phòng appartement trên đường Lajeunesse , Montréal...hay còn gọi là “Hotel Lajeunesse” là vậy. Chỉ sau vài tháng hội nhập và làm quen với đời sống mới, các anh chị em tị nạn nhanh chóng kiếm việc làm, và tập sống tự lập vì ý thức được rằng không nên dựa vào sự giúp đỡ của các cha. Cũng nhờ vậy mà các cha không phải chi tiêu nhiều cho mỗi anh em tị nạn, và có thể dùng số tiền dư đó bảo lãnh thêm nhiều người tị nạn khác. Cho nên con số người tị nạn được bảo trợ qua các cha là đáng kể.

Năm 1885, Cha Blanchard và cha Gosselin bắt đầu bảo lãnh các anh em trại tị nạn đường bộ Dongrek-site 2. Một năm sau, hai cha nhận được sự trợ giúp tài chánh của cha Thomas Dunleavy qua nhà dòng của cha tại New York. Chương trình bảo lãnh được mở rộng hơn.

Trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến năm 1991, Cha Blanchard đích thân vào Trại Site 2 và phỏng vấn trực tiếp để làm sponsor .Hai cha Blanchard và Gosselin đã bảo lãnh tổng cộng được 2000 người tị nạn Việt Nam. Đúng vậy, con số hai ngàn người thật ngoài sức tưởng tượng. Thử nghĩ xem, chỉ cần hai cha thêm vào sơ Leblanc của dòng Thánh Giá, có thể bảo lãnh nguyên cả trại Dongrek đi định cư.
Cha Pierre Blanchard nay trở thành Monsignor của Giáo phận Notre-Dame des Neiges


Khi chúng tôi nghe con số người tị nạn được bảo lãnh, chính chúng tôi cũng ngỡ ngàng. Muốn cúi đầu xin nói hai chữ Cám Ơn. Hai chữ Cám Ơn sao quá nhỏ bé so với những công ơn lớn lao của những người ân nhân đầy lòng bác ái này.

Trong số những người được bảo lãnh, có khả nhiều các em vị thanh niên. Vì không thể để các em ở những các họ thuê, các cha đã nhận về nuôi. Rieng cha Blanchard, lúc này là cha xử một hồ dao, đã nhận nuôi hơn 20 em trong nhà xứ của mình..........

Cha Blanchard tâm sự, khoảng thời gian mười năm làm việc và gần gũi với những người tị nạn Việt Nam đã giúp cha trở nên một linh mục và một con người tốt hơn. Nhờ đó, cha mở rộng cái nhìn của mình ra với thế giới hơn, hướng tới những chân trời mới.

Cũng vì vậy mà khi chương trình bảo lãnh chấm dứt năm 1991 và các trại tị nạn Đông Nam Á lần lượt đóng cửa, cha Blanchard vẫn không ngừng chăm lo cho những người Việt Nam thiếu mày mắn. Cha Blanchard lập ra chương trình bảo trợ cho các trẻ em nghèo tại Việt Nam, giúp các em có cơ hội đến trường học hành. Cha cộng tác với các nữ tu dòng Bác Ái tại Saigon. Rất nhiều trẻ em bụi đời hoặc các em nghèo bán hàng rong trên hè phố đã được giúp phương tiện đến trường. Nhiều em đã học thành tài, bác sĩ, kiến trúc sư, giáo viên...

Tính từ năm 1991 đến nay, cha Blanchard cho biết chương trình đã giúp đỡ được cho hơn một ngàn trẻ em nghèo tại Saigòn và các vùng phụ cận. Tưởng cũng nhắc lại Cha Jean Houlmann cũng từng gặp gỡ cha Blanchard ở Site 2 và tại Sàigon...phải chăng những nơi đó là những điểm tụ của các tâm hồn lớn .?

Những con người bác ái. Những tấm lòng vàng. Những ân nhân của người Việt Nam chúng ta. Những tấm gương sáng cho chúng ta và con em chúng ta noi theo.
Chúng tôi hỏi cha muốn nhắn nhủ điều gì trong ngày Hội Ngộ này. Cha trả lời : những gì mình nhận được, hãy biết chia sẻ và trao tặng cho người khác. Mang đến cho họ sự Tự Do và Niềm Vui. 
Cha tiếp lời : tất cả các bạn Việt Nam mà tôi đã gặp đều là những người anh chị em của tôi trong một Đại Gia Đình.


Cầu chúc cha Pierre Blanchard luôn mạnh khỏe để tiếp tục sứ mạng linh mục của mình.
(par Joseph Quan et Peter Chuong)
~ + ~

Kỳ sau: Cha Roger Gosselin.

1 comments:

ttnbg said...

we can not say it enough to express our gratitude. We refugees forever felt indebted to your help...Merci Father, merci.

Great work, powerful story...Quan and CHuong. Thank you

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Themes